Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng là điều kiện cần để giảm thiểu tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Vậy, nên ăn gì, kiêng gì khi bị viêm loét dạ dày để dạ dày phục hồi nhanh chóng?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung một số thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thức ăn trung hòa axit dịch vị. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh những loại thực phẩm có tác dụng kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Để hiểu rõ hơn về chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, những thông tin dưới đây sẽ hữu ích đến bạn.

I. Tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng phần đầu cuối dạ dày, đầu ruột non (khu vực tá tràng) xuất hiện vết viêm, loét do hiệu ứng ăn da của pepsin và axit bên trong dạ dày. Những vết loét có thể là vết ăn mòn hay những hố lõm như miệng núi lửa hoặc những vết lồi giống như polyp đại tràng.

Ăn uống không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh hoặc khiến cho tình trạng viêm loét ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa vết viêm loét tái phát hiệu quả. Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Như Ý, công tác tại khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, cô cho biết:

Đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày cấp tính: Lúc này, người bệnh cần có thời gian để dạ dày hồi phục vết thương, cách tốt nhất là người bệnh nên nhịn ăn trong vòng 24-48 giờ để tránh kích thích dạ dày tiết axit, dịch vị khiến cho lở loét càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh chỉ nên uống nước khoáng để đỡ khát, mất nước, đồng thời làm loãng dịch vị ở dạ dày. Sau khoảng thời gian nhịn ăn trên, bạn nên ăn những món ăn nhẹ, dễ tiêu như canh súp rau, thịt nghiền, uống sữa, ăn kem với năng lượng từ 1200 -1300 kcal mỗi ngày và tăng dần khối lượng thực phẩm theo từng ngày cho đến khi triệu chứng đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, ợ chua không còn.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính: Đối với trường hợp trên, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bệnh nhân tương đối kém, việc hấp thu một số Viatmin và chất khoáng cần thiết như: sắt, viatmin B12, đạm trở nên khó khăn nên người bệnh thường bị thiếu máu. Chính vì thế, chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần bổ sung đầy đủ chất khoáng, đạm như: axít folic, canxi, sắt, kẽm, magiê, vitamin A, D, K,…

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm cần được nấu chín, khi nấu nên thái nhỏ hay nghiền nát cho mềm sẽ hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày, giảm sự bài tiết dịch vị, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày hơn.

➜ Nhìn chung, nguyên tắc ăn uống khi bị viêm loét dạ dày tá tràng đó là làm giảm sự tiết dịch axit lên niêm mạc dạ dàygiảm sự co bóp của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn. Nắm được điều trên, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chọn được cho mình món ăn, thức uống tốt cho bệnh và những thực phẩm cần tránh xa để bảo vệ dạ dày.

II. Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Để giúp người đọc đỡ hoang mang, bối rối khi xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp, dưới đây, bác sĩ Nguyễn Trần Tường Vy, giảng viên bộ môn Dinh dưỡng trường Đại học Y dược Hà Nội sẽ giúp giúp bạn chọn ra một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh:

1. Thức ăn giảm tiết dịch vị

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần chú ý bổ sung những thực phẩm giảm tiết dịch vị để làm giảm tác động của axit lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo được xem là những thực phẩm làm giảm tiết dịch ở dạ dày.

Một số loại trái cây và rau củ như: chuối, dưa hấu, rau chận vịt, củ cải, bắp cải, mùi tây, rau diếp cũng được xem làm những thực phẩm hạn chế sự tiết dịch vị ở dạ dày khá công hiệu, bạn có thể cân nhắc để bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

2. Thức ăn có tính bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm hút dịch vị

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung một số loại thực phẩm có tính chất bao bọc, thấm hút dịch vị để giảm bớt lượng axit dư thừa ở dạ dày. Thực phẩm giàu tinh bột: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh qui sữa, lòng trắng trứng…

3. Thực phẩm đệm trung hòa axit dịch vị

Axit dư thừa trong dạ dày của người bị viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể được cân bằng nếu như bạn bổ sung các loại thực phẩm làm từ sữa như: sữa bò, trứng, pho mát, bơ…

4. Nhóm thực phẩm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm ứ trệ ở dạ dày

Để dạ dày có thể nhanh chóng phục hồi, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng thức ăn ứ đọng quá lâu ở niêm mạc dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.

Theo đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể một số loại đạm dễ tiêu như thịt nạc thăn, thịt gà, ngan, cá, các loại hải sản… Thay vì chiên rán, bạn nên luộc hoặc om để cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung sữa chua hằng ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi, đồng thời ức chế hại khuẩn cũng như sự bám dính của những vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn Hp.

4. Thực phẩm giúp mau lành vết thương

Bên cạnh việc dùng  những thực phẩm bổ trợ cho hệ tiêu hóa thì người bệnh cũng cần nạp thêm các món ăn chống viêm, làm lành vết viêm, loét ở dạ dày, tá tràng như: nghệ, mật ong, bắp cải, nha đam…

III. Nên kiêng gì khi bị viêm loét dạ dày tá tràng?

Một chế độ ăn hợp lý không chỉ đáp ứng được những món tốt cho dạ dày mà còn tránh được những thực phẩm có nguy cơ khiến cho dạ dày tổn hại thêm. Theo đó,  người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng những món ăn sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm, món ăn chứa nhiều dầu mỡ như: các chiên, tôm chiên, gà rán…vì chúng khiến cơ thể khó tiêu hóa và dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến cho vết loét bung rộng ra.

2. Đồ ăn cay, nóng

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần hạn chế những món ăn cay nóng như: ớt, tỏi, tiêu,  mù tạt… Nguyên do bởi đây đều là thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày, điều này có thể làm cho ổ loét lan rộng hơn rất nguy hiểm.

3. Tránh thực phẩm chứa nhiều axit

Sở dĩ nguyên nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày tá tràng đến từ sự dư thừa axit quá mức trong dạ dày. Nếu như bạn bổ sung thêm một số thực phẩm chứa nhiều axit như: cam, chanh, bưởi, đồ ăn lên men, đồ muối chua, đồ đóng hộp thì lượng axit dư thừa sẽ được gia tăng về số lượng, khiến cho tốc độ bào mòn và phân hủy niêm mạc dạ dày ngày càng nhanh, hoàn toàn không có lợi cho việc điều trị.

4. Đồ ăn dai, cứng, nhiều chất xơ

Người bị viêm loét dạ dày nên tránh những loại thực phẩm cứng, chứa nhiều chất xơ như: măng, rau muống, mướp… thịt chứa nhiều gân, sụn,  Những loại thực phẩm trên khiến cho dạ dày co bóp nhiều hơn, dễ gây trầy xước, tổn thương niêm mạc dạ dày.

5. Tránh chất kích thích, gây nghiện

Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn những chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá, chè, socola ra khỏi thực đơn hằng ngày.

Theo nhiều nghiên cứu, uống nhiều rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn gây tổn thương lên niêm mạc, khiến cho những vết thương tại ổ viêm ngày càng trở nên nặng nề hơn mà biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng đầu tiên, dễ nhận biết được đó là người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng rát, chướng bụng, đau thắt bụng.

*** Một số lưu ý trong quá trình chế biến thức ăn cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng

  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng khi chế biến thức ăn nên thái nhỏ, nghiền nát, xay để làm giảm áp lực lên dạ dày và giảm sự tiết dịch vị ở dạ dày, nhờ đó mà quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
  • Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Thức ăn quá lạnh sẽ khiến cho dạ dày co bóp mạnh hơn trong khi đó thức ăn quá nóng lại khiến niên mạc xung huyết và co bóp mạnh. Chính vì thế, nhiệt độ thích hợp để tiêu hóa thức ăn là từ 40-50 độ C.
  • Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng tiêu hóa. Nếu như người bệnh ăn thức ăn quá khô hay đặc thì men tiêu hóa không thể thấm vào thức ăn được. Ngược lại, nếu như bạn ăn quá lõng thì men tiêu hóa sẽ bị loãng dẫn đến  khả năng hấp thu thức ăn cũng kém đi.

Chỉ cần thực hiện đúng theo chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, con đường để bạn nói tạm biệt với các triệu chứng viêm loét dạ dày ngày càng nhanh hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn mau chóng khỏe mạnh!

BTV: Hương Giang

Bài viết được xem nhiều nhất: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *