Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa cần phải làm gì ? Thuốc và cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả tốt nhất giúp khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng, an toàn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định và biện pháp đối phó với căn bệnh này hiệu quả. Các bạn quan tâm có thể cùng tham khảo.

Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa gây ra những rối loạn đại tiện và đau bụng. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi đối tượng người lớn và trẻ em, do nhiều nguyên nhân gây nên như sau:

– Do chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn quá quá nhiều tinh bột, đồ ngọt gây khó tiêu hóa, dẫn đến bị lên men và gây ra đầy bụng khó tiêu. Hoặc do người bệnh chuyển khuẩn phần ăn một cách đột ngột cũng gây rối loạn tiêu hóa. Ví dụ đang ăn bình thường đột ngột chuyển sang ăn chay….

– Do vệ sinh ăn uống kém: ăn các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, chứa nhiều chất bảo quản, thuốc trừ sâu; ăn uống tại nơi không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chế biến không sạch; không vệ sinh trước khi ăn,…. rất dễ dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa.

– Do mất cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật hay còn gọi là “loạn khuẩn”. Nguyên nhân có thể do người bệnh dùng kháng sinh không đúng liều lượng và chỉ định.

Ngoài ra bệnh còn do thói quen ăn uống thất thường, do uống quá nhiều bia rượu, do ảnh hưởng của các bệnh lý (bệnh dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng, sỏi đường tiết niệu,….), do tâm lý căng thẳng, stress cũng gây ảnh hưởng dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Các biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa thường không khó để nhận biết và cũng có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các dấu hiệu như sau:

– Rối loạn đại tiện: thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo từng tình trạng bệnh.

– Đau bụng: tùy vào từng trường hợp bệnh sẽ có mức độ đau bụng nặng nhẹ khác nhau. Có trường hợp đau nhẹ và đau liên tục hoặc đău quằn quại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác. Một số trường hợp hiếm có thể đau lan ra sau lưng.

– Bị đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn,…

Thuốc chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Để chữa rối loạn tiêu hóa có thể dùng thuốc tây hoặc các bài thuốc nam. Các loại thuốc tây thường dùng như dicyclomin HCl (Bentyl), hyoscyamin sulfat (Levsin). Các loại thuốc này có tác dụng thuyên giảm chứng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Nếu trường hợp bị tiêu chảy thì dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy như loperamide (Imodium) hoặc diphenoxylate (Iomotil). Khi bị táo bón thì uống thuốc nhuận tràng.

Các bài thuốc nam được sử dụng phổ biến trong dân gian để chữa rối loạn tiêu hóa bạn có thể áp dụng như sau:

Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

– Dùng củ riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần. Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn.

– Lấy củ tỏi nướng, giã nát đắp vào rốn kết hợp dùng quả bồ kết đem đốt tồn tính, trộn với xà phòng để nhét vào hậu môn ngày 2 lần.

– Lấy lá khổ sâm rửa sạch, cho thêm ít muối vào để nhai kỹ và nuốt cả cái lẫn nước. Cách này có tác dụng chữa đầy hơi, chướng bụng rất hiệu quả.

– Để chữa tiêu chảy, kiết lỵ dùng bài thuốc kết hợp lá khổ sâm, nụ sim, búp ổi. Cả 3 thứ sao vàng, tán bột rồi trộn đều với nhau. Pha với nước để uống ngày 2 lần.

Cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Để chữa trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhanh chóng cần có sự phối hợp với các biện pháp phòng ngừa qua điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ thực hiện theo các biện pháp như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống hơp lý, hợp vệ sinh

Thuốc chữa và cách điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Cân bằng chế độ dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Người bệnh cần lưu ý tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, rượu bia và các chất kích thích. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau quả tươi trong chế độ ăn giúp cung cấp chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập đều đặn

– Khi đang bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh không nên thức khuya vì khi thức khuya sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, thư giãn tinh thần và tốt cho hệ tiêu hóa.

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Bình luận

  1. Phan mai Huong Trả lời

    Chao bac sy, toi cung dang bi can benh roi loan tieu hoa lau lam roi, luc thi bon luc thi long va luc co chat nhay, nhunh 4 nam ngay nay bi dau bung duoi lam ram hoai

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *