Mật ong và nghệ: vị thuốc quý trị bệnh viêm loét dạ dày

Nếu không may mắc phải bệnh viêm loét dạ dày, cuộc sống của bạn trở nên thật sự khó chịu khi phải uống hàng tá thuốc có mùi vị khó chịu và ăn uống thì cũng không còn được thoải mái như xưa. Ăn uống có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất lớn nên tất cả những món ăn hấp dẫn có vị chua cay, chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ vắng bóng trong khẩu phần hàng ngày của bạn. Nói như vậy có nghĩa là bệnh viêm loét dạ dày không chỉ hành hạ người bệnh bằng những cơn đau kéo dài ở bụng mà nó còn thách thức sự kiên trì chịu đựng của người bệnh nếu họ muốn mau chóng khỏi bệnh. Với những vị thuốc dân gian bạn sẽ không còn phải chịu đựng mùi vị khó chịu của các loại thuốc  dạ dày nữa, các vị thuốc này đều có nguồn gốc tự nhiên rất dễ uống . Mật ong và nghệ tuy rất phổ biến nhưng nó lại là phương thuốc rất quý trong việc chữa bệnh viêm loét dạ dày. Nó không những trị bệnh tốt mà còn kích thích khẩu vị giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Hãy xem tác dụng của mật ong và nghệ đối với bệnh này thế nào nhé.

Mật ong và nghệ: vị thuốc quý trị bệnh viêm loét dạ dày

Tác dụng của nghệ

Theo y học cổ truyền, nghệ đi vào 2 kinh can và tỳ, có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Dùng nghệ với liều lượng từ 1 đến 6g (dưới dạng bột nghệ hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày , vàng da, phụ nữ sinh xong bị đau bụng.

Trong củ nghệ có chất màu curcumin. Một số kết quả nghiên cứu cho biết curcumin làm tăng co bóp túi mật, do đó có tác dụng trợ tiêu hóa nhưng không làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Nguyên nhân gây loét dạ dày được nói đến nhiều, trong số đó có giả thiết cho rằng bệnh sinh ra là do sự mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét: dịch vị có độ acid cao vượt quá khả năng chống đỡ bình thường của niêm mạc dạ dày, tá tràng; hoặc do niêm mạc dạ dày giảm dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ acid bình thường.

Mấy năm gần đây, tờ “Khoa học và tương lai” của Pháp có đưa tin nhà khoa học Conay sau khi nghiên cứu cho biết trong củ nghệ có 3 hoạt chất curcumin I, II và III – Các hoạt chất này ức chế được các khối u ở da và dạ dày (Các nhà nghiên cứu Ấn Ðộ cũng xác nhận kết quả này). Như vậy dùng nghệ để điều trị bệnh lý dạ dày có cơ sở cả về mặt y học cổ truyền lẫn y học đương đại.

Tác dụng của mật ong

Mật ong là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài ra còn là vị thuốc phổ biến được y học dân tộc dùng từ lâu đời. Thường dùng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng…, dùng 20-50g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo kết quả nghiên cứu điều trị của Bệnh viện Ostrounop ở Matxcơva và một số bệnh viện khác của Nga, mật ong làm giảm acid của dịch vị, giúp độ acid dạ dày trở thành bình thường và làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân này đều lên cân, sự tiêu hóa tiến triển tốt hơn.

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *