Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày được phân thành nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày lại xuất hiện những triệu chứng không giống nhau. Khi bệnh nhân đã sang giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong là rất cao.

Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, hằng năm có khoảng 28.000 ca ung thư dạ dày. Con số trên đang có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây, trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, mọi người nên bổ sung cho mình kiến thức về ung thư dạ dày, các giai đoạn tiến triển và dấu hiệu nhận biết của từng giai đoạn để có biện pháp ứng phó kịp thời.

các giai đoạn của bệnh ung thư dạ dày
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

5 giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh ung thư dạ dày là 1 trong căn bệnh dễ mắc gặp trên thế giới. Bất kể bạn đang ở trong độ tuổi hay thuộc nhóm giới tính nào, bạn đều có thể mắc bệnh ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, ung thư dạ dày chỉ xếp thứ 2 sau ung thư phổi.

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển dọc theo thành dạ dày và thực quản hay ruột non, hình thành khối u ác tính. Nếu không nhanh chóng điều trị sớm, tế bào ung thư rất dễ di căn đến những bộ phận khác như gan, đại tràng, phổi, buồng trứng, gây tử vong. Bệnh ở người trẻ nguy hiểm hơn so với người già, song những người già có sức chịu đựng kém hơn khi tiến hành phác đồ trị bệnh.

Bệnh được chia thành 5 giai đoạn. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh không rõ ràng và thường gây nhầm lẫn với một số bệnh lý về dạ dày khác, khi bệnh biểu hiện triệu chứng thì bệnh đã chuyển nặng, nguy cơ tử vong cao.

các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày
5 giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày

Tuy đây là căn bệnh nguy hiểm, xong chúng ta vẫn có cơ hội sống sót nếu như phát hiện sớm, thậm chí có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, việc theo dõi và nhận biết biểu hiện bệnh là vô cùng quan trọng. Tham khảo 5 giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư dạ dày cùng một số biểu hiện của nó ngay sau đây:

1. Giai đoạn 0

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xuất hiện ở niêm mạc dạ dày nhưng cấu trúc niêm mạc chưa bị đảo lộn và chưa lây lan. Cũng vì vậy, người ta gọi ung thư dạ dày giai đoạn này là ung thư biểu mô, người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng nào.

2. Giai đoạn 1

Sang giai đoạn 1, cấu trúc dạ dày bắt đầu có sự biến đổi, chuyển từ ung thư biểu mô sang ung thư niêm mạc dạ dày. Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn đến lớp thứ hai của thành dạ dày, phần dưới của niêm mạc, có thể hoặc không lây lan đến hạch bạch huyết và nếu có thì số lượng hạch bạch huyết bị lây lan dưới 6.

Hoặc có thể, các tế bào không xâm lấn hạch bạch huyết mà xâm lấn vào lớp thứ 2, thứ 4 của thành dạ dày (lớp cơ và lớp niêm mạc dưới).

Ở giai đoạn này, bệnh hầu như không có triệu chứng. Hoặc nếu có cũng chỉ là biểu hiện vô cùng mờ nhạt, thi thoảng mới xuất hiện và không có những dấu hiệu khác biệt so với những bệnh thông thường khác như: khó chịu vùng thượng vị, đầy bụng sau khi ăn, cảm giác buồn nôn nên thường bị bỏ qua.

3. Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, khối u dạ dày đã xâm lấn xuống phần dưới của niêm mạc dạ dày. Tế bào phát triển khá nhanh, lan sang 7-15 hạch bạch huyết. Hoặc cũng có thể khối u xâm lấn xang phần dưới niêm mạc dạ dày và lớp cơ, tế bào ung thư lây sang 1-6 hạch bạch huyết. Cũng có trường hợp ở giai đoạn này, tế bào ung thư không lan sang hạch bạch huyết và một số cơ quan lân cận mà thâm nhập thẳng ra lớp bên ngoài của dạ dày.

Giai  đoạn này, triệu chứng bệnh bắt đầu rõ rệt. Người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác ăn không ngon, chán đồ ăn dầu mỡ rồi dần dần không có cảm giác thèm ăn với bất kì thức ăn nào. Tình trạng khó tiêu, đầy bụng xuất hiện với tần suất cao khiến người bệnh mệt mỏi, chán chường, suy nhược cơ thể.

4. Giai đoạn 3

Sang giai đoạn 3, tế bào ung thư tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục lây lan sang lớp dưới niêm mạc và cả lớp cơ, tế bào ung thư lan sang 7-15 hạch bạch huyết. Hoặc có trường hợp, khối u xâm lấn ra bên ngoài, di căn sang một số cơ quan lân cận như lá lách, gan, đại tràng. Tế bào bạch huyết và một số bộ phận ở xa thì không bị ảnh hưởng.

Do khối u đã xâm lấn sâu vào dạ dày nên triệu chứng bệnh ung thư dạ dày được biểu hiện rất rõ nét, mật độ xuất hiện dày đặc hơn. Cụ thể, người bệnh thường xuyên xuất hiện cơ đau thượng vị dữ dội và không tuân theo một qui luật nào cả. Cơn đau xuất hiện lúc đói cũng như no. Người bệnh còn xuất hiện xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa…, khi sờ vùng bụng có thể cảm nhận được khối u.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 có chữa được không? Câu trả lời là có nhưng tỉ lệ thành công rất thấp. Nguyên do bởi kích thước của khối u khá lớn và khối u đã di căn sang những khu vực lân cận nên dù có phẫu thuật cắt bỏ thì tỉ lệ tái phát bệnh vẫn rất cao.

5. Giai đoạn cuối

Sang đến giai đoạn cuối, tế bào ung thư phát triển vô cùng nhanh, xâm lấn sang tất cả hạch bạch huyết và mô xung quanh.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau vùng bụng và thượng vị dạ dày, cơn đau kéo dài do khối u chèn ép lên dây thần kinh hay di căn đến xương.  Người bệnh nhạy cảm hơn với mùi thức ăn, chỉ cần ngửi thôi cũng có thể bi buồn nôn, sau khi ăn vẫn buồn nôn, nôn ra máu do khối u bị vỡ, loét. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị xuất huyết tiêu hóa, sút cân không phanh, quá trình trao đổi chất bị rối loạn, khuếch tán ung thư và nguy cơ tử vong vô cùng cao.

Khi đã bệnh ung thư dạ dày chuyển sang giai đoạn cuối thì phương pháp phẫu thuật không còn tác dụng nữa. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân  hóa trị, xạ trị để kéo dài sự sống.

Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày và ngăn khối u tiến triển

Có thể thấy, bệnh ung thư dày vô cùng nguy hiểm, chính vì thế ngay từ bây giờ, bạn nên thay đổi ngay thói quen sinh hoạt và phong cách sống để phòng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển đối với bệnh nhân đang bị ung thư.

ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Thay đổi ngay thói quen sinh hoạt và phong cách sống lành mạnh để phòng bệnh ung thư dạ dày.

# Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày

  • Hạn chế ăn muối, đồ xông khói vì chúng có thể tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.
  • Không ăn đồ ăn bị cháy xém nhiều.
  • Từ bỏ thuốc lá
  • Hạn chế dùng rượu bia, đồ uống có chứa cồn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, thực phẩm ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

# Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện những bất thường của cơ thể, từ đó  có biện pháp điều trị kịp thời.

# Sống lành mạnh, tích cực: Điều quan trọng để phòng bệnh hiệu quả đó là bạn cần giữ tinh thần khỏe mạnh, chỉ có như vậy mới tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh bệnh tật lẫn ung thư.

Với các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư dạ dày bài viết vừa trình bày bên trên, hi vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích cũng như tâm thế chủ động phòng ngừa bệnh. Đối với những ai bị ung thư dạ dày, điều tối quan trọng đó là không nên bi quan, chấp nhận sự thật và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Hoàng Mai

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *