Không chỉ người lớn mới bị bệnh viêm loét đại tràng mà ngay cả tới trẻ nhỏ cũng mắc phải căn bệnh này. Ở trẻ em, đây là một trong 2 loại (bên cạnh bệnh Crohn) của bệnh viêm ruột mãn tính. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nên phụ huynh cần hết sức lưu ý. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và cách chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em.
1. Triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em
Trên thực tế, bệnh viêm loét đại tràng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, ở nhiều giai đoạn lứa tuổi. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh tới trẻ ở độ tuổi lớn hơn (6 – 10 tuổi). Khi trẻ bị mắc bệnh, cha mẹ có thể xác định thông qua một số các biểu hiện dưới đây:
– Tiêu chảy (thường kèm theo máu): đây là triệu chứng cơ bản nhất của bệnh mà phụ huynh sẽ dễ dàng nhận biết. Bình thường, trẻ nhỏ có thể bị tiêu chảy so một hoặc một số nguyên nhân nào đó. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy thường xuyên và có kèm theo máu tươi thì nên chú ý tới bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ.
– Đau bụng, tắc ruột
– Trẻ sút cân nhanh, gầy yếu
– Các triệu chứng khác bao gồm: sốt, biếng ăn, thiếu máu, nổi mẩn đỏ, đặc biệt là hồng ban nút và loét trên da gây đau đớn, loét miệng aphthe, và các bệnh viêm gan.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em
Ở người trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xác định hầu hết là do vi khuẩn H pylori gây nên. Tuy nhiên, nguyên nhân này không hoặc gần như hiếm gặp ở trẻ em. Các nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em được xác định bao gồm:
– Chế độ ăn không hợp lý: do cha mẹ không sắp xếp và cân bằng lượng thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, nhất là nếu ép con ăn quá nhiều hay thêm nhiều gia vị trong thức ăn của trẻ gây nên tình trạng kích thích tăng tiết dịch là nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ.
– Sử dụng nhiều thuốc hạ sốt giảm đau: khi trẻ bị sốt, cha mẹ thường có thói quen dùng ngay các loại thuốc hạ sốt cho trẻ uống hoặc thậm chí còn kêu đau bụng thì tự cho uống thuốc giảm đau, uống vượt quá liều lượng cho phép… đều là những tác nhân gây loét dạ dày ở trẻ.
– Tâm lý căng thẳng: không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ con cũng thường xuyên cảm thấy căng thẳng vì một hoặc nhiều lý do khác nhau. Đối với trẻ nhỏ có thể gặp phải áp lực về tâm lý như khi bố mẹ li dị, áp lực học hành, những cảm giác mất mát hay thất bại trong cuộc sống, thậm chí là nghiện các trò chơi trực tuyến… Ở những độ tuổi có sự biến đổi tâm lí, rối loạn hành vi cảm xúc cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.
3. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em
– Các thử nghiệm: đếm máu, phân tích nước tiểu, đo tốc độ lắng (ESR) và xét nghiệm hóa học. Xét nghiệm cũng bao gồm soi ruột già, như vậy cũng có thể sinh thiết để khẳng định chẩn đoán.
– Nội soi tiêu hóa: trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không hề có cảm giác đau và sợ, sau khi soi xong trẻ tỉnh táo bình thường.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em
Trẻ sau khi được chẩn đoán bị mắc bệnh viêm loét đại tràng sẽ được bác sĩ lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn H pylori và các xét nghiệm cần thiết khác để điều trị hợp lí nhất. Các phương pháp được áp dụng điều trị hiện nay bao gồm:
– Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như Metronidazole và Ciprofloxacin ở trẻ lớn. Trẻ em trong trường hợp nặng cũng có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như 6-mercaptopurine, Azathioprine, hay Cyclosporine A.
– Phương pháp giải phẫu.
– Hỗ trợ điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ.
Viêm loét đại tràng ở trẻ em không phải là bệnh đơn giản mà ngược lại gây ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe nói chung và cuộc sống của trẻ sau này. Chính vì thế, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để phòng ngừa bệnh cho con. Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào về sức khỏe, nhất là các biểu hiện bệnh viêm loét đại tràng nêu trên thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Bạn có thể đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!