Vi khuẩn Hp có diệt được hoàn toàn không?

Vi khuẩn Hp có diệt được hoàn toàn không khi mà chúng có sức đề kháng khá cao và có thể sống trong môi trường acid khá đậm đặc như dạ dày. Có : Chúng ta có thể triệt vi khuẩn HP tận gốc. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua các thông tin dưới đây

Theo TS bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ nguyên phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội và là trưởng ban Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết: Hiện nay dân số Việt Nam mắc phải vi khuẩn Hp khá cao chiếm 70%. Theo thống kê, cứ 1.000 người có đến 700 người mắc bệnh đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Và cũng ít ai biết rằng 50% dân số thế giới bị bệnh viêm loét dạ dày do nhiễm phải loại vi khuẩn này.

Nói rõ hơn về vi khuẩn Hp, bác sĩ cung cấp thêm thông tin: vi khuẩn Hp có tên khoa học là helicobacter pyloric được hai nhà nghiên cứu Barry Marshall và Robin Warren phát hiện vào năm 1982. Chúng là dạng xoắn khuẩn hình chữ S và là loại khuẩn gram âm, sống trong môi trường thiếu khí (kỵ khí).

Vi khuẩn Hp
Hình dạng vi khuẩn Hp

Loại khuẩn này có sức đề kháng khá cao và lớp nhầy niêm mạc dạ dày là môi tường sồng lý tưởng của chúng. Tại đây, vi khuẩn Hp sẽ sản sinh ra một hợp chất urease, chất này phá hủy niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày, nặn hon có thể gây ung thư dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Ngày nay có rất nhiều phương pháp khoa học có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày như xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, nội soi, kiểm tra hơi thở. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà mỗi phương pháp có độ nhạy khác nhau.

Vậy có triệt vi khuẩn HP hoàn toàn được không?

Theo những thông tin bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ chia sẻ bên trên, việc phát hiện vi khuẩn Hp đã trở nên khá đơn giản hơn so với trước đây nhờ sự tiến bộ của y học. Do đó, chúng ta có thể triệt vi khuẩn HP hoàn toàn chúng mới xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần đòi hỏi sự hợp tác từ phía người bệnh, để loại bỏ tận gốc loại vi khuẩn này.

Kháng sinh chính là kẻ thù cản trở sự phát triển của vi khuẩn Hp. Do đó, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, với trình trạng  sử dụng thuốc kháng sinh vô tội vạ như hiện nay, vi khuẩn Hp đã trở thành 1 trong 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh, rất khó tiêu diệt.

triệt vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh có phác đồ trị bệnh hợp lý và sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Nghe có vẻ đáng sợ nhưng bác sĩ Quỹ cho hay: Vi khuẩn Hp vẫn có thể tiêu diệt hoàn toàn bằng kháng sinh và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ vào năm 2017 đã đưa ra phác đồ điều trị mới nhất cho bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… do vi khuẩn Hp gây ra.

Trong phác đồ điều trị mới này, thuốc kháng sinh dùng để điều trị vi khuẩn Hp đã có sự thay đổi như một loại thuốc ức chế điều tiết acid nhóm thuốc bơm Proton (PPI) và ba loại kháng sinh kèm theo đó. Sau khi áp dụng, tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị bệnh này lên đến 80 – 95%.

Trường hợp cần tiêu diệt vi khuẩn Hp

Thông thường, diệt trừ vi khuẩn Hp chỉ áp dụng cho những ai mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng và đã được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thăm khám và đưa ra kết luận. Các trường hợp điển hình như:

  • Loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
  • Người bệnh bị ung thư dạ dày đã phẫu thuật.
  • Chứng khó tiêu chức năng hoặc thiếu máu, thiếu sắt.
  • Bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên nhân gây ra.
  • Trường hợp, gia đình có người bị bệnh ung thư dạ dày như anh, chị, em ruột hoặc bố và mẹ.
  • Người bị viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp tăng sản hoặc những người làm việc ở môi trường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Đối với trường hợp, người bệnh đã làm các xét nghiệm kiểm tra mà không có bất kỳ tổn thương hay dấu hiệu nào chứng tỏ bạn mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày hoặc gia đình bạn không có ai bị bệnh ung thư dạ dày, các bạn không cần thiết phải điều trị bệnh. Việc điều trị vi khuẩn Hp gây tốn kém và sử dụng khá nhiều kháng sinh gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Cách phòng ngừa và khắc phục vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp lây lan qua hai con đường chủ đạo đó là đường ăn uống và qua đường phân. Vì vây, cách phòng bệnh tốt nhất là người bệnh nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn.

Bên cạnh đó, các bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người thân hay bạn bè nếu biết họ mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống điều độ như không nên ăn quá no hoặc để bụng rỗng, hạn chế ăn độ mặn.

Mặt khác, bệnh nhân cũng không nên thức quá khuya mà cần duy trì thói quen sinh họa lành mạnh như tập thể dục, yoga đều đặn, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Luôn luôn giữ tâm lý thoải mái bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc để hạn chế stress. Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng giúp dạ dày thư giãn và giúp niêm mạc dạ dày hồi phục mau chóng.

Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không nên ăn đồ ăn quá cứng gây khó tiêu. Điều quan trọng nhất bệnh nhân nên kiêng không sử dụng rượu, bia, chất kích thích,… làm bệnh chuyển nặng và rất khó để điều trị vi khuẩn Hp.

Sử dụng nước sạch để sinh hoạt hàng ngày và ăn uống, không nên sử dụng nước mưa, ao, hồ, vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước với thời gian ngắn 3 ngày. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi diễn biến của bệnh và đưa ra cách khắc phục kịp thời.

Trên đây là câu trả lời Vi khuẩn Hp có diệt được hoàn toàn không? Vì vậy, để diệt trừ vi khuẩn Hp tận gốc người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và thực hiện nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *