Uống thuốc đau dạ dày vào lúc nào? Trước hay sau khi ăn?

Thời điểm thích hợp để dùng thuốc đau dạ dày là khi nào? Trước hay sau khi ăn? Thuốc trị các bệnh về dạ dày là một trong những loại thuốc “khó chịu” nhất. Dùng thuốc vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Do đó, để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất và tránh những biến chứng nguy hại cho sức khỏe, bạn nên xem qua những cân nhắc sử dụng thuốc đau dạ dày sau.

uong-thuoc-dau-da-day-vao-luc-nao-truoc-hay-sau-khi-an

Thời điểm thích hợp để dùng thuốc

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để dùng thuốc sẽ cho phép bạn đạt được hiệu quả điều trị mong muốn và tránh được những rủi ro không đáng có.

Lưu ý rằng: uống thuốc khi đói thuốc sẽ được giữ lại trong dạ dày từ 10-30 phút với độ pH xấp xỉ 1;  uống thuốc khi no thuốc sẽ được giữ lại từ 1-4 giờ độ pH xấp xỉ 3.5. Như vậy, tùy vào tính chất và mục đích điều trị bệnh dạ dày của thuốc mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo thời điểm thích hợp để sử dụng.

# 1 – Thuốc nên uống khi đói

Dùng trước nửa tiếng hoặc 1 giờ trước bữa ăn.

– Thuốc “bọc” chữa đau dạ dày do viêm loét dạ dày nên được dùng trước khi có sự xuất hiện của thức ăn, ví dụ như sucralfat.

– Kháng sinh trị đau dạ dày do khuẩn HP, thời điểm dùng thuốc thích hợp là trước khi ăn. Khi bụng chưa chứa thức ăn, nồng độ acid trong dạ dày vẫn còn ở mức thấp nên không đủ phân hủy thuốc, vì vậy kháng sinh được giữ lại ở lượng lớn sẽ giúp tiêu diệt được nhiều khuẩn HP hơn.

– Các loại thuốc không nên giữ lâu trong dạ dày, bao gồm các loại viên bao tan ở ruột hoặc thuốc giải phóng chậm, thuốc kém bền ở môi trường axit (erythromycin hay ampicilin).

# 2 – Thuốc nên uống khi no

Dùng trong hoặc ngay sau khi vừa ăn no.

– Thuốc giảm đau dạ dày bằng cách kích thích bài tiết dịch vị, uống trước bữa ăn từ 10-15 phút.

– Thuốc kích thích tiêu hóa dạ dày, giảm đau, chống viêm.

– Thuốc được thức ăn làm tăng khả năng hấp thu vào cơ thể hoặc nhờ thức ăn mà kéo dài thời gian hấp thụ như các loại viên  nén digoxin. viêm nang amoxicilin, các loại vitamin…

– Những thuốc trị bệnh dạ dày hấp thu nhanh lúc đói và dễ gây ra tác dụng phụ như thuốc kháng histamin H1.

Dùng thuốc đau dạ dày thế nào cho đúng?

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của cơn đau dạ dày, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc nhất định để sử dụng.

uong-thuoc-dau-da-day-vao-luc-nao-truoc-hay-sau-khi-an-1

Nếu nhẹ, có thể chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng axit như  Stomafar hay Maalox.  Nếu nặng, thuốc chống tiết axit mạnh sẽ được chỉ định như nhóm thuốc kháng thụ thể H2 (Famotidin, Cimetidin, Ranitidin) hoặc thuốc ức chế bơm proton (Pantoprazol, Omeprazol, Lansoprazol,, Esomeprazol).

Nếu đau dạ dày do bệnh viêm loét dạ dày, thời gian điều trị bằng thuốc phải kéo dài ít nhất từ 1-2 tháng hoặc hơn.

Nếu đau dạ dày được xác định do khuẩn Helicobacter pylori gây ra, thì phác đồ điều trị chắc chắn sẽ được kết hợp với thuốc kháng sinh như clarithromycin, amoxicillin,  tetracyclin, metronidazol… phác đồ d9ee6i2 trị đau dạ dày do khuẩn HP thường gồm 3 loại thuốc, trong đó có 2 kháng sinh.

Trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà nghe theo lời mách bảo hoặc tự ý mua kháng sinh về điều trị thì khó tránh khỏi tình trạng kháng thuốc, gây cản trở cho việc điều trị về sau.

Nên tham khảo: Cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc

! Lời khuyên cho bạn:

Để điều trị tốt bệnh đau dạ dày  phối hợp chế độ ăn uống là điều kiện cần để thúc đẩy quá trình hồi phục. Bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất kích thích, đồ cay nóng, chiên nướng, nhiều chất béo…

Không uống rượu, bia, hút thuốc lá trong thời gian điều trị. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn uống đúng giờ, thời gian ăn phải cách giấc ngủ khuya ít nhất 4 tiếng. Nghĩ ngơi và làm việc hợp lý để tránh những căng thẳng, lo âu khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Bạn nên đọc thêm : Đau dạ dày không nên ăn gì

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *