Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Có hay không cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả, ngăn ngừa những triệu chứng cũng như biến chứng nguy hiểm bệnh lý trên mang lại?

Đau dạ dày khiến cho người bệnh thường hứng chịu cảm giác đau rát vùng thượng vị dạ dày, buồn nôn và nôn, ợ nóng ợ chua… vô cùng khó chịu. Đó là chưa kể đến bệnh có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Để tránh tình trạng trên, không còn cách nào khác là ngay từ bây giờ, mỗi cá nhân cân chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách áp dụng những biện pháp phòng ngừa. Vậy phòng bệnh như thế nào thì hiệu quả? Những thông tin dưới đây sẽ là kim chỉ nam giúp bạn tránh được những tác động xấu do bệnh gây nên.

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà đơn giản

Đau dạ dày là từ gọi chung cho những thương tổn ở dạ dày đã được biểu hiện qua triệu chứng như: viêm xung huyết dạ dày, viêm trợt hang vị vị, môn vị, loét dạ dạ dày tá tràng…

Cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà đơn giản.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Anh (chuyên khoa Nội Tiêu hóa, bệnh viện Nhân dân Gia Định), có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên bệnh lý trên. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn Hp. Hơn 90% bệnh ở dạ dày là do loại xoắn khuẩn này gây nên. Một số nguyên nhân khác đến từ việc ăn uống và sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc tây, căng thẳng stress kéo dài, béo phì…

Nguyên tắc chung để phòng bệnh đạu dạ dày là tránh xa nguyên nhân và những yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, công tác phòng ngừa sẽ bắt đầu từ việc thiết lập chế độ ăn, thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học.

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Thức ăn sau khi được nghiền nát, thấm enzym tiêu hóa, chúng sẽ được đẩy xuống dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ co bóp và tiết dịch vị, axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu như nạp vào cơ thể những thức ăn bất lợi cho dạ dày, chúng sẽ kích thích niêm mạc tiết nhiều axit hơn. Lượng axit dư thừa quá mức sẽ bào mòn niêm mạc, hình thành vết viêm, viêm lâu ngày sịnh loét nếu không có biện pháp khắc phục sớm. Để ngăn cơ chế này diễn ra, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu:

Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung cho cơ thể những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu như: đạm có trong cá, thịt gà, thịt ngan và một số loại thịt trắng khác, tôm, cua, nghêu, sò…; các loại ngủ cốc như yến mạch, bột gạo, bánh mì… Điều này tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, tránh tình trạng thức ăn và axit dạ dày ứ đọng quá lâu gây chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, gây cảm giác khó chịu.

phòng bệnh đau dạ dày như thế nào
Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng:

Khi bị ớt bị dính vào tay đã khiến cho tay nổi vết đỏ kèm cảm giác nóng rát, ớt dây vào mắt gây cảm giác cay xè, chảy nước mắt…Khi vào dạ dày, những chất tạo vị cay như capsaicin, habaneros, jalapenos và poblanos sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến cho dạ dày tăng cường bài tiết axit, dịch vị, gây cảm giác nóng rát bụng, về lâu về dài sẽ sinh ra bệnh đau dạ dày.

Do đó, những món ăn cay, nóng như: mì cay, lẩy cay, lẩu ớt hiểm, món ăn chứa nhiều gia vị có tính chất cay nóng như tiêu, hành, tỏi, tương ớt… mặc dù có sức hấp dẫn rất khó chối từ nhưng bạn cũng nên hạn chế.

  • Hạn chế đồ ăn chua, giàu axit

Việc thừa hoặc thiếu axit dạ dày đều là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đau dạ dày. Ăn nhiều đồ chua như: các loại trái cây có múi (cam,ổi, quýt, bưởi…), đồ muối chua… sẽ làm gia tăng lượng axit trong dạ dày gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ, hình thành viêm, loét dạ dày.

  • Hạn chế dùng cà phê, đồ uống có ga

Cà phê được xem là “thần dược” của dân văn phòng giúp khắc phục chứng buồn ngủ mỗi buổi sáng để nâng cao hiệu suất công việc. Tuy nhiên, caffein có trong cà phê có tác dụng kích thích dạ dày tăng tiết axit, tăng cường co thắt bụng, giảm cung cấp máu đến hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác khó chịu.

  • Hạn chế ăn đồ sống, lạnh

Việc ăn nhiều đồ ăn sống như gỏi, nộm, tiết canh… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp – một loại xoắn khuẩn sống ký sinh ở dạ dày và có thể lây qua nhiều con đường, trong đó có con đường ăn uống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế đồ ăn lạnh bởi chúng sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, gây cảm giác khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

  • Hạn chế ăn thực nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu

Ăn đồ nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán, xào…, đồ ăn khó tiêu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Khi ăn những thực phẩm trên, dạ dày sẽ tốn nhiều công sức để tiêu hóa thức ăn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày, gia tăng áp lực cho dạ dày, về lâu về dài sẽ gây bệnh đau dạ dày.

Tham khảo thêm:Bị đau dạ dày nên ăn gì tốt nhất? Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ ăn, thói quen ăn uống cũng tác động không nhỏ hoạt động của dạ dày. Việc duy trì thói quen ăn uống và sịnh hoạt điều độ sẽ làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh trên.

  • Không ăn quá no hay để bụng đói thường xuyên

Dù có ăn gì hay không thì dạ dày cũng sẽ tiết một lượng axit nhất định để tiêu hóa thức ăn. Thường xuyên nhịn đói sẽ khiến cho axit dạ dày thay vì tiêu hóa thức ăn, chúng sẽ “ăn” luôn chất nhầy bảo vệ niêm mạc, gây tổn hại đến dạ dày. Bên cạnh đó, ăn quá no sẽ làm gia tăng áp lực lên dạ dày, khiến dạ dày “lao lực” hơn để tiêu hóa hết chỗ thức ăn. Đây đều là những thói quen không tốt cho dạ dày bạn nên tránh.

cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày
Không ăn quá no hay để bụng đói thường xuyên để tránh bị đau dạ dày.
  • Không nằm ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh sau khi ăn:

Sau khi ăn, dạ dày sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Để hoạt động trên diễn ra hiệu quả, bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn, tránh vận động mạnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nằm ngay sau khi ăn vì sẽ khiến cho quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm lại. Thay vào đó, những động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga sẽ là sự chọn lựa thích hợp để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

  • Giữ gìn vệ sinh ăn uống

Trong ăn uống hằng ngày, bạn nên giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Hp. Những nguồn lây nhiễm phổ biến đó là ăn đồ sống, ăn thực phẩm bẩn ở vỉa hè, lòng lề đường, dùng nguồn nước bị ô nhiễm…, bạn cần đặc biệt lưu ý.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp lưu thông máu đến các cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa. Hơn nữa, tập thể dục mỗi ngày còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được với bệnh tật.

3. Hạn chế dùng một số thuốc kháng viêm giảm đau không steroid

Thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm không steroid (NAISD) có tác dụng kháng viêm, giảm đau được dùng để điều trị một số bệnh lý về xương khớp, trị đau đầu, đau nhức cơ. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc trên trong thời gian dài sẽ gây sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ (hàng rào niêm mạc dạ dày, chất nhầy bao phủ niêm mạc) và yếu tố tấn công (axit, pepsin), gây nên bệnh lý về dạ dày. Do đó, bạn không nên lạm dụng những thuốc này khi điều trị bệnh. Hoặc trong trường hợp bất khả kháng, các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày khá hữu ích trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị hư hại.

4. Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá

Tương tự như tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, kháng viêm kéo dài, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá sẽ làm cho lớp chất nhầy bị bào mòn đi, đồng thời, kích thích dạ dày tăng tiết axit, gây tổn hại đến dạ dày và sức khỏe. Để tránh tình trạng trên, những cuộc nhậu cần được hạn chế. Trước khi uống rượu bia, bạn nên dùng một số loại thuốc băng niêm mạc dạ dày để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên dạ dày.

5. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân, béo phì không chỉ là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày với những triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, đầy bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… mà còn gây nên rất nhiều căn bệnh khác. Chính vì vậy duy trì cân nặng cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

cách phòng viêm dạ dày
Duy trì cân nặng hợp lý giúp phòng bệnh đau dạ dày.

6. Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài

Trước khi hai nhà khoa học người Úc phát hiện và nuôi cấy thành công xoắn khuẩn Hp sống bám ở niêm mạc dạ dày, người ta vẫn quan niệm stress, căng thẳng, tinh thần bất ổn mới là tác nhân chính gây bệnh. Hiện nay, dù quan điểm bệnh sinh có phần thay đổi, song không thể phủ nhận yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh.Căng thẳng kéo dài khiến cho hệ thần kinh tăng cường tiết nhiều cortisol hơn bình thường. Đây là chất có khả năng kích hoạt dạ dày tăng tiết axit, tăng nguy cơ gây bệnh.

Để tránh tình trạng trên, ngay từ bây giờ bạn nên cố gắng giữ tinh thần lạc quan, tránh xa lo lắng, buồn phiền bằng những cách: nghe nhạc, đọc sách, gặp gỡ trò chuyện, tâm sự với bạn bè, xem phim, du lịch…  Những điều chỉ đơn giản, nhỏ bé như vậy thôi nhưng cũng có thể giúp cho dạ dày bạn tránh bị tấn công bởi yếu tố gây hại.

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả trên không chỉ giúp cho dạ dày được khỏe mạnh mà có tác dụng phòng nhiều bệnh nguy hiểm khác, do đó bạn nên kiên trì thực hiện.

Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn. Chúc bạn khỏe mạnh.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *