Thuốc chống viêm loét dạ dày Famotidin là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp gặp phải những vấn đề về dạ dày tá tràng như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản….
Đây là loại thuốc kê đơn theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, bạn cần nắm rõ những thông tin cơ bản của thuốc để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
I. Thông tin về thuốc chống viêm loét dạ dày Famotidin
Famotidin là một trong những loại thuốc thuộc nhóm đối kháng Histamin H2 (chất trung gian gây một số triệu chứng đường tiêu hóa) do công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 – Dopharma.JSC sản xuất.
Nhờ vào những thành phần chuyên biệt, thuốc có tác dụng ức chế quá trình tiết axit ở dạ dày bằng cách giảm tiết axit ở dạ dày, nhờ vậy mà tổn thương ở niêm mạc dạ dày có điều kiện phục hồi, triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng cũng được đẩy lùi nhanh chóng.
1. Thành phần của thuốc Famotidin là gì?
Thành phần chính của thuốc Famotindin gồm:
- Famotindin……………40 gam
- Talcum, Magnesi stearat, đường kính, tinh bột.
- Xanh Patent, Gelatin
2. Thuốc Famotidin có những dạng nào?
Với thành phần chính là Famotindin, thuốc được bào chế dưới dạng: dạng tiêm vào tĩnh mạch và dạng dung dịch uống, và dạng thuốc viên.
- Thuốc dạng tiêm: 10mg/ml (2ml)
- Dung dịch uống: 40mg/50ml (50ml)
- Viên nén, viên nén bao phim: 10mg, 20mg, 40mg
Lưu ý: Famotindin là thuốc kê đơn. Do đó, tùy theo thể trạng cũng như mức độ thương tổn ở dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn liều lượng phù hợp. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ.
3. Công dụng của Famitidin
Để hiểu hơn về công dụng của Famotidin, việc hiểu thêm về cơ chế tác động của thuốc không bao giờ là thừa.
Histamin là một loại chất trung gian trong cơ thể, thường xuất hiện ở những vị trí dễ bị tổn thương như chân, tay, mũi, bề mặt nội mô cơ thể mạch máu. Histamin có 2 thụ thể chính: thụ thể H1 và thụ thể H2. Khi cơ thể bị lạnh, tổn thương tế bào, chất này sẽ được giải phóng dưới dạng gốc tự do và gắn kết vào những vị trí nhạy cảm trên cơ thể (gọi là thụ thể Histamin). Khi Histamin gắn vào thụ thể H1 sẽ gây nên hiện tượng dị ứng trên da, gắn vào thụ thể H2 sẽ gây nên phản ứng trên đường tiêu hóa: tăng tiết axit dạ dày – đây là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, thậm chí thủng dạ dày….
Thuốc kháng Histamin H2 Famotindin có tác dụng đánh bật histamin ra khỏi thụ thể H2 trên cơ quan. Chỉ khi histamin tự do không còn gắn với thụ thể thì nồng độ axit dạ dày mới được giảm, người bệnh không còn đối mặt với triệu chứng ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị… do axit dư thừa gây ra bất kể ngày hay đêm.
Tóm lại, với cơ chế hoạt động như trên, thuốc Famotindin có tác dụng điều trị một số bệnh do axit dư thừa gây nên:
- Điều trị một số vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
- Loại bỏ triệu chứng ợ nóng,ợ chua, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản do axit bào mòn.
- Dùng kết hợp với một số thuốc khác để chữa trị chứng bệnh xuất huyết đường tiêu hóa.
4. Chỉ định – chống chỉ định
# Chỉ định:
Thuốc có thể được chỉ định cho mọi lứa tuổi bao gồm trẻ sơ sinh. Người bệnh có thể dùng thuốc nếu như mắc phải bệnh lý sau:
- Bệnh nhân bị loét dạ dày cấp tính và mãn tính.
- Bệnh nhân bị trào ngược dày thực quản
- Bệnh nhân bị Zollinger-Ellison do dạ dày tăng tiết axit.
- Bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa.
# Chống chỉ định, thận trọng
Chống chỉ định thuốc, thận trọng sử dụng thuốc nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau:
- Người quá mẫn cảm với thành phần Famotindin hay bất kì thành phần khác có trong thuốc không nên dùng.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú không nên dùng.
- Thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn đang mắc bệnh về gan, thận, ung thư dạ dày, hen suyễn và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.
5. Tác dụng phụ của Famitidin là gì?
Theo kết quả kiểm nghiệm lâm sàn, một số tác dụng phụ thường thấy khi dùng thuốc Famotindin là:
- Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói).
- Đau đầu, nhức mỏi, người uể oải, miệng khô.
- Một số phản ứng nghiêm trọng: khó thở, sưng họng, sưng mặt, phát ban, ngực đánh trống liên hồi, tay chân tê, người mất cảm giác… Mặc dù khá hiếm gặp, tuy nhiên, nếu gặp phải những biểu hiện trên, người bệnh nên nhanh chóng ngừng thuốc và gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.
6. Dùng thuốc Famitidin như thế nào đúng cách và an toàn?
Famotindin được dùng dạng đường uống. Dạng tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch thường áp dụng cho những đối tượng bị tăng tiết axit gây nên bệnh loét dạ dày tá tràng dai dẳng không uống được thuốc. Liều dùng theo mô tả của nhà sản xuất gồm:
# Đường uống:
- Loét dạ dày thể hoạt động:
Đối với người lớn: uống 1 lần (40mg)/ ngày. Có thể dùng 20mg trên ngày, ngày 2 lần. Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh chỉ sau 4-8 tuần điều trị.
Điều trị duy trì sau khi vết loét ở dạ dày đã lành để giảm tái phát: 20mg/ ngày, uống trước khi đi ngủ.
Đối với trẻ em từ 1-16 tuổi: uống 0.5 mg/kg vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Không dùng quá 40mg/ ngày.
- Loét dạ dày thể lành tính hoạt động
Đối với người lớn: uống 1 lần (40mg)/ ngày trước khi đi ngủ. Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh sau 8 tuần điều trị.
Đối với trẻ em từ 1-16 tuổi: uống 0.5 mg/kg vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc có thể chia làm 2 lượt uống. Liều dùng không được quá 40mg/ ngày.
- Trào ngược dạ dày thực quản
Đối với người lớn: uống 20 mg x 2 lần/ ngày, trong vòng 6 tuần. Trường hợp bệnh nhân bị viêm trợt loét bởi trào ngược dạ dày thực quản: uống 20 mg x 2 lần/ ngày, dùng liên tục trong vòng 12 tuần. Điều trị duy tri để tránh tái phát: 20mg x 2 lần/ ngày.
Đối với trẻ em từ 1-16 tuổi: uống 1 mg/kg, chia làm 2 lượt uống.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: nên dùng đường uống để điều trị. Cụ thể:
Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi: uống 0.5 mg/k g trong vòng 4 tuần.
Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi: uống 0.5mg/kg, ngày dùng 2 lần, dùng trong 4 tuần.
- Các bệnh lý do hiện tượng tăng tiết axit gây nên (đau tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger- Elison)
Liều dùng thuốc dựa vào khả năng dung nạp của người bệnh.
Liều dùng khởi điểm ở người lớn: dùng 20 mg, cách nhau 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, với một số trường hợp bệnh nặng, liều dùng khởi đầu có thể cao hơn. Thông thường, liều dùng từ 20-160 mg, cách 6 giờ uống một lần. Liều dùng tối đa có thể tăng đến 800 mg/ ngày được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh đặc biệt nặng.
- Tự điều trị, không cần đơn thuốc
Để giảm một số triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi do axit dư thừa trong dạ dày nhiều nhưng không thường xuyên xảy ra, hoặc dùng thuốc để phòng các triệu chứng bệnh sau khi ăn đồ nóng, đồ cay ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên, người bệnh có thể uống 10 -20 mg, ngày uống 1-2 lần.
Nếu dùng thuốc nhằm mục đích ngừa bênh, nên uống trước mỗi bữa ăn từ 10 phút – 1 tiếng. Không dùng liên tục trong 2 tuần.
- Điều chỉnh liều dùng phù hợp ở những người bị suy thận nặng
Những đối tượng bị suy thận trung bình (hệ số thanh thải creatinin dưới 50ml/ phút) hoặc người bị suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút) thfi dùng thuốc với liều lượng 1 nửa người bình thường.
# Đường tiêm
- Trường hợp loét dạ dày nặng không dùng được thuốc:
Người lớn tiêm thuốc đường tĩnh mạch 20 mg, thời gian tiêm cách nhau 12 tiếng. Tiêm cho đến khi có thể dùng thuốc theo đường uống.
Đói bới trẻ 1-16 tuổi: 0.25 mg/ kg, tổng liều tối đa một ngày là 40 mg.
- Bệnh lý do tăng tiết dịch vị:
Người lớn: Hòa 20 mg Famotidin với Nacl 0.9% hoặc một số dung dịch đường tĩnh mạch tương hợp khác từ 5-10%, tiêm chậm. Thời gian dùng thuốc giãn cách 6 giờ.
II. Thuốc chống viêm loét dạ dày Famotidin có thực sự hiệu quả?
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Khoa, Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Cũng giống như một số loại thuốc kháng thụ thể H2 khác, thuốc Famotidin giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng do hiện tượng tăng tiết axit gây ra. Đồng thời thuốc còn có tác dụng ngăn chặn ổ viêm loét trở nên nặng hơn. Thuốc được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh để triệt tiêu vi khuẩn hp hiệu quả. Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng không làm “khó dễ” cho người bệnh.
Tuy nhiên, thuốc chống viêm loét dạ dày Famotidin vẫn còn tồn tại nhiều tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, nổi ban…ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng cần lưu ý.
Hiện nay, với sự ra đời của thuốc bơm proton, đây là loại thuốc có thể khắc phục được những điểm hạn chế của thuốc kháng thụ thể H2 nói chung và thuốc Famotidin nói riêng nên thuốc Famotidin không còn được dùng nhiều và độc tôn như trước đây nữa.
Trên đây bài viết vừa trình bày một số thông tin về thuốc Famotidin. Người bệnh không đươc tự ý mua thuốc điều trị. Khi được chỉ định, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chữa trị, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, cần ngưng thuốc và liên hệ người có chuyên môn để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Chúc các bạn khỏe mạnh!
Tổng hợp: Thanh Ngân
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!