Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Phình đại tràng ở trẻ sơ sinh là một bệnh do bẩm sinh rất gả gặp ở trẻ. Bệnh gây cho trẻ chứng táo bón mãn tính và là nguyên nhân thường xuyên, hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ rất nguy hiểm. Việc điều trị cần thiết phải sử dụng tới phương pháp phẫu thuật điều trị và điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì thế, phụ huynh cần chú ý tìm hiểu các kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phát hiện sớm bệnh ở trẻ và có cách đối phó phù hợp.

Bệnh phình đại tràng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phình đại tràng được xác định là do sự khiếm khuyết của các tế bào thần kinh trên một đoạn ruột (vô hạch), có thể ngắn hoặc dài làm cho đoạn ruột đó không thể co giãn hoặc nhu động như bình thường gây cản trở quá trình tiêu hóa và tích tụ thức ăn ở đại tràng. Do vậy, đây được gọi là một căn bệnh do bẩm sinh, xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết

Phình đại tràng được hiểu đơn giản là đại tràng bị phình to ra do thức ăn tích tụ nhiều. Bệnh rất dễ được nhận biết thông qua các biểu hiện đặc trưng như sau:
– Đối với trẻ sơ sinh thường bị trướng bụng, trẻ sau khi sinh 24 giờ mà vẫn chưa đi phân su mà phải cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ như dùng ống thông vào hậu môn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của các chứng bệnh khác hoặc do trẻ bị dị dạnh hậu môn không đi đại tiện được (dù ít xảy ra).
– Trẻ thường bị nôn do trướng bụng
– Táo bón: hiện tượng này kéo dài và thường xảy ra đối với những trẻ lớn. Có khi táo bón kèm theo với hiện tượng bị tiêu chảy, phân có mùi nồng nặc và thường có màu đen do phân ứ đọng lâu ngày.
– Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân và phát triển về thể chất.

Phát hiện và điều trị

Dựa vào các biểu hiện trên, phụ huynh cần lưu ý để phát hiện kịp thời. Nếu thấy các biểu hiện khác thường trong số các biểu hiện nêu trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám cụ thể. Trường hợp sau khi khám, chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng, các bác sĩ sẽ xác định trẻ có chắc bị bệnh phình đại tràng hay không và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, phương pháp duy nhất được áp dụng để điều trị bệnh phình đại tràng hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực – đại tràng vô hạch, sau đó nối đầu đại tràng lành với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình trạng chung của trẻ…
Trong và sau quá trình điều trị bệnh, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận với một chế độ ăn uống hợp lý và tạo thói quen sinh hoạt hợp lý bao gồm ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, uống nhiều nước. Cùng với đó, trẻ cần được đôn thức và tạo cho thói quen đi đại tiện đúng giờ để tránh tình trạng bị táo bón và tích tụ phân trong đại tràng.
Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Bình luận

  1. Vô hình Trả lời

    Thưa bác sĩ !
    Tôi có 1 đứa cháu (con chị gái) hiện nay mới hơn 2 tháng tuổi. Cháu k đi được vệ sinh và khi đưa đi viện bị chuẩn đoán là phình đại tràng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi. Cháu mới 2 tháng có phẫu thuật được không? Và tiền phẫu thuật có cao không ạ?
    Cảm ơn bác sĩ đã đọc câu hỏi

  2. Ngọc bích Trả lời

    Be em 14 tháng tuổi.mỗi ngày vẫn đi đại tiên.nhưng mỗi lần phân đầu tiên đều lớn.rách hậu môn chảy máu.phân cuối sệt.vậy có phải là phình đại tràng không ạ

  3. quỳnh hoa Trả lời

    Thưa bs con tôi 1thg tuổi đi khám phát hiên dãn đại tràng trái khi chụp x.quang bơm thuốc cản quang thì k phải là gđtbs mà con tôi đi đại tiện xoèn xẹt ,mùi chua.cháu bú ít ,tăng cân chậm.có phương pháp nào điều trị k ạ.

  4. Cẩm lệ Trả lời

    Thưa bsi con tôi dc 5 tháng rồi nhưng bắt đầu từ tháng t2 cháu có triệu chứng ko đi đại tiện dc. Tình trạng đại tiện của cháu kéo dài 1 tuần đi 1 lần. Nhưng qua khoản 2 tuần sau thì ko tự đi dc tôi fai dùng bơm để hỗ trợ cháu đi. Và cứ thế kéo dạ tôi cứ bơm cho cháu. Thật sự rất lo vì cháu ko đi dc ko bơm thì châu ko bú dc. Tôi cũng đã cho cháu đi bsi và bs đã cho uống men và xơ để cháu đi nhưng vẫn k tự đi dc

  5. Diệu linh Trả lời

    Thưa bác sĩ con tôi được 3 tuần bắt đầu không đi tiêu được 2-3 ngày phải ngoáy hậu môn (bằng cọng mồng tơi).đến nay được 6 tuần tuổi vẫn không tự đi được.lần này gia đình đợi sang ngày thứ 7 vẫn không tự đi được.xin hỏi nếu cứ kích thích thường xuyên như vậy có mất phản xạ không và cách chữa trị như thế nào ạ.cháu bú mẹ hoàn toàn,mẹ ăn uống đầy đủ đa dạng không kiêng khem

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *