Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai

Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai là gì? Vi khuẩn Hp đã được Tổ chức Y tế thế giới liệt kê vào danh sách “thủ phạm” gây 80% bệnh lý dạ dày và là tá nhân số 1 gây ung thư dạ dày. Hiểu được mức độ nguy hại của loại xoắn khuẩn này nên các chị em phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai không khỏi hoang mang: “Bị nhiễm vi khuẩn Hp khi mang thai phải làm sao?”

Hỏi: Chào bác sĩ, tính đến hiện tại thai nhi trong bụng tôi đã được 4 tháng tuổi nhưng chứng buồn nôn và nôn vẫn không dứt. Vì thế, tôi có thực hiện một số kiểm tra, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp. Theo như tôi biết, nhiễm vi khuẩn Hp là môt trong những tác nhân chính gây nên phần lớn bệnh lý về dạ dày, để tiêu diệt chúng này cần phải dùng đến kháng sinh. Tuy nhiên, vì đang mang thai nên tôi sợ dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Không biết khi mang thai đang bị nhiễm vi khuẩn Hp nên ứng phó như thế nào thì phù hợp. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

(Chị Trần Vân Anh, 26 tuổi, Q9, TPHCM)

GÓC GIẢI ĐÁP:

Bạn Vân Anh thân mến, cảm ơn bạn đã theo dõi và đặt câu hỏi cho chuyên mục. Dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Khoa Nội Tiêu hóa, bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

I. Nhiễm vi khuẩn Hp khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, có 3-5 chiên mao, tồn tại và phát triển bên dưới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai
Nhiễm vi khuẩn Hp khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Khi xâm nhập vào cơ thể, “vị khách không mời mà đến này” tiết men urease phân hủy ure thành amoniac và CO2 tạo vỏ bọc kiềm quanh chúng, khiến chúng không bị “nuốt chửng” bởi hồ axit dạ dày. Chính đặc tính này đã khiến cho vi khuẩn Hp có thể “bám trụ” được tại một môi trường khắc nghiệt nơi đây.

Khi thâm nhập được vào lớp chất nhầy, chúng tiết ra độ tố endocytotoxin cộng thêm amoniac được tiết ra để duy trì môi trường trung tính bao quanh chúng trước đó sẽ kích thích dạ dày tăng cường tiết axit bào mào mòn niêm mạc, gây tổn thương dạ dày, hình thành các bệnh về dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày và nghiêm trọng nhất đó là ung thư dạ dày

Có thể thấy, vi khuẩn Hp vô cùng nguy hiểm. Khi vi khuẩn Hp chưa gây bệnh, người bị nhiễm khuẩn vẫn có thể bình thường. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn trên hoạt động và tấn công niêm mạc dạ dày, gây bệnh lý dạ dày mà các triệu chứng biểu hiện chính là: ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau rát vùng thượng vị.

II. Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai

Có một điểm đáng mừng là vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể bị tiêu diệt thông qua những phác đồ điều trị cụ thể. Phác đồ này có sự kết hợp ít nhất hai loại thuốc kháng sinh và 1 loại thuốc kháng axit, dịch vị. Sau một đợt điều trị (kéo dài từ 8-14 ngày), tỉ lệ vi khuẩn Hp bị tiêu diệt có thể lên đến 80% nếu không gặp phải tình trạng kháng thuốc.

Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc để điều trị thực sự gặp nhiều khó khăn bởi những thành phần của thuốc tây có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.

bị nhiễm vi khuẩn hp khi mang thai phải làm sao
Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai

Nếu bị nhiễm vi khuẩn Hp trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai thường chỉ dùng những biện pháp bảo vệ sức khỏe để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Công tác tiêu diệt vi khuẩn bằng kháng sinh chỉ được áp dụng sau thai kì để tránh gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp các triệu chứng đau dạ dày xuất hiện với mật độ thường xuyên, cường độ nặng, các bà bầu có thể dùng một số thuốc trị bệnh đau dạ dày cho người mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, đồng thời tránh được những triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai, các chị em cần:

  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng kéo dài vì điều này có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tăng cường yếu tố tấn công (axit, pepsin) khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
  • Trong chế độ ăn uống hằng ngày, nên hạn chế đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ muối chua … vì những thực phẩm nay có thể làm tăng tiết axit, dịch vị, tăng khả năng hoạt động cuat vi khuẩn khiến chúng gây hại cho dạ dày nhanh hơn.
  • Bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu (thịt trắng, trứng, tôm, cá,…). Các thực phẩm cần được ninh, hấp, lộc kỹ.
  • Hạn chế dùng thực phẩm cứng, khó tiêu.
  • Khi ăn nên nhai kĩ, để giảm ớt áp lực cho dạ dày, đồng thời tránh vểt loét bị nới rông hơn.
  • Không ăn quá no. Thay vào đó, các bà bầu nên chia bữa ăn lớn thành những bữa nhỏ để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
  • Thăm khám sức khỏe định kì để theo dõi diễn biến vi khuẩn Hp hoạt động, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên đây là một số cách xử lý vi khuẩn Hp khi mang thai. Nhìn chung, trong giai đoạn này, việc dùng thuốc tây điều trị không phải là một giaỉ pháp pháp được khuyến khích. Thay vào đó, các chị em nên cố gắng chăm sóc sức khỏe bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh vi khuẩn hoạt động mạnh, gây tổn hại đến sức khỏe.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Bình luận

  1. Lâm xuân hoa Trả lời

    K bít mình mang thai 5 tuần nên tôi đã dùng thuốc trị vi trùng hp bao tử được 3 ngày. Vậy cho hỏi thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi k ạ. Thuốc gồm rabicad 20mg, amoxicillin hagimox 500mg , levofloxacin nirdicin 500mg , mebeverin mebsyn 135mg , barudon 10ml. Xin cám ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *