11 cách giảm axit dạ dày tại nhà cực đơn giản

Axit trong dạ dày chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày. Và cách tốt nhất để giảm axit dạ dày là người bệnh nên có nguyên tắc ăn, chế độ ăn uống khoa học và sử dụng các cách giảm axit dạ dày từ tự nhiên.

Bật mí 11 cách làm giảm axit dạ dày tại nhà cực kỳ hiệu quả

1. Nhai thức ăn thật chậm và kỹ

Một trong những mẹo đơn giản giúp làm giảm axit dạ dày hiệu quả đó là nhai thức ăn thật chậm và kỹ. Thông thường, miệng sẽ là cơ quan tiêu hóa thức ăn đầu tiên giúp nghiền và làm mềm thức ăn. Sau đó, chúng mới chuyển thức ăn xuống dạ dày, nhiệm vụ của dạ dày lúc này là co bóp, tiết axit để chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng.

Cách giảm acid dạ dày tại nhà

Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen ăn uống vội vàng, ăn quá nhanh. Chính điều này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Thức ăn chưa được nghiền nhỏ ở khoang miệng chuyển đến dạ dày. Lúc này, bắt buộc dạ dày phải co bóp nhiều hơn bình thường. Từ đó, lượng axit cũng được điều tiết nhiều gây tác động lên niêm mạc dạ dày và gây viêm.

Vì thế, để giảm tiết axit dạ dày loại bỏ triệu chứng đau dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa hệ tiêu hóa thường khuyên bệnh nhân nên ăn chậm, nhai kỹ.

2. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến và đồ uống chứa kích thích

Bạn có biết rằng thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng là tác nhân khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, để giảm acid dạ dày, người bệnh nên hạn chế ăn một số loại thức ăn được chế biến theo phương thức chiên, xào, nướng,… Bên cạnh đó, thực phẩm chứa đường và một số loại thức uống chứa chất kích thích như soda, rượu,… cũng nên hạn chế hoặc nên bỏ hẳn để làm giảm axit dạ dày.

3. Ăn rau lên men

Thực phẩm lên men như dưa cải muối chua hoặc kim chi cũng giúp giảm axit dạ dày. Bởi thực phẩm lên men thường chứa lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Các probiotic này không chỉ giúp tiêu diệt hệ khuẩn gây hại mà còn giúp làm giảm axit dạ dày. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách giảm axit dạ dày bằng rau lên men, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ dạ dày về những lợi ích và rủi ro thức ăn này mang lại.

4. Kiềm chế và kiểm soát căng thẳng

Bạn có biết, căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng axit dạ dày. Không chỉ dừng lại ở đó, stress hay căng thẳng quá nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tăng nhịp tim và là mối nguy làm tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Vì vây, để giảm axit dạ dày, các bạn nên kiểm soát căng thẳng thật tốt. Các biện pháp, kỹ thuật giúp kiềm chế căng thẳng như đi dạo, tập thiền định hoặc yoga, âm nhạc thư giãn hoặc tâm lý trị liệu,…

5. Nước uống cam thảo

Tài liệu ghi chép của đông y có đề cập đến cam thảo. Đây là một trong những vị thuốc giúp chữa viêm họng, điều trị ho, ngộ độc, mụn nhọt,… Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để làm bài thuốc chữa đau dạ dày, giúp cân bằng và duy trì nồng độ axit trong dạ dày.

Người bệnh có thể dùng cam thảo để ăn hoặc nấu nước uống để giảm axit dạ dày. Rất đơn giản, bạn dùng 2 – 3g cam thảo, rửa sạch và cho vào ấm nấu chung với 3 bát nước. Chia thuốc ra 3 lần và uống trong ngày. Tuy nhiên, để nước cam thảo phát huy hết tác dụng, bệnh nhân nên uống trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.

Lưu ý: Khi dùng nước cam thảo để giảm axit trong dạ dày, người bệnh nên kiêng ăn các loại cá hoặc các loại thuốc chứa các chất như Digitalis hay Corticosteroid hoặc thuốc lợi tiểu có thành phần Thiazide. Phụ nữ mang thai hoặc người bị cao huyết áp hay bệnh gan, thận yếu,… không nên áp dụng cam thảo để làm giảm axit dạ dày.

6. Uống nước giấm táo

Giấm táo là một thức uống được lên men từ nhiều vi khuẩn và nấm men. Chúng khá giàu protein và enzyme có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày. Giấm táo nguyên chất có thể giúp làm tăng lượng axit trong dạ dày bởi bản thân chúng chứa axit. Tuy nhiên, việc sử dụng giấm táo pha loãng có thể giúp làm giảm axit dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày.

cách giảm acid da dày bằng giấm táo

Cách giảm trào ngược axit dạ dày bằng giấm táo đơn giản, bệnh nhân chỉ cần 1 muỗng cà phê giấm táo pha loãng với 1 cốc nước ấm và 2 muỗng mật ong. Uống nước giấm táo sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút là cách giúp làm giảm axit trong dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng.

7. Ăn hoặc uống trà gừng

Gừng là thực phẩm được biết đến rộng rãi với đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng giúp giảm axit dạ dày, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và các rối loạn hệ tiêu hóa. Người bệnh chỉ cần nhai một vài miếng gừng sau khi ăn cơm. Hoặc dùng gừng hãm nước sôi và uống trước khi ăn.

8. Uống nước bắp cải

Bắp cải thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin. Đặc biệt trong đó, vitamin K và U có trong bắp cải rất tốt cho việc làm giảm axit trong dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày. Vì vitamin U thường rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, cho nên thay vì dùng bắp cải nấu ăn người bệnh nên làm sinh tố uống.

Dùng 1kg bắp cải rửa sạch và cắt nhỏ đem ép lấy nước. Thông thường, 1kg bắp cải có thể cho 500 – 700ml nước ép. Các bạn chia nước ra và uống trong ngày. Sử dụng liên tục nước ép bắp cải trong 1 tháng, giúp trung hòa acid trong dạ dày và cải thiện bệnh.

9. Nha đam

Chất gel trong nha đam không chỉ được nhiều chị em ưa chuộng dùng làm đẹp mà chúng còn được ví như một loại dược phẩm giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Mặt khác, chất gel này còn giúp làm ức chế, làm giảm acid Pepsin và HCl điều tiết trong dạ dày, giúp làm lành các vết loét dạ dày nhanh chóng.

Cách giảm trào ngược axit trong dạ dày bằng nha đam đơn giản và dễ dàng, bệnh nhân chỉ cần dùng 10g lá nha đam chiết lấy phần nhựa và đun sôi. Dùng nước này uống giúp cải thiện triệu chứng thông thường dạ dày.

10. Bí đỏ

Bí đỏ vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp làm giảm acid dạ dày, cải thiện đau dạ dày. Người bệnh chỉ cần dùng 1 quả bí đỏ và sắc với nước. Dùng nước này uống mỗi ngày giúp điều trị triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể dùng bí đỏ nấu canh ăn đều được.

11. Mật ong và nghệ

Mật ong và nghệ từ lâu đã nổi tiếng với đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm tình trạng viêm loét ở dạ dày. Bên cạnh đó, sự kết hợp này giúp tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày, phục hồi vết thương và cân bằng acid dịch vị. Người bệnh dùng 6g mật ong và 12g nghệ trộn chung và uống 3 lần mỗi ngày để làm giảm axit dạ dày.

Với 11 cách làm giảm axit dạ dày nêu trên, bệnh nhân có thể áp dụng để làm giảm acid dạ dày. Bên cạnh đó, để giảm axit dạ dày, người bệnh nên thử nhận lời khuyên từ các chuyên gia.

→ Có thể bạn quan tâm: Chữa trào ngược dạ dày thực quản tưởng khó mà hóa dễ

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *