9 Loại Rau Không Nên Bỏ Qua Khi Bị Bệnh Đau Dạ Dày

Rau xanh là thực phẩm không thể vắng mặt trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì để hỗ trợ hệ tiêu hóa và điều trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách chọn cho mình một số loại rau tốt dạ dày và sức khỏe.

Bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì tốt cho dạ dày?

Trong khẩu phần dinh dưỡng của mỗi người, không thể nào thiếu được rau xanh. Trong rau xanh chứa hàm lượng lớn vitamin và chất khoáng quan trọng. Đặc biệt, rau còn cug cấp hàm lượng lớn chất xơ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Dưới đây là một số loại rau tốt cho người bị đau dạ dày, bạn có thể bổ sung trong thực đơn hằng ngày.

1. Bắp cải

Hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất cùng chất xơ trong bắp cải sẽ là lá chắn vững chắc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của yếu tố tấn công (axit, dịch vị) trong dạ dày.

bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì
Bắp cải tốt cho người đau dạ dày

Đặc  biệt, năm 1948, các nhà khoa học người Thụy Điển đã phát hiện trong bắp cải chứa một chất chống viêm, loét dạ dày gọi  là Vitamin U, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Vì vitamin U dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, do đó người bệnh nên dùng bắp cải tươi chế biến thành những món ăn như: bắp cải luộc, salad bắp cải, bắp cải cuốn thịt sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh cao hơn.

2. Cải bẹ xanh

Người ta tìm thấy trong thành phần cải bẹ xanh nhiều vitamin như: A, B,K, axit nicotic có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của con người. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản, loại rau này sẽ cải thiện tình trạng tăng tiết dịch vị của dạ dày, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý chỉ nên dùng cải bẹ xanh chín để tránh tình trạng sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi.

3. Măng tây

Theo nhiều nghiên cứu, măng tây chứa hàm lượng lớn vitamin như P, C, arginine, mannan và chất xơ dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.

đau dạ dày ăn rau gì tốt
Măng tây tốt cho hoạt động tiêu hóa

Mầm của măng tây khi còn non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Bạn có thể dùng mầm măng đem sắc nước uống hoặc chế biến thành món ăn đều hỗ trợ hoạt động của đường ruột rất tốt, tăng cường lợi khuẩn, gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và dịch vị.

4. Cần tây

Khi bị đau dạ dày, bạn có thể bổ sung cần tây vào bữa ăn hằng ngày vì cần tây chứa nhiều vitamin A, C,K, canxi, sắt, axit folic, chất chống oxy hóa, chống viêm như  flavonoids, tannins, volatile, alkaloids …tốt cho dạ dày và sức khỏe. Nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh Dưỡng Hoa Kì cho biết, chỉ cần ăn cần tây trong vòng 1 tuần, các triệu chứng ợ nóng, ợ chua và tình trạng sưng viêm ở dạ dày được cải thiện đáng kể.

5. Rau chân vịt

Không chỉ làm đẹp da, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rau chân vịt còn có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Trong rau chân vịt chứa rất ít calo, 1 chén rau chân vịt tươi chỉ cho ra khoảng 7 calo, nhưng bù lại, loại thực vật này chứa hàm lượng lớn protein, carbs, chất xơ, cùng các loại vitamin như A, B6, C, K, chất chống oxy hóa… giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.

rau gì tốt cho người bị đau dạ dày
Nếu bị đau dạ dày, bạn nên bổ sung rau chân vịt vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Đặc biệt, rau chân vịt chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thu đầy đủ scellulose có công dụng thúc đẩy nhu động đường ruột, giúp người bệnh tránh được các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu…

6. Rau ngót

Rau ngót hay bù ngót là loại cây trồng quanh nhà. Rau ngót chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6  và nguyên tố vi lượng như Kali, canxi, magie. Vì có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc nên rau ngót được dùng để nấu những món ăn như canh bột ngót, canh thịt bằm. Với những đặc tính trên, bạn có thể bổ sung rau ngót vào bữa ăn hằng ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, vì rau ngót chứa hàm lượng lớn Papaverin (chất được tìm thấy nhiều trong cây thuốc phiện, có công dụng giảm viêm, giảm đau, hạ huyết áp) không thích hợp cho phụ nữ mang thai bi đau dạ dày vì chúng có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến hiện tượng sẩy thai.

7. Rau diếp cá

Nếu như bị đau dạ dày, bạn nên bổ sung gấp vào thực đơn những món ăn có rau diếp cá hoặc xay nước diếp cá. Trong rau diếp cá chứa nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao như: các loại vitamin A, B1, B2, C, K; axit folic cùng một số khoáng chất như mangan và crom. Khoa hoc cũng đã chứng minh ăn rau diếp cá thường xuyên sẽ hỗ trợ quá trình bài tiết dịch tiêu hóa và dịch vị của dạ dày, tăng bài tiết mật, cải thiện chức năng gan. Với những công dụng tuyệt vời như trên, chẳng có lí do gì để chối từ một loại rau giàu dinh dưỡng như trên.

8. Rau thìa là

Từ xa xưa, rau và hạt thìa là xuất hiện rất sớm trong thực đơn dinh dưỡng của người bị đau dạ dày ở Ấn Độ.

đau dạ dày nên ăn gì
Rau thìa là – tốt cho người bệnh đau dạ dày

Nguyên do tại sao như vậy cũng đã có nhiều nhà khoa học lí giải. Trong thành phần của rau thì là chứa vitamin  A, B, K… cùng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Ăn rau thìa là thường xuyên sẽ hạn chế được tính trạng tăng tiết dịch vị của dạ dày, tránh hiện tượng trào ngược. Hơn nữa, dùng rau này thường xuyên, các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng sẽ không làm phiền bạn thường xuyên.

9. Đậu rồng

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Quốc Gia Australia (Úc) đã tìm ra trong thành phần của cây đậu rồng chứa nhiều vitamin A, C, B1, B5, B6, các khoáng chất như sắt, cùng chất xơ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng lớn  gluxit, protit giúp gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện bệnh hiệu quả. Do đó, nếu những ai đang bị triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát vùng thượng vị dạ dày làm phiền, hãy nhanh chóng bổ sung đậu rồng vào thực đơn hằng ngày.

Với một số loại rau bài viết vừa liệt kê trên, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc “Bệnh đau dạ dày nên ăn rau gì” của bạn đọc. Ngoài việc bổ sung một số loại rau tốt cho sức khỏe, người bệnh cần chú ý cân bằng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn  hằng ngày, đồng thời, xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để quá trình trị bệnh đau dạ dày diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Thanh

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *