Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách hạn chế

Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid hay còn được gọi tắt là NSAID. Nhóm thuốc này được dùng khá phổ biến, dùng trong các trường hợp như giảm đau, kháng viêm, hạ sốt. Không phủ nhận tầm quan trọng của nhóm thuốc này trong điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng quá mức thì NSAID có thể gây loét dạ dày tá tràng cực kỳ nguy hiểm. Tìm hiểu về cơ chế gây loét dạ dày của NSAID  để cảnh giác tác dụng phụ này khi dùng thuốc. 

Các thuốc NSAID phổ biến

 thuoc-gay-viem-loet-da-day

  • Thuốc aspirin
  • Thuốc diclofenac
  •  thuốc indomethacin
  • Thuốc piroxicam
  •  Và nhiều thuốc khác

Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID như thế nào?

Sau khi sử dụng thuốc NSAID vào mục đích giảm đau, chống viêm, hạ sốt thì có thể sinh ra phản ứng gây loét dạ dày.

Bình thường trong cơ thể có COX1 kích thích các enzym tạo thành chất trung gian hoá học chủ yếu là Prostaglandin  sinh lý có tác dụng tăng giảm chất nhầy ở dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sức lọc cầu thận. Còn COX2 kích thích các enzym tạo thành Prostaglandin gây viêm, gây đau, gây sốt.

thuoc-gay-viem-loet-da-day-1

Trong khi các thuốc NSAID khi dùng có khả năng ức chế quá trình COX1,  làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi chất nhày  giảm xuống thì hàm lượng acid dịch vị trong dạ dày sẽ dễ dàng bào mòn phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày. Đặc biệt thuốc NSAID lại là dẫn chất của acid có độ tan kém, trong môi trường acid dịch vị dạ dày sẽ khó tan nên tích tụ tại dạ dày lâu hơn kích thích trực tiếp niêm mạc gây viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

Từ những cơ chế trên có thể thấy khi dùng NSAID đều có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày gây viêm loét. Nếu dùng đường uống thì nguy cơ bị viêm loét càng tăng lên trong khi đa số thuốc nhóm NSAID đều dùng qua đường uống.

Cách hạn chế gây loét dạ dày của NSAID

Hạn chế nguy cơ gây loét dạ dày của NSAID thì bạn nên dùng một số cách như sau:

  • Chú ý dạng bào chế: Hạn chế gây loét dạ dày khi dùng thuốc NSAID có thể dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột, sẽ làm giảm bớt khả năng gây loét hơn.

thuoc-deu-tri-tang-huyet-ap-can-dung-theo-su-huong-dan-cua-bac-sy

  • Không dùng tùy tiện, lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Với những người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc đang mắc bệnh nên hạn chế thuốc này.
  • Nếu dùng dạng viên nang thì nên uống vào trước bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn vì thuốc chỉ dễ tan nên không được để thuốc lưu lại trong dạ dày nhiều hơn 2 tiếng.
  • Kết hợp dùng thêm các thuốc chống loét: Nếu chỉ dùng 1 – 2 liều thì đối với những người nhạy cảm mới bị loét. Nhưng đối với những người bị bệnh mạn tính như bệnh khớp, phải dùng các thuốc này thường xuyên thì rất nhiều bệnh nhân gặp tác dụng phụ này. Do vậy, người ta thường hay dùng các thuốc dự phòng loét (nhất là đối với những người có nguy cơ cao: có tiền sử viêm loét hoặc phối hợp NSAID với corticoid…). Các thuốc dự phòng loét thường dùng như: nhóm ức chế bơm proton, các thuốc bao niêm mạc (các antacid: maalox, kavet), prostasglandin tổng hợp…

Tới bệnh viện khi gặp phải các biểu hiện về bệnh viêm loét dạ dày như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ợ  chua, buồn nôn, đại tiện ra phân đen tanh hô i… Rủi ro thuốc NSAID  gây ra đối với dạ dày là rất cao nên khi dùng thuốc nên có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ trước khi dùng nhé.

Tìm hiểu thêm : Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

 

Ẩn

Bình luận

  1. pham vo minh ngoc Trả lời

    Cho em hỏi dạng bào chế phù hợp nhất của paracetamol để hạ sốt cho bệnh nhân là trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi là dạng nào ( viên nén, viên sủi, viên đạn đặt trực tràng, bột cốm sủi

  2. Ngọc diệp Trả lời

    Viên đạn đặt trực tràng nha ban.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *