Khó chịu buồn nôn sau khi ăn là triệu chứng hầu như bất kì ai cũng gặp phải trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ nguyên nhân gây hiện tượng trên.
Hỏi: Chào bác sĩ, dạo gầy đây sau khi ăn xong, tôi thường xuyên bị khó chịu ở bụng kèm theo cảm giác buồn nôn. Cơn buồn nôn kéo dài khoảng 30 phút đến một tiếng mới đỡ hơn một chút. Tình trạng trên tái diễn thường xuyên rất khiến tôi ngại ăn uống, cứ lo ăn xong lai buồn nôn. Vậy nên tôi muốn hỏi bác sĩ buồn nôn khó chịu sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng trên? Rất mong được chuyên gia giải đáp.
(Chị Nguyễn Ngọc Trinh, 35 tuổi, Hà Giang)
GÓC GIẢI ĐÁP
Chào chị Ngọc Trinh, cảm ơn chị đã theo dõi và gửi câu hỏi cho chuyên trang. Cảm giác khó chịu, buồn nôn là do hệ thống thần kinh trung ương chi phối. Nếu không bắt nguồn từ những yếu tố khách quan như ngửi phải mùi hôi, tanh, thai nghén thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày….
Vì bệnh đường tiêu hóa có những biểu hiện tương tự nhau như đầy bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn nên không dễ nhận biết và kết quả chỉ thật sự chính xác hi bệnh nhân tiến hàng chẩn đoán phân biệt thông qua một số biện pháp như xét nghiệm, siêu âm, chụp CT.
Tuy vậy, bạn đọc vẫn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để nắm bắt đúng vấn đề mình đang mắc phải, tránh tâm lý hoang mang.
I/ Nguyên nhân gây khó chịu buồn nôn sau khi ăn
Cảm giác khó chịu, buồn nôn sau khi ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Đây có thể là những biểu hiện đơn thuần khi hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm. Một số nguyên nhân gây hiện tượng trên là:
1. Ăn uống không điều độ
Cảm giác giác khó chịu, buồn nôn là triệu chứng rất thường xảy ra sau khi ăn. Nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng trên xuất phát từ thói qune xuyên bỏ bữa, ăn uống uống vô tội vạ, ăn không đúng giờ giấc hay ăn quá no, dùng đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích như thuốc lá…
Ngoài ra, ăn nhiều thưc phẩm giàu tinh bột cũng khiến cho hệ tiêu hóa không kịp tiết men để tiêu thụ thức ăn, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày làm tăng áp lực lên bộ phận. Ăn nhiều chất đạm, xơ cùng một lúc cũng có thể gây cảm giác chướng bụng, buồn nôn khó chịu nhưng lại không cách gì có thể nôn được.
2. Dị ứng với thực phẩm
Trong dị ứng thực phẩm, hệ miễn dịch xác định nhầm một chất trong thực phẩm hoặc một thực phẩm nào đó có hại nên đã kích hoạt tế bào sinh kháng thể là globulin miễn dịch E (IgE) có tác dụng chống lại chất gây dị ứng. Trong những lần sau, kể cả khi chỉ ăn với lượng nhỏ, các kháng thể này cũng nhận được tín hiệu của hệ miễn dịch và sinh histamin cùng một số chất khác vào máu. Điều này gây nên các dấu hiệu và biểu hiện cụ thể, trong đó có cảm giác buồn nôn và khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng dễ quan sát như da ổ mề đay, ửng đỏ, tiêu chảy, đau quặn bụng, viêm mũi, khởi phát hen phế quản… Trườn hợp nặng có thể gây sốc phản vệ. Chính vì thế, nếu như cảm thấy có biểu hiện trên, hãy kiểm tra lại xem mình có nạp vào cơ thể thực phẩm nào gây dị ứng hay không.
3. Ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chất độc hại trong vài giờ, thậm chí là một ngày, cảm giác khó chịu ở bụng và khắp người, chứng buồn nôn xuấ hiện. Chỉ khi nôn được chất độc ta khỏi cơ thể, người bệnh mới có cảm giác dễ chịu. Nôn nhiều dễ gây tình trạng rôi loạn nước và chất điện giải, vì thế người bệnh nhanh chóng bù đắp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Do bệnh lý về dạ dày
Dạ dày là nơi chứa thức ăn sau khi được nghiền nát và thấm enzyp phân giải tại miệng. Do đó, nếu bị buồn nôn, khó chịu sau khi ăn thì dạ dày không thoát khỏi liên can. Một số bệnh dạ dày gây hiện tượng trên đó là:
+ Viêm loét dạ dày tá tràng:
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do sự thắng thế của yếu tố tấn công (axit, pepsin) trước yếu tố bảo vệ (chấy nhầy, hàng rào niêm mạc dạ dày). Điều này gây suy giảm chức năng, hoạt động co bóp và tiết dịch vị. Thức ăn sẽ ứ đọng lâu hơn gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó chịu. Để giảm bớt áp lực, dạ dày có xu hướng đẩy ngược thức ăn ra ngoài gây cảm giác buồn nôn.
+ Trào ngược dạ dày
Buồn nôn, khó chịu cũng là dấu hiệu giúp nhận biết bạn đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chứng buồn nôn, khó chịu xuất hiện vào sáng sớm khi đánh răng hoặc sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau rát vùng thượng vị dạ dày, nóng rát lồng ngực, ợ nóng, ợ hơi thường xuyên.
Nếu như miệng bất thình lình tiết nhiều nước bọt, giống như khi nôn mửa thì đây cũng là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
5. Bị hội chứng ruột kích thích
Chứng khó chịu buồn nôn sau khi ăn cũng là một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Người mắc hiện tượng trên hệ tiêu hóa hoạt động kém, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm nên gây các biểu hiện chướng bụng, đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm dễ tiêu, các loại rau xanh và tránh xa những thức uống, thực phẩm gây hại như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
6. Viêm tụy
Viêm tụy có thể khiến cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, đau bụng, đau âm ỉ hoặc dữ dội khu vực phía trên bên bụng phải.
7. Có vấn đề về túi mật
Nếu thường xuyên xuất hiện cảm giác khó chịu buồn nôn sau khi ăn thì hãy cảm giác bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo túi mật của bạn đang gặp trục trặc. Những bệnh như polyp túi mật, sỏi mật làm cho túi mật co bóp mạnh gây rối loạn vận động như buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng….
Để tránh tình trạng trên, trong chế độ ăn uống của mỗi bệnh nhân nên hạn chế các loại thịt đỏ, thịt mỡ vì đạm của chúng gây khó tiêu, cản trở sự pahst triển của vi khuẩn tại đường ruột, gây nên một số bệnh về túi mật.
II/ Cách khắc phục nhanh cảm giác khó chịu, buồn nôn sau khi ăn
Để giảm nhanh cảm giác buồn nôn, khó chịu mang lại nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay những mẹo sau đây:
# Chườm ấm, tắm nước ấm
Khi bị buồn nôn khó chịu, bạn nên dùng túi chườm ấm đắp lên bụng sẽ tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng trên hiệu quả. Hoặc người bệnh cũng có thể tắm nước ấm, khi tắm nắm chặt hai tay lại cũng cải thiện được chứng buồn nôn hiệu quả.
# Xoa bóp, bấm huyệt
Để bấm huyệt chữa buồn nôn, bạn dùng 2 đầu ngón tay ấn vào phần gân mền giữa ngón cái và xương, day liên tục trong khoảng 5 phút sẽ hết cảm giác buồn nôn.
# Uống trà gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có chứa hoạt chất có công dụng chống buồn nôn. Do đó, ngay khi xuất hiện biểu hiện trên, bạn nên pha cho mình một ly trà gừng để đẩy lùi cảm giác khó chịu.
# Uống trà húng quế
Ngoài trà gừng, bạn cũng có thể dùng húng quế để cải thiện vấn đề của hệ tiêu hóa, tromg đó có chứng buồn nôn. Bạn có thể dùng trà húng quế hoặc cho lá húng quế vào hãm với nước sôi cũng mang lại hiệu quả tương tự.
# Ăn chuối
Cảm giác khó chịu do buồn nôn sẽ tan biến nhanh chóng nếu như bạn ăn một quả chuối ngay sau khi uống ly nước ấm.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây khó chịu buồn nôn sau khi ăn và một số biện pháp khắc phục hiệu quả ngay tức thì. Nếu như triệu chứng trên xuất hiện liên tục và có tính chất chu kỳ, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám để được chẩn bệnh chính và có biện pháp điều trị kịp thời.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Chào bác sĩ năm nay con 19tuổi là nữ. Con cảm thấy khó chịu buồn nôn sau khi ăn. Đến khi nôn hết thì lại rất dễ chịu … không biết con có phải đang bị ăn không tiêu không ạ? Xin bác sĩ cho con ý kiến. Con cảm ơn
Thưa ..em thường xuyên ói.. lúc đói ăn vô là nôn ra hết nghe mùi cung muốn ói.e có bệnh đau bao tử.nhug sau lúc này e k có dau nữa mà ăn gì vô là nôn ra hết cảm thấy trong người khó chịu.
Chào bạn !
Tự nhien hai ngải gần đây
Tôi ăn xong sau 1 giờ
Lại buồn nôn
Không biết là bị gì
Cám on bạn nhieu