Phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả chỉ với những thói quen hằng ngày

Mắc dù ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, được xếp thứ năm trong số những bệnh ung thư dạ dày ở Việt Nam, xong chúng ta vẫn có thể phòng bệnh ung thư dạ dày được thông qua việc thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày hợp lí.

Ung thư dạ dày là tình trạng khối u ác tính phá triển trong dạ dày. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Khi các tế bào ung thư đã dị căn đến những bộ phận khác trên cơ thể thì bệnh đã đến hồi “vô phương cứu chữa”. Chính vì thế, cách làm đơn giản nhất để tránh được “tầm ngắm” của bệnh đó là áp dụng biện pháp phòng ngừa. Chỉ với những thói quen đơn giản sau, bạn không chỉ bảo vệ bản thân trước bệnh ung thư dạ dày mà còn có thể tránh được những bệnh khác.

ung thư dạ dày
Phòng ung thư dạ dày hiệu quả từ những thói quen nhỏ hằng ngày

Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày

Bao giờ cũng vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để phòng ung thư dạ dày hiệu quả, người bệnh cần nắm vững những nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như sau:

1. Thay đổi thói quen ăn uống

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ăn uống không đúng cách lại chính là thủ phạm ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Trong khi đó, những thực phẩm lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa và đẩy lùi được nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Theo đó, để tránh bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần:

# Hạn chế ăn đồ muối chua, đồ ăn chế biến sẵn

Đồ ăn muối chua như: dưa cà, cá muối khá tiện lợi, dễ ăn, kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ăn nhiều đồ muối chua, đồ mặn lại không tốt cho sức khỏe bởi trong thành phần chứa khá nhiều amin thứ cấp và nitrit, khi đi vào dạ dày, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành Nitrosamines cực độc gây ung thư.

biện pháp phòng ung thư dạ dày
Hạn chế ăn đồ muối chua, đồ ăn chế biến sẵn để tránh nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên hạn chế ăn đồ muối chua. Ngoài ra, một số thực phẩm đóng hộp, đồ ướp sẵn, bánh qui mặn, mì ăn liền, lạp xưởng, thịt cá muối… cũng cần được hạn chế. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung một số thực tươi sống để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và đảm bảo an toàn cho dạ dày.

# Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đặc biệt là đồ chiên nhiều lần tiềm ẩn chất gây ung thư benzopyrene. Do đó, mặc dù hấp dẫn nhưng bạn không nên ăn hoặc ăn ít lại.

# Không ăn những thực phẩm nấm mốc

Nấm mốc là do nhiễm khuẩn gây nên. Trong số các loại nấm mốc, có những chân khuẩn sản sinh độc tố, chất gây ung thư mạnh là aflatoxin gây bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan trên thực nghiệm. Những loại nấm mốc này thường xuất hiện trong bánh mì, cá khô, bột mì, bánh kẹo, ngũ cốc để lâu…

# Không ăn đồ ăn cháy xém

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, tỉ lệ những người ăn thực phẩm cháy có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những đối tượng khác. Thực tế đã chứng minh việc ăn thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao, đồ ăn cháy xém làm tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư ác tính. Nguyên do bởi trong thịt bò, gà, cá, lợn khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các PAH (hydrocacbon thơm đa vòng) và CA( các amin dị vòng) gây ung thư.

Hơn nữa, khi ăn thịt nướng, một lượng mỡ sẽ chảy xuống than cháy, bốc khói lên thực phẩm. Trong khói chứa Polycyclic Aromatic Hydrocacbons (PAHs) làm tổn hại đến DNA trong dạ dày, gây ung thư dạ dày.

# Hạn chế độ ăn mặn

Tác giả D’Elia  và cộng sự đã thực hiện một thí nghiệm trên 270 nghìn người trong 6-15 năm, kết quả thu được cho thấy, những người ăn nhiều muối, ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng 68% so với người bình thường.

Cùng nói về vấn đề này, TS. Nghiêm Nguyệt Thu – Viện Dinh dưỡng Quốc gia lý giải; Đối với những người bị nhiễm khuẩn Hp – tác nhân chính gây nên bệnh ung thư dạ dày thì việc thêm nhiều muối trong khẩu phần ăn hằng ngày thúc đẩy hoạt động của loại vi khuẩn trên, điều này không hề có lợi cho sức khỏe.

# Bổ sung một số thực phẩm tốt dạ dày và chống ung thư

Bên cạnh việc kiêng khem, để phòng chống ung thư dạ dày, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư.

cách chống ung thư dạ dày
Giảm nguy cơ ung thư dạ dày bằng cách bổ sung một số thực phẩm tốt dạ dày và chống ung thư.

Theo bác sĩ Trương Ngọc Ánh, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đại học y dược TPHCM, rau quả chính là nguồn cung cấp vitamin vô cùng dồi dào, ăn thường xuyên sẽ nâng cao hệ miễn dịch, phòng bệnh rất tốt. Chất chống ung thư dạ dày được tìm thấy ở một số rau củ như: cà chua, cà rốt, súp lơ xanh, cải mầm xanh…

Ngoài ra, một số loại  thực phẩm khác cũng được cho là chứa nhiều chất chống ung thư dạ dày hiệu quả có thể kể đến như: đậu phụ, tỏi, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm được làm từ sữa…

Tham khảo thêm: Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh?

2. Thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học

Thói quen sinh hoạt cũng tác động không nhỏ đến việc hình thành tế bào bị ung thư. Người bệnh nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt khoa học để phòng bệnh hiệu quả.

# Từ bỏ thói quen dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe nói chung và làm gia tăng tỉ lệ ung thư dạ dày nói riêng. Những điều này đã được chứng thực nhiều trong tài liệu khoa học và bằng chứng thực tế.

chống ung thư dạ dày
Nói “KHÔNG” với rượu, bia để phòng ung thư dạ dày.

Chẳng hạn, khi uống quá nhiều rượu, chia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích sẽ xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản. Việc tái tổn thương liên tục như vậy gây nên một số bệnh dạ dày mãn tính và tăng nguy cơ hình thành một số khối u ác tính. Hoặc bên cạnh việc gia tăng nguy cơ ung thư phổi, hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ung thư dạ dày. Theo thống kế của Hiệp hội ung thư Mỹ, cứ 100.000 nghìn người hút thuốc lá thì có 14 người mắc bệnh ung thư dạ dày.

Hiểu được tác hại của rượu, bia, thuốc lá cũng một số chất kích thích khác, người bệnh cần “cai” chúng ngay để tránh nguy cơ bị bệnh ung thư dạ dày.

# Hạn chế thức khuya, ăn khuya

Thức khuya là thói quen của rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, tác hại khôn lường do thức khuya gây ra thì hầu như mọi người không biết hoặc cố phớt lờ đi. Thức khuya thường xuyên gây bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ, béo phì và gây hại đến dạ dày.

Thêm vào đó, những người thức khuya thường có thói quen ăn khuya, đặc biệt là một số thức ăn nhanh như mì tôm, snach, nước uống có ga gây tổn hại đến niêm mạc và sức khỏe.

# Ăn chung bát đũa

Những thói quen tưởng chừng như vô hại như ăn chung bát đũa, gắp thức ăn cho nhau, bố mẹ mớm thức ăn cho trẻ  lại là nguy cơ gây lây lan vi khuẩn Hp, dẫn đến một số bệnh lí dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày.

3. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì

Bên cạnh việc thiết lập riêng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt cần thiết, người bệnh nên tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện những bất thường của cơ thể.

phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày
Thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Đặc biệt, nếu kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp, người bệnh nên nhanh chóng điều trị ngay để tránh viêm dạ dày, lớp lót tế bào thay đổi. Theo thời gian, các tế bào trở nên bất thường, có thể hình thành tế bào ung thư.

Bạn nên khám sức khỏe tổng quát mỗi năm lần. Với những đối tượng trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư 6 tháng một lần. Việc chẩn đoán có giúp phát hiện bệnh sớm, giảm chi phí điều trị, tăng tỉ lệ thành công.

Trên đây là một số biện pháp giúp phòng bệnh ung thư dạ dày hiệu quả. Chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc trên là bạn có thể bảo vệ được sức khỏe của mình trước sự tấn công của tế bào ung thư dạ dày và một số bệnh ung thư khác.

Hoàng Mai

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *