Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì? [BẠN NÊN ĐỌC]

Viêm loét dạ dày kiêng gì để tránh làm tổn hại của dạ dày, giúp cho việc chữa bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn?

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết: người bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu không chú trọng bổ sung thực phẩm có lợi và kiêng thực phẩm, thói quen sinh hoạt khó hại, bệnh sẽ nghiêm trọng, khó điều trị hơn. Vậy, người bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì? Tham khảo bài viết để biết thêm thông tin chi tiết.

Viêm loét dạ dày kiêng gì
Viêm loét dạ dày kiêng gì để tránh làm tổn hại của dạ dày? 

I. Chế độ kiêng khem khoa học khi bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương được biểu hiện bằng vết loét. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh được xác định bởi sự mất cân bằng giữa axit Hcl, pepsin tiêu hóa thức ăn và chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cụ thể, người bị viêm loét dạ dày có lượng axit dư thừa cao, bào mòn đi lớp chất nhầy, lâu ngày gây viêm, loét dạ dày.

viêm loét dạ dày nên kiêng gì
Dùng đúng thuốc điều trị viêm loét dạ dày và có chế độ ăn uống, kiêng khem hợp lý, bạn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị bệnh.

Nguyên tắc để chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nói riêng và những bệnh lý dạ dày khác nói chung:

Thứ nhất, cần điều tiết hoạt động co thắt của dạ dày, ức chế và trung hòa axit trong dạ dày, tránh để axit dư thừa tác động sâu vào ổ viêm loét khiến bệnh chuyển nặng. Để làm được điều này, thuốc Tây chữa viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc Đông y sẽ đảm nhận trọng trách trên.

Nguyên tắc thứ hai được xem là nguyên tắc bổ trợ quá trình điều trị bệnh nhưng không kém quan trọng là người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, cần biết viêm loét dạ dày kiêng gì, nên ăn gì.

Nói riêng về chế độ kiêng khem dành cho người viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ Hồng Vân có chia sẻ: Chế độ kiêng cử dành cho người bệnh diễn ra ở 2 khía cạnh: ăn uống và sinh hoạt.

Dạ dày ở người khi tiếp nhận những thức ăn quá nóng, đồ ăn có tính nóng, đồ ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn có tính axit có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa và viêm loét dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày cũng không nên bổ sung những thực phẩm cứng, khó tiêu vì dạ dày phải co bóp nhiều và mạnh mới có thể tiêu hóa thức ăn hoàn toàn. Ngoài ra, những đồ uống, chất kích thích cũng cần được loại bỏ khỏi thực đơn vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit hơn, khiến ổ loét viêm sâu hơn.

Về thói quen sinh hoạt, người bệnh cần thiết lập cho mình một số thói quen sinh hoạt  khoa học, từ bỏ thói quen xấu gây hại đến dạ dày như: căng thẳng, stress, vận động mạnh sau khi ăn, ăn xong nằm liền…

Chỉ cần dùng đúng thuốc điều trị viêm loét dạ dày và có chế độ ăn uống, kiêng khem hợp lý, bạn sẽ rút ngắn được thời gian điều trị bệnh, khỏe mạnh, tận hưởng nhiều điều thú vị trong cuộc sống.

II. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?

Để lý giải rõ hơn viêm loét dạ dày nên kiêng gì, dưới đây, bác sĩ Hồng Vân sẽ tư vấn đến bạn đọc chế độ ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

1. Một số thực phẩm người loét dạ dày tá tràng nên kiêng

Ông Tổ của  ngành y Hippocrates từng nói: “Thực phẩm nên là vị thuốc của chúng ta và thuốc của ta nên là thực phẩm”.  Ở nhiều nước Đông phương và Tây phương, không ít người áp dụng chế độ thực dưỡng (chữa bệnh bằng con đường ăn uống) mà không dùng đến thuốc.

Nói như vậy để thấy được chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến quá trình trị bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày. Người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, cần biết viêm loét dạ dày kiêng gì, nên ăn gì, thói quen gì nên từ bỏ.

bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gÌ
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng gì?

Có 2 nguyên tắc chọn thực phẩm người viêm loét dạ dày nên biết:

  • Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm có tính kiềm, để trung hòa axit dạ dày, tránh dùng thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit.
  • Nguyên tắc 2:  Chọn thực phẩm dễ tiêu, tránh các loại thực phẩm nhiều đạm, mỡ khó tiêu vì chúng sẽ ở lại dạ dày lâu hơn, gây đầy hơi, khó chịu, ợ nóng, ợ chua…

Căn cứ vào nguyên tắc trên, người bệnh có thể tự nhận biết được một số thực phẩm cần kiêng khi bị viêm loét dạ dày.

# Nhóm thực phẩm chứa cay, nóng, có tính axit mạnh

Người bị viêm loét dạ dày cần tránh những thực phẩm chứa nhiều axit vì chúng sẽ gây kích ứng dạ dày, kích thích dạ dày sản sinh thêm axit, gây vết loét lan rộng hơn, khó lành.

viêm loét dạ dày cần kiêng gì
Người bị viêm loét dạ dày cần tránh những thực phẩm chứa nhiều axit

Các chuyên gia dinh dưỡng đã sử dụng thang đo PH để xác định tính kiềm và axit trong các loại thực phẩm, từ đó cung cấp kiến thức cho cộng đồng để biết cách chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm chứa nhiều axit cần hạn chế:

  • Đồ muối chua, đồ lên men như: măng chua, rau cải muối, cà muối, thịt muối…
  • Các loại trái cây: cà chua, cam, quýt, bưởi, cóc, xoài, khế…
  • Các loại gia vị: sốt mayonnaise, giấm, tương đậu nành (xì dầu), mật ong, ớt, tiêu, tỏi…
  • Các loại đồ uống chứa cồn: rượu, bia, cà phê, đồ uống có ga
  • Một số sản phẩm làm từ sữa: sữa phô mai, sữa đậu nành
  • Một số loại thịt: thịt xông khói, thịt đỏ
  • Chất kích thích: thuốc lá

# Nhóm thực phẩm khó tiêu

Khi nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn khó tiêu, dạ dày sẽ co bóp mạnh, hoạt động lâu hơn để tiêu hóa hết thức ăn. Điều này hoàn toàn không có lơi cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Những loại thực phẩm thuộc nhóm này gồm:

viêm loét dạ dày cần kiêng những gì
Thức ăn khó tiêu không tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo: đồ chiên, rán, bơ thực vật, mỡ động vật
  • Các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt vịt
  • Các loại rau củ: lá hẹ, khoai môn, củ cải già…
  • Socola: đường và caffeine trong socola gây co thắt bụng, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, nhất là trong giai đoạn phát bệnh.
  • Thực phẩm từ sữa: pho mát, bơ.

# Nhóm đồ ăn sống, lạnh

Những thực phẩm lạnh, thực phẩm tươi sống như: nghêu, tôm, mực, sứa… nếu không chế biến kĩ lưỡng, chúng có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp – một trong những thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần lưu ý.

kiêng gì khi bị viêm loét dạ dày
Cẩn thận khi ăn đồ sống, lạnh

Trên đây là một số thực phẩm gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, kích hoạt triệu chứng viêm loét dạ dày nên người bệnh cần hạn chế.

# Lưu ý:

Mặc dù người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần hạn chế dùng sữa và một số sản phẩm từ sữa, xong người bệnh vẫn có thể dùng sữa tách béo (sữa gầy), sữa chua. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, bảo vệ dạ dày khỏi sự phát triển vi khuẩn HP, Ecoli, làm sạch đường ruột. Nhất là với những người dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp, sữa chua sẽ giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột nhanh chóng.

Nhiều người cho rằng, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì ngại chúng sẽ cọ xát vào vết loét khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Đây là quan niệm sai lầm – Bs Hồng Vân cho hay. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn có chứa nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt, nhất là chế độ ăn chứa nhiều chất xơ hòa tan.

2. Những thói quen có hại cho người loét dạ dày tá tràng cần từ bỏ

Bên cạnh ăn uống, thói quen tưởng chừng vô hại nhưng tác động không nhỏ đến dạ dày. Nếu có những thói quen sau, bạn cần từ bỏ ngay lập tức.

bị viêm loét dạ dày cần kiêng gì
Thói quen có hại cho người loét dạ dày tá tràng cần bỏ ngay

# Ăn quá no:

Ăn quá no không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn khiến dạ dày co bóp thức ăn mạnh và hoạt động lâu hơn, không tốt cho người bị viêm loét.

# Nhai không kĩ: 

“Nhai kĩ no lâu” nhưng nếu nhai không kĩ dễ khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Nếu những ai có thói quen này cần từ bỏ ngay.

# Vừa ăn vừa làm việc

Cuộc thực nghiệm của viện Sức khỏe bang Texas, Hòa Kì 2015 trên những đối tượng bị bệnh dạ dày cho thấy: những người vừa ăn vừa làm việc có nguy cơ mắc bệnh dạ dày hơn so với những đối tượng khác, nhât slaf những ai lao động bằng trí óc. Khi làm việc trí não, máu phải dồn não khiến cho hoạt động tiêu hóa suy giảm, ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày.

# Ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa

Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa, nhất là bữa sáng gây ảnh hưởng không tốt lên dạ dày. Nguyên do bởi dù ăn hay không, dạ dày vẫn sẽ tiết axit, gây viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng trên kéo dài, ổ viêm loét sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

# Tránh căng thẳng, lo âu kéo dài

Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và khiến cho bệnh nặng thêm đó là lo âu, căng thẳng. Khi gặp áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, hormone lo lắng sẽ kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần thư giãn, nghĩ ngơi sau khi học tập và làm việc bằng các hình thức nghe nhạc, xem phim, nói chuyện với bạn bè, đi du lịch… để giải tỏa. Điều này không chỉ tốt cho tâm lí người bệnh mà còn giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Trên đây, bài viết vừa trình bày một số thông tin giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày nên kiêng gì. Chỉ cần dùng thuốc đúng cách, tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người bệnh, viêm loét dạ dày sẽ không còn là nỗi lo, nỗi ám ảnh mỗi khi cơn đau tới. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.

Chúc các bạn khỏe mạnh!

B.S Nguyễn Thị Hồng Vân (Yến Nhi ghi)

Thông tin hữu ích khác:   

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *