Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh?

Ung thư dạ dày là một dạng tổn thương ác tính ở dạ dày, thường được điều trị bằng việc phẫu thuật bỏ đi phần thương tổn kết hợp với những biện pháp trị liệu khác, trong đó chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nên ăn gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm gần đây. Cùng lắng nghe chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng Bệnh viện đại học Y dược Hà Nội tư vấn bạn cách chọn thực phẩm phù hợp cho người bị ung thư dạ dày.

I. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người bị ung thư dạ dày

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 10000 ca tử vong vì ung thư dạ dày, hơn 80% người bệnh trong số đó bị sụt cân và 30% bệnh nhân tử vong vì kiệt sức trước thời gian khối u phát tác. Điều đó cho thấy được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong việc chăm sóc bệnh nhân.

bị ung thư dạ dày nên ăn gì
Để đảm bảo trị liệu thành công ung thư dạ dày thì chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân rất quan trọng

Theo nhiều nghiên cứu cho biết, ăn uống đúng cách có thể giảm 55% tác nhân gây ung thư. Còn đối với những đối tượng đã bị ung thư dạ dày, dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng vì nó hỗ trợ quá trình trước, trong và sau khi điều trị của bệnh nhân.

Tuy nhiên, có một sự thật đáng tiếc đó là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày chưa được quan tâm đúng mức. Có rất nhiều người bệnh bị ung thư dạ dày nghe nhiều luồng thông tin khác nhau trong quá trình điều trị nên ăn kiêng vì làm như vậy sẽ khiến cho các khối u “đói chết”. Điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hơn nữa, việc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng có thể khiến bệnh nhân bị suy kiệt, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng..

Chính vì thế, mỗi người trong chúng ta hãy là người bệnh thông minh, cần hiểu được chế độ ăn uống rất quan trọng, nâng cao tỉ lệ thành công khi tiến hành điều trị.

II. Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Như đã nói, việc ăn uống ảnh hưởng to lớn đến nguyên nhân gây ung thư dạ dày và khả năng tái phát sau đó. Tuy nhiên, vấn đề ung thư dạ dày nên ăn gì còn vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi, những quan điểm đối lập từ các nhà khoa học. Có nhiều ý kiến cho rằng, bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn thịt trứng, thậm chí rau vì chúng có thể khiến cho tế bào ung thư di căn đến nhiều bộ phận khác hơn.

bị ung thư dạ dày ăn gì tốt
Bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: ăn đủ đường, tinh bột, vitamin, khoáng chất…

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy cùng nhiều bác sĩ khác cho rằng, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình trị bệnh gồm: ăn đủ đường, tinh bột, vitamin, khoáng chất. Vì theo các chuyên gia, kể cả đối với những người bình thường, có nhiều chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn ít thịt (các loại thịt đỏ), nhiều cá, nhiều rau xanh, uống nhiều nước đó là qui chuẩn chung, không chỉ tốt cho người ung thư mà còn tốt cho người thông thường.

Đối với bệnh nhân đã từng thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, đây quả thực là bài toán khó vì bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hậu phẫu thuật như mắc chứng trào ngược dạ dày, khó tiêu… Khi đó, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ăn những món ăn nhỏ, dễ tiêu những vẫn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Bệnh nhân nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày.

III. Danh sách thực phẩm tốt cho người ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bị ung thư dạ dày. Vậy, ung thư dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất?

ung thư dạ dày ăn gì
Danh sách thực phẩm tốt cho người ung thư dạ dày

1. Thực phẩm giàu protein

Như đã nói, các loại thực phẩm giàu protein và calo rất tốt cho những người bị bệnh ung thư dạ dày. Những loại thực phẩm trên có nhiều trong sữa, pho mát, trứng, cá, các loại thịt trắng như: thịt ngan, thịt gà…

Ngoài ra, bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên bổ sung một số thực phẩm tốt chứa nhiều canxi, sắt, vitamin D trong chế độ ăn.  Bắp cải, bông cải canh, đậu nành cung cấp nhiều vitamin D. Cần lưu ý nấu thức ăn chín để đồ ăn mềm, dễ tiêu hơn.

2. Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ thấp

Khi bị ung thư dạ dày, chức năng của dạ dày suy giảm, việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn. Do đó, bệnh nhân bị ung thư dạ dày nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như: hạt lúa mạch, lúa mì, gạo ngô; một số loại củ như: khoai tây, khoai lang, sắn…

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhất là những thực phẩm chứa nhiều đường đơn gây hại cho cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia thêm vào thực phẩm khi chế biến cũng có thể khiến cho tình trạng ung thư ngày càng chuyển biến xấu hơn.

3. Ăn nhiều hoa quả

Rau quả, trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người bị ung thư dạ dày. Cơ thể nạp nhiều hoa quả, rau củ giúp bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp người bệnh chống chọi được với bệnh tật.

  • Mầm cải xanh: Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đến từ xứ xở hoa anh đào, ăn 70 gam rau cải mầm hằng ngày cóp thể ngăn ngừa được bệnh viêm, viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày. Nguyên nhân được xác định bởi trong rau mầm cải tươi chưá nhiều sulforaphane – chất sinh hoc tự nhiêu giúp sản xuất enzym chống lại quá trình oxy hóa, các hóa chất phá hủy DNA, chất gây sưng viêm.
  • Súp lơ: Súp lơ có công dụng hạn chế sự hình thành tế bào ung thư trong cơ thể, đồng thời bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng molipden có tác dụng chống ung thư công hiệu.
  • Cà chua: Theo nhiều nghiên cứu, cà chua chứa nhiều Lycopene và renieratene. Đây là những chất có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự hình thành và phát triển tế bào ung thư, thích hợp với người bị ung thư dạ dày.
  • Các loại nấm: Nấm là một món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh, trong đó có ung thư dạ dày vô cùng công hiệu. Theo như nhiều chuyên gia, nấm có khả năng miễn dịch, chống lão hóa, ức chế tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày.

3. Nạp một số thực phẩm bổ sung

Một số thực phẩm chức năng có bổ sung chất chống oxy hóa mạnh như vitamin E, vitamn C được chứng minh là có công dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày do loại trừ được gốc tự do.

Tuy nhiên, tác dụng của chúng chỉ ở mức “hỗ trợ” chứ không tiêu diệt triệt để rế b ào ung thư nên người bệnh cần lưu ý. Thêm vào đó, trên thị trường hiện nay có vô vàng sản phẫm TPCN, do đó người bệnh cần tìm hiểu kĩ thông tin và nghe sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để hỗ trợ điều trị bệnh.

IV. Lưu ý đối với bệnh nhân giai ung thư dạ dày đoạn cuối

Khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu…Giai đoạn này cần ăn uống theo cách thức hỗ trợ điều trị phục hồi bằng cách tăng cường món ăn có giá trị dinh dưỡng cao như nhân sâm trắng, tây dương, món ăn cải thiện chức năng ngũ tạng để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

ung thư dạ dày đoạn cuối
Lưu ý đối với bệnh nhân giai ung thư dạ dày đoạn cuối

Lúc này, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa bằng cách ăn canh, ăn cháo, những món ăn làm từ phở, miến, cháo kê… Những món ăn dễ tiêu sẽ giúp giảm kích ứng dạ dày, xoa dịu cơn đau.

Bệnh nhân đang điều trị ung thư giai đoạn cuối thường xuyên chóng mặt, suy nhược cơ thể, buồn nôn, số lượng tế bào suy giảm. Một số loại thực phẩm như: trứng, sữa, cà chua, trà nhân sâm sẽ đặc biệt hữu ích với người bệnh.

Sau khi được thực phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân thường mất nhiều máu dẫn đến tay chân, cơ thể yếu ớt, mất cảm giác ngon miệng. Chính vì thế, bạn cần chọn những món ích khí bổ máu như: cháo gà đen, trà nhân sâm, ngân nhĩ, canh cá, cháo chim…

Trên đây, bài viết vừa giới thiệu đến bạn tầm quan trọng của chế độ ăn uống, nguyên tắc dăn uống khoa học dành cho người bị ung thư dạ dày, đồng thời gợi ý cho bạn một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn có niềm tin trong công tác điều trị bệnh của mình.

Tổng hợp: Thanh Thanh

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *