Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng mà hầu như ai cũng có thể gặp phải trong đời. Đây có thể là một hiện tượng bình thường, không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới bên trái là gì? Nên làm gì để khắc phục? Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới bên trái
Bụng dưới bên trái được tính từ rốn xuống xương chậu nằm, thuộc góc tư bên trái. Khu vực này gồm những bộ phận quan trọng với cơ thể như: đại tràng, ruột già, thận trái, buồng trứng, dạ dày. Hiện tượng đau bụng dưới bên trái chính là dấu hiệu cảnh báo những cơ quan này gặp trục trặc.
1. Nguyên nhân phát sinh từ hệ tiêu hóa
Bụng dưới bên trái là nơi tập trung cơ quan thuộc hệ tiêu hóa: mật, tụy, dạ dày, đại tràng… Nếu xuất hiện cơn đau tại đây, rất có khả năng bạn mắc những bệnh sau:
# Đau ruột già
Đau ruột là là bệnh ruột già co thắt hay còn được gọi là sưng ruột già, rối loạn tiêu hóa. Người bị đau ruột già có biểu hiện đau quặn bụng, sình bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như: nóng sốt, đi ngoài ra máu, phân nhỏ đi…
# Đau dạ dày
Đau dạ dày còn được gọi là đau bao tử là tình trạng dạ dày bị tổn thương như viêm, loét. Cơn đau thường xuất hiện khi nhịn đói hay ăn no, kèm theo cảm giác nhợn, buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau thượng vị, cơn đau âm ỉ hoặc kéo dài trong thời gian ngắn rồi lan tỏa sang bên bụng dưới bên trái. Trường hợp đau dạ dày nặng có thể kèm theo biểu hiện chán ăn, sụt cân, xuất huyết tiêu hóa, người xanh xao, mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày phần lớn là do vi khuẩn Hp hoạt động, chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều rượu bia, thuốc lá, lạm dụng các loại thuốc kháng sinh kháng viêm giảm đau không steroid…
# Tắc ruột
Tắc một đoạn ruột nào ở khu vực ruột bên trái có thể gây đau bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn, tăng áp ở ổ bụng và ruột tạo âm thanh lớn từng cơn. Nếu như ruột bị tắc bí hoàn toàn có thể gây bí trung tiện và đại tiện, còn trường hợp tắc bán ruột thì chỉ gây bí đại tiện, vẫn trung tiện được.
# Đau tụy tạng
Cơn đau do tụy tạng khá dữ dội, đau bên trái và thấu ra sau lưng kèm theo biểu hiện ói mửa, ăn không được, sau khi ăn cơn đau càng rõ rệt hơn. Đau do tụy tạng thường kéo dài vài tiếng đồng hồ, có khi cả ngày. Viêm tụy tạng có thể làm thay đổi hóa học trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng phổi, làm giảm oxy trong máu gây nguy hiểm đến sức khỏe.
# Viêm đại tràng
Khi bị viêm đại tràng, người bệnh xuất hiện cơn đau quặn thắt dữ dội ía dưới vùng bụng bên trái, kèm theo cảm giác muốn đi đại tiện, chán ăn, sốt nhẹ, người mệt mỏi, gầy sút.
2. Nguyên nhân phát sinh từ hệ sinh sản
Đối với nữ giới và nam giới đang trong độ tuổi sinh sản, đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bất thường của hệ sinh sản. Đó là:
# Mang thai ngoài tử cung
Nếu xuất hiện đau bụng dưới bên trái, đau quặn thắt trong những tháng đầu thai kì thì bạn nên đặc biệt cảnh giác và đi thăm khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung.
# U nang buồng trứng
Nếu bị đau bụng dưới bên trái âm ỉ trong nhiều ngày kèm với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu đen, vón cục, bụng dưới căng cứng… thì nên cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh u nang buồng trứng.
# Viêm tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là cơ quan quan trọng của nam giới, có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng. Viêm tuyết tiền liệt sẽ gây đầy bụng dưới phía bên trái.
3. Nguyên nhân phát sinh từ hệ tiết niệu
Khu vực bên bụng dưới bên trái là nơi có những bộ phận thuộc đường tiết niệu. Đau bụng dưới bên trái có thể là do một số cơ quan thuộc hệ tiết niệu gặp vấn đề.
# Viêm bàng quang
Viêm bàng quang khiến cho người bệnh có cảm giác bụng dưới bên trái bị đau quặn thắt, kèm theo các triệu chứng đi kèm như tiểu nhiều, nước tiểu có màu vàng đục, đôi khi lẫn máu, đau hơn khi quan hệ tình dục.
# Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng các thành phần hóa học trong nước tiểu kết tinh thành sỏi ở thận và ống niệu (cơ quan có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu từ thận sang bàng quang). Sỏi tại tiết niệu hay thận trái có thể gây cơn đau bụng dưới bên trái, đau lam ra sau lưng. Một số triệu chứng đi kèm đó là: môn mửa, buồn nôn, tiểu buốt, tiểu ra máu…
# Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (đường tiểu) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu như thânj, bàng quang, niệu đạo… Giống như sỏi ở đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu gây cơn đau đột ngột khu vực bụng trái, tại các xương sường nằm cạnh lưng, dưới vị trítrung tâm kèm theo biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt.
4. Một số nguyên nhân khác gây hiện tượng đau bụng dưới bên trái
Những vết bầm tím, khối máu tụ ở cơ bụng có thể gây chứng đau bụng dưới bên trái. Những vấn đề như phình động mạch chủ (động mạch chủ căng phình tại một vị trí như một quả bóng, có thể vỡ ra bất cứ khi nào) cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng trên. Ngoài ra, máu mạch máu bị viêm, máu đông tại khu vực bụng dưới bện trái cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây cơn đau bất ngờ, đột ngột này.
Có thể thấy, nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới bên trái rất đa dạng. Đó có thể là do hệ tiêu hóa gặp trục trặc, hoặc đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm đường tiết niệu, đường sinh sản. Nếu tình trạng đau diễn ra thường xuyên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Hoàng Giang
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!