Bệnh rối loạn tiêu hóa khi mang thai và cách chữa trị

Bệnh rối loạn tiêu hóa khi mang thai và cách chữa trị. Bệnh rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa của người bệnh. Cần hiểu rõ về bệnh để có cách chữa trị kịp thời, giúp các bà bầu luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

benh-roi-loan-tieu-hoa-khi-mang-thai-va-cach-chua-tri

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Giai đoạn mang thai các mẹ bầu bị thay đổi về hormone dẫn đến giảm co bóp của nhu động ruột, nên khả năng tiêu hóa chậm và phân thường lưu lại ở ruột lâu dẫn đến tình trạng táo bón. Việc uống bổ sung nhiều sắt, uống nhiều sữa có nhiều chất béo, ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời thai nhi lớn dần lên làm kích thước cổ tử cung mở rộng chèn ép các cơ quan nội tạng là những nguyên nhân dẫn đến táo bón.

benh-roi-loan-tieu-hoa-khi-mang-thai-va-cach-chua-tri2

Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn và vi rút nên các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh dễ gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, với những người không dung nạp đường lactose, khi uống các loại sữa bầu có loại đường này cũng dẫn đến tiêu chảy.

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai này sẽ làm giảm dần số lượng lớn lợi khuẩn trong đường ruột, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột và mất cân bằng hệ vi sinh vật, nếu không cải thiện kịp thời những chứng rối loạn tiêu hóa sẽ ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bên cạnh tình trạng táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai còn thường xuyên gặp phải một số khó chịu về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là sự tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung dẫn đến giảm nhu động ruột, khiến thức ăn tiêu hóa chậm làm cho các bà bầu cảm thấy bụng chướng và đầy hơi.

-> Muốn biết nhiều hơn tại:  Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện bệnh rối loạn tiêu hóa

1/ Thay đổi vấn đề đại tiện

Bệnh rối loạn tiêu hóa khi mang thai thường tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

benh-roi-loan-tieu-hoa-khi-mang-thai-va-cach-chua-tri1

2/ Đau bụng

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.

3/ Đầy hơi

Đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa khi mang thai. Bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi khó tiêu kèm theo là ợ chưa, đôi khi buồn nôn, nôn. Các triệu chứng này làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, không muốn ăn.

Cách chữa trị bệnh rối loạn tiêu hóa khi mang thai

1/ Ăn nhiều sữa chua

Sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, hạn chế hiện tượng rối loạn tiêu hóa cho mẹ bầu hiệu quả. Tuy nhiên các mẹ thường ăn lạnh nên dễ gây lạnh bụng hoặc đau bụng, vì vậy các mẹ bầu hạn chế ăn sữa chua lạnh nên ăn sữa chua không lạnh. Mỗi ngày nên ăn 1 hũ sữa chua để cơ thể luôn khỏe mạnh, làn da của các mẹ bầu cũng tươi trẻ, đẹp hơn bao giờ hết.

benh-roi-loan-tieu-hoa-khi-mang-thai-va-cach-chua-tri3

2/ Ăn nhiều trái cây và rau

Ăn nhiều trái cây và rau cũng là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, giúp chữa rối loạn tiêu hóa khi mang thai tốt, những trường hợp hay bị tiêu chảy thì phải dè chừng và kiêng khem dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và bé. Do đó, bà bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa.

3/ Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp các bà bầu khỏe mạnh hơn mà còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ … Không nên ngồi hoặc nằm một chỗ mà nên vận động nhẹ.
Việc tập thể dục thường xuyên sẽ làm cho bà bầu cảm thấy tâm lý thoải mái. Tâm lý thoải mái, không căng thẳng cũng sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả.

-> Bấm xem thêm bài viết: Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *