5 triệu chứng đau thượng vị dạ dày “Dễ nhầm lẫn cần nắm rõ”

Triệu chứng đau thượng vị dạ dày xuất hiện do rối loạn tiêu hóa nên thường dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Nhiều người cho rằng chỉ là cơn đau bình thường nên chủ quan, lơ là điều trị dẫn đến bệnh nặng thêm.

Bác sĩ Phương Liên – làm việc tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết: “Bệnh đau thượng vị (thuật ngữ tiếng anh còn gọi là epigastric) là bệnh đau nhức ở vùng bụng – giữa hai khung xương ức và ngay dưới đường núm vú. Hiện tượng đau thượng vị có triệu chứng rất giống với bệnh tiêu hóa thông thường. Nhiều người lầm tưởng đau thượng vị là đau dạ dày nhưng đây thực chất là một loại bệnh dạ dày.”

triệu chứng đau thượng vị dạ dày
Hiện tượng đau thượng vị có triệu chứng giống với bệnh tiêu hóa thông thường.

Các triệu chứng đau thượng vị dạ dày dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác

Bệnh đau thượng vị dạ dày biến đổi theo thời gian. Khi mới mắc bệnh, bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau bụng bất thường nhưng không quằn quại âm ỉ và dai dẳng. Sau một thời gian, bệnh tiến triển đồng nghĩa với tần xuất cơn đau tăng lên khiến nhiều người phải nhập viện. Thông thường, đau thượng vị xuất hiện lúc ăn xong hoặc nằm xuống quá sớm sau khi ăn xong.

Có loại bệnh đau thượng vị thông thường nhưng cũng có trường hợp những cơn đau thượng vị dạ dày là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh dạ dày nguy hiểm khác: viêm loét dạ dày, viêm hang vị, xung huyết dạ dày. Do đó, bạn nên bổ sung kiến thức về bệnh để sớm nhận biết bệnh đau thượng vị dạ dày cũng như có cách điều trị thích hợp.

Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận diện triệu chứng đau thượng vị dạ dày:

 # Đau thường xuyên ở vùng ngực

Đau thường xuyên vùng ngực là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đau thượng vị dạ dày. Cơn đau thường lan tỏa trên ngực làm cho người bệnh cảm thấy đau rát vùng ngực, sau đó lan sang bộ phận lân cận như lưng, nhất là lưng phải.

dấu hiệu đau thượng vị dạ dày
Dạ dày co bóp nhiều dễ gây đau thượng vị dạ dày

Những cơn đau xuất hiện thường xuyên vào bất cứ thời điểm nào. Có thể khi bạn đang ăn hoặc cũng có thể sau bữa ăn. Lúc này, nếu như ăn quá no, lượng thức ăn sẽ khiến dạ dày “quá tải”, dạ dày phải co bóp nhiều hơn bình thường để tiêu thụ hết lượng thức ăn. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài gây nên đau thượng vị dạ dày.

Ngoài ra, những bệnh nhân có thói quen uống các loại cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas cũng dễ gây đau thượng bị dà dày.

 # Ợ hơi, ợ nóng

Khi dạ dày làm việc, lượng axit thấm vào thức ăn bên trong, lên men và chuyển hóa thành một lượng khí. Để giảm áp lực lượng khí tích tụ bên trong dạ dày, thay vì chuyển xuống hậu môn để đi ra ngoài, cơ thể buộc giải phóng lượng hơi dư thừa ra ngoài qua đường miệng. Lượng khí này lại phản ngược lại thực quản, gây ợ hơi, ợ nóng.

biểu hiện bệnh đau thượng vị dạ dày
Người đau thượng vị dạ dày thường xuất hiện ợ chua, ợ nóng

Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần mà không có biện pháp chữa trị có thể gây viêm họng, khan tiếng, ung thư vòm họng, kéo theo bệnh viêm xoang mũi.

 # Chướng bụng, đầy hơi

Triệu chứng tiếp theo giúp bạn nhận biết bệnh đau thượng vị dạ dày là chứng chướng bụng, đầy hơi. Khi bị chướng bụng, người bệnh sẽ cảm thấy khó tiêu, bụng lúc nào cũng chướng, no rất khó chịu.

triệu chứng bệnh đau thượng vị dạ dày
Thức ăn đọng lại dạ dài quá lâu gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa thức ăn gặp vấn đề. Thức ăn nạp vào cơ thể nhưng dạ dày không tiêu hóa kịp, hoặc dạ dày và ruột phối hợp không nhuần nhuyễn gây khiến việc tiêu hóa mất nhiều thời gian, thức ăn đọng lại dạ dày quá lâu gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Ở một số trường hợp , bệnh nhân chỉ xuất hiện chướng bụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, càng về sau, biểu hiện của bệnh ngày càng rõ ràng hơn làm gia tăng nguy cơ đau thượng vị dạ dày ở mức độ nguy hiểm.

 # Chán ăn

Người bị đau thượng vị dày thường có cảm giác chán ăn. Hiện tượng này xuất hiện có thể do người bệnh quá mệt mức hoặc do các triệu chứng đau nhức, ợ nóng gây chua miệng, đắng miệng và không muốn ăn.

Ngoài ra, chán ăn còn có thể là do bệnh nhân mất vị giác hoặc do ám ảnh triệu chứng bệnh gây ra. Việc đau bụng sau mỗi khi ăn no khiến bệnh nhân kiêng dè, không dám ăn dần dần hình thành thói quen biếng ăn và chán ăn.

Biểu hiện chán ăn dễ gặp ở trẻ em. Do vậy, nhiều người lớn thường đánh đồng trẻ biếng ăn, dẫn đến việc mua thuốc và điều trị không đúng bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát kĩ thói quen ăn uống của con để tránh nhầm lẫn gây tác động xấu đến sức khỏe con bạn.

 # Buồn nôn và nôn

Khi bị đau thượng vị dạ dày, bệnh nhân thường xuất hiện cảm giác buồn nôn. Đó là tình trạng bạn có cảm giác chực nôn thức ăn trong dạ dày ra bên ngoài. Các chất người bệnh nôn ra có thể là thức ăn ngày hôm qua hoặc cũng có thể là thức ăn ngày hôm nay lẫn với chất nhầy, nước.

Nguyên nhân của những cơn buồn nôn xuất phát từ việc thức ăn hòa lẫn dịch vị dạ dày bị ứ lại, tạo áp lực lớn. Để giải quyết tình trạng này, cơ thể tạo ra những cơn buồn nôn để nôn đẩy thức ăn ra ngoài, giảm áp lực cho dạ dày. Khi nôn, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Triệu chứng này xuất hiện thường xuyên khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, cơ thể xanh xao vì không đủ chất dinh dưỡng, sụt cân. Nôn thường xuyên cũng báo hiệu cơ thể bạn đang chuyển sang giai đoạn nặng cho nên, không được xem thường vấn đề này.

* Nên làm gì khi mắc các triệu chứng trên?

– Khi cơn đau xuất hiện, bạn càng cố vận động, cơn đau càng mãnh liệt hơn. Việc đầu tiên bạn nên làm là ngừng mọi hoạt động, nằm bất động, không nên ăn uống gì kể cả khi đang đói để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.

– Cần đi khám ngay để được chẩn đoán bệnh và có cách chữa đau thượng vị, tránh để bệnh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng (thủng dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa,…) ngay khi mắc các triệu chứng trên.

– Để điều trị thượng vị dạ dày tốt nhất, không nên tự ý kê thuốc mà tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

– Mỗi người bệnh cần có ý thức chăm sóc và bảo vệ bản thân bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Không ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, không uống thuốc lá rượu bia để tổn hại đến gan, dạ dày. Hạn chế uống cà phê, nước có gas và điều quan trọng là giữ bản thân lạc quan vui vẻ, tránh lo âu căng thẳng trong cuộc sống sẽ là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ dạ dày của bạn.

Trên đây là 5 triệu chứng đau thượng vị dạ dày mà bạn nên biết. Nhìn chung, bản thân đau thượng vị không nghiêm trọng nếu như bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi nhận thấy các dấu hiệu trên chuyển biến nặng hơn, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm cách điều trị phù hợp.

Biên soạn: Thanh Hà

Xem thêm: Đau thượng vị buồn nôn phải làm sao?

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *