Dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày nên biết những điều này

Hiện nay, hầu hết các bác sĩ đều chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày để ngăn chặn, giảm tình trạng viêm loét, triệu chứng bệnh. 

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện vết viêm, loét làm màng lót của dạ dày bị tổn thương, mô dưới bị lộ ra. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do vi khuẩn H.pylori. Việc dùng thuốc kháng sinh sẽ ức chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tiêu diệt chúng hiệu quả.

kháng sinh viêm loét dạ dày
Hầu hết các bác sĩ đều chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày.

I. Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày có thực sự tốt

Theo bác sĩ Trương Mỹ Ý – làm việc tại Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội cho biết: Hiện nay chưa có chế phẩm nào có thể thay thế được kháng sinh trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp. Một số loại thuốc như thuốc chống nôn, thuốc bao tráng niêm mạc, thuốc giảm co thắt dạ dày có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng không đặc trị được vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh khi đưa vào cơ thể sẽ nhanh chóng ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Đồng thời, các hoạt chất của thuốc ức chế quá trình phân bào, ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, khiến chúng bị tiêu diệt.

kháng sinh chữa viêm loét dạ dày
Hiện nay chưa có chế phẩm nào có thể thay thế được kháng sinh trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp

Tuy nhiên không có phương pháp điều trị nào là an toàn tuyệt đối 100%. Khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm dạ dày, bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ dị ứng kháng sinh, các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hệ tiêu hóa. Khi dùng kháng sinh liều lượng cao trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, thận. Để an toàn, bạn không được dùng kháng sinh liên tục quá hai tháng ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc.

♣ Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày?

BS Trương Mỹ Ý cho biết khoảng 90% người bị bệnh dạ dày đều do vi khuẩn Hp gây ra. Do đó nhiều người cho rằng cần phải dùng thuốc kháng sinh vì thuốc có tác dụng trị các loại vi khuẩn trong đường ruột. Trên thực tế, điều này không thực sự cần thiết.

Giả thử nếu bạn bị viêm loét dạ dày do căng thẳng, do thói quen sinh hoạt không điều độ… Khi căng thẳng kéo dài sẽ làm gia tăng tác nhân tân công niêm mạc dạ dày làm suy giảm hệ miễn dịch. Đối với trường hợp này, người bệnh chỉ cần hạn chế căng thẳng thì bệnh sẽ tự khỏi.

Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thì bạn phải dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, hạn chế một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc nặng hơn có thể gây ung thư dạ dày.

Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh dạ dày không được khuyến khích vì chúng có thể gây tác dụng không mong muốn cho những cơ quan khác như: gan, thận, tim mạch… Thêm vào đó, việc dùng kháng sinh dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khó trị dứt điểm bệnh. Do đó, việc dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và đòi hỏi người bệnh tuân thủ nghiêm ngặc thời gian và liều lượng sử dụng.

II. Các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị viêm loét dạ dày

Bác sĩ Trương Mỹ Ý cho biết, nếu bạn bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thì chắc chắn bạn phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nếu không muốn bệnh tiến triển, gây biến chứng nguy hiểm. Một số thuốc kháng sinh dưới đây được dùng để trị viêm loét dạ dày bao gồm:

thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày: clarithromycin, amoxillin, tetracyline...
Một số thuốc kháng sinh dưới đây được dùng để trị viêm loét dạ dày:

1. Thuốc Amoxicillin

Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Loại thuốc này thường được dùng phối hợp với một loại thuốc kháng sinh khác tên là clarithromycin. Thuốc hoạt động theo cơ chế ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Tuy nhiên bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ tỏng quá trình điều trị như: đau rát cổ họng, phát ban, đau đầu, tiêu chảy, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, tiểu tiện nhiều, sốt, co giật, lú lẫn.

2. Thuốc Tetracycline

Thuốc kháng sinh Tetracyline có dạng bột, viên nén, viên nang và siro. Những người bị dị ứng với nhóm thuốc Penicilin sẽ được bác sĩ kê cho thuốc này. Tetracyline  hoạt động trên cơ chế ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn H.Pylori. , khiến chúng không sống sót và phát triển được.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng diệt nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh như  Mycoplasma, Rickettsia, Chlamydia. Liều dùng thông thường cho người viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp là 500 mg/ 4 viên/ ngày.

3. Thuốc Levofloxacin

Levofloxacin 500mg là loại thuốc kháng sinh tổng hợp, thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp AND của vi khuẩn gây bệnh, từ dó tiêu diệt chúng. Những người bị thiếu máu, những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao thì nên thận trọng khi dùng thuốc. Đồng thời, việc dùng Levofloxacin kéo dài sẽ gây bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, dị ứng ngoài da… nên người bệnh cần lưu ý.

4. Thuốc Metronidazole

Thuốc kháng sinh Metronidazole thuộc nhóm kháng sinh nitroimidazoles, có tác dụng ngăn chặn quá trình phân bào của vi khuẩn Hp khiến chúng suy yếu rồi chết. Ngoài tác dụng điều trị chứng viêm loét, thuốc còn còn được dùng điều trị nhiễm trùng răng, miệng, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm nhiễm đường hô hấp. Liều dùng tiêu chuẩn là 500mg/2 viên/ ngày.

5. Thuốc Clarithromycin

Clarithromycin là loại kháng sinh được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm loét dạy dày do vi khuẩn Hp gây ra. Thuốc Clarithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrilide, điều trị viêm loét dạ dày bằng cách xâm nhập vào tế bào của vi khuẩn gây bệnh, cản trở quá trình tổng hợp protein của chúng, từ đó tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thuốc được dùng kết hợp với các loại kháng sinh khác để giảm nồng độ axit trong dạ dày. Thuốc được kê cho hầu hết bệnh nhân bị viêm loét. Liều dùng được chỉ định là: 500mg/ 2 viên/ ngày).

III. Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày

Sau khi tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị viêm loét dạ dày hợp lý giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tuy vậy, việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn mà người bệnh cần lưu ý như sau:

thuốc kháng sinh trị viêm loét dạ dày
Dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

1. Sôi bụng

Cảm giác bụng sôi òng ọc thường xuất hiện sau khi bạn dùng thuốc khoảng vài giờ, hoặc vài ngày. Để phòng tránh tình trạng trên, bạn nên uống thuốc đúng giờ, nên uống xen kẽ giữa hai bữa ăn khi bụng còn đói. Đồng thời, nên tránh xa các loại thực phẩm chức nhiều chất sơ vì chúng có thể tăng nhu động ruột gây sôi bụng, khó chịu.

2. Khô miệng

Một tác dụng phụ khác không khó bắt gặp khi bạn dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày đó là khô miệng. Nguyên do bởi trong các loại thuốc đau dạ dày  có chứa thành phần có tác dụng ức chế axit, ức chế luôn sự tiết dịch ở các cơ quan tuyến tụy, nước bọt.. nên tạo cảm giác khô miệng, khát nước. Giải pháp cho trường hợp này là uống nước thường xuyên, ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều vitamin như bưởi, cam, quýt…

3. Chán ăn

Người bệnh thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Để lý giải điều này, bác sĩ Ý có nói: khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày, thuốc làm giảm tiết dịch tiêu hóa thức ăn, giảm tiết nước bọt, giảm tác dụng lên hệ thần kinh tại trung tâm kích thích đói của não bộ nên người bệnh không có cảm  giác thèm ăn.

Để khắc phục tình trạng trên, người bệnh lưu ý không dùng thuốc với liều cao, liều lượng thuốc giảm dần đều khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm. Ngoài ra, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc kích thích hệ tiêu hóa.

4. Giảm ham muốn

Đây cũng là một tác dụng phụ khi dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày thường gặp. Người bệnh trong quá trình dùng thuốc không có hứng thú chuyện chăn gối và có xu hướng bỏ qua, trốn tránh. Lý do bởi khi dùng thuốc liều cao sẽ ức chế cảm thể H2 ở dạ dày, đồng thời ức chế luôn thụ cảm thể này trên não bộ nên làm giảm ham muốn quan hệ tình dục.

Tình trạng trên xảy ra khi dùng kháng sinh liều cao, nhất là thuốc cimetizin. Để khắc phục, không nên dùng thuốc kéo dài với liều cao.

5. Tiêu diệt vi khuẩn có lợi

Trong hệ tiêu hóa có hai loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Bình thường, vi khuẩn có lợi sẽ phát triển mạnh và kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại dẫn đến sự mất cân bằng, khiến đường ruột yếu hơn.

6. Mắc bệnh tự miễn đường ruột

Bệnh tự miễn là bệnh mà hệ thống miễn dịch tự tấn công lại cơ thể mình. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ về loại bệnh này nhưng đều khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do sự mất cân bằng trạng thái của cơ thể. Một số bệnh tự miễn đường ruột là bệnh tiêu chảy phân mỡ (Celiac), bệnh viêm đường ruột (Crohn).

7. Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng

Dùng thuốc kháng sinh nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Căn bệnh này nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong. Trong một nghiên cứu được công bố 2009 bởi WHO đã khẳng định dùng thuốc kháng sinh khi còn trẻ dễ gây viêm mũi màng kết, hen suyễn, eczema ở trẻ nhỏ. Sau khi nghiên cứu này được công bố, nhiều quốc gia đã đưa ra khuyến cáo không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh.

8. Hiện tượng kháng thuốc

Hiện tượng kháng thuốc đang bắt đầu phát triển và lan rộng khi số người có hiện tượng kháng thuốc ngày càng tăng cao. Người bệnh tự ý mua thuốc kháng sinh khi không cần thiết. Điều này khiến cho vi khuẩn “lờn” thuốc, việc điều trị viêm loét dạ dày bằng kháng sinh lúc này hầu như không hiệu quả.

9. Dễ mắc ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Phần Lan cho biết, những người thường xuyên dùng kháng sinh có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao gấp 1.5 lần so với người bình thường. Một số bệnh ung thư dễ mắc phải như: ung thư phổi, ruột, buồng kết, nội tiết, thận, tuyến giáp…

Ngoài ra, việc dùng thuốc kháng sinh còn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương gan, ảnh hưởng đến thai nhi, tăng cân…

Việc dùng thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh viêm loét dạ dày là rất cần thiết cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, các loại thuốc trên có thể là con dao hai lưỡi. Do đó, trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, bỏ thuốc dễ dẫn đến hiện tượng lờn thuốc, bệnh càng khó chữa trị hơn.

Chúc các bạn khỏe mạnh!

Biên tập: An Nhiên 

Thông tin hữu ích khác:

Ẩn

Bình luận

  1. Mọi người có ai biết đến bài thuốc chữa đau dạ dày của Dòng Họ Nguyễn Thu Ở Bắc Giang Bài này giới thiệu không ạ:
    >>> http://www.bacsidaday.com/thuoc-chua-viem-xung-huyet-hang-vi-da-day-tot-nhat.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *