Đau thượng vị buồn nôn và 5 cách xử lý nhanh

“Thưa bác sĩ, tôi tên Tuyết (32 tuổi). Dạo này tôi hay bị đau thượng vị buồn nôn. Cơn đau thường kéo dai dẳng vài tiếng đồng hồ mới khỏi. Kèm với cơn đau là cảm giác buồn nôn, chỉ khi nôn mới cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Không biết tôi bị mắc bệnh gì. Tôi nên làm thế nào bây giờ ạ. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ.”

Chào chị!

Để giải đáp thắc mắc của chị Tuyết và nhiều độc giả, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Trâm Anh – công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bác sĩ sẽ giúp các chị hiểu rõ hơn về đau thượng vị, một số bệnh lý có thể mắc phải cũng như 5 cách xử lý đúng cách khi gặp phải triệu chứng này.

đau thượng vị buồn nôn
Không ít động giả bối rối đau thượng vị buồn nôn là biểu hiệu của bệnh gì và làm thế nào để xử lý cơn đau nhanh chóng.

I. Tìm hiểu về chứng đau thượng vị buồn nôn

Vùng thượng vị là vùng nằm trên rốn và xương ức, là nơi tập trung nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể: dạ dày, tuyến tuỵ, ruột thừa…Đau thượng vị buồn nôn là một trong những dấu hiệu mà cơ thể muốn cảnh báo bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là tổn thương về dạ dày hay đại tràng. Bệnh có nguyên nhân và biểu hiện sau:

1. Biểu hiện của chứng đau thượng vị buồn nôn:

Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhất là xuất hiện cảm giác đau nhức và khó chịu hai khung sườn, vùng bụng trên rốn, cơn đau không lan rộng sang hai bên trái phải mà chủ yếu tập trung tại vị trí chính giữa.

Biểu hiện đau thượng vị buồn nôn
Cảm giác đau nhói và khó chịu tại vùng bụng trên rốn,

Thông thường, cơn đau diễn ra trong vài giờ đồng hồ, có khi đau nhẹ nhưng cũng có khi quặn thắt khiến bạn toát mồ hôi, buồn nôn và nôn. Chỉ khi nôn mới cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, người bệnh ăn không tiêu, chán ăn, mệt mỏi.

Hiện nay, tỉ lệ người mắc triệu chứng đau thượng vị buồn nôn không ngừng tăng lên, nhất là ở các bạn trẻ và nhiều hơn ở nam giới.

2. Nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn

Chứng đau thượng vị buồn nôn là triệu chứng của một trong số những bệnh lý sau:

Ngộ độc thực phẩm: Triệu chứng đau thượng vị buồn nôn có thể là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Khi đó, vùng thượng vị dạ dày của bệnh nhân xuất hiện cảm giác quặn đau, đau dữ dội. Cơn đau có thể giảm xuống khi nôn được chất độc ra ngoài.

Bệnh viêm dạ dày cấp tính:  Nếu như bạn đã có tiền sử viêm dạ dày, đau dạ dày hoặc trào ngươc dạ dày thực quản thì thì cơn đau thượng vị thường hay xuất hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh nhân thấy khó chịu, nhất là khi mới ăn xong hoặc khi đói. Người bị viêm dạ dày cấp sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói vùng thượng vị và buồn nôn, bụng xốn xang, vả mồ hôi…

Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Cơn đau thượng vị kéo dài khiến người bệnh đau dữ dội. Cơn đau quặn thắt, gây đổ mồ hôi nhiều, xanh xao vì mệt mỏi và mất nước do nôn nhiều. Bệnh nhân hay cáu gắt, chán chường.

Bệnh lý về ruột thừa: Thông thường, viêm ruột thừa sẽ khiến cho phần bụng dưới bị viêm đau. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bị viêm ruột thừa bị đau vùng bụng trên đi kèm với cảm giác buồn nôn.

Bệnh về gan: Một số bệnh lý về gan như: viêm gan, áp xe gan, u gan gây sức ép không nhỏ lên vùng thượng bị gây nên hiện tượng đau nhói, cảm giác buồn nôn.

Bệnh tim: Không phải tất cả những bệnh liên quan đến tim mạch đều gây đau thượng vị buồn nôn. Chỉ một số bệnh như nhồi máu cơ tim, suy tim thì mới gây đau thượng vị buồn nôn.

Giun: Giun sán cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn Giun có thể chui vào ống mật; làm tắt nghẽn gây cảm giác đau bụng và buồn nôn.

Viêm tụy và túi mật: Viêm tụy và túi mật cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vùng thượng vị. Nếu mắc phải vấn đề này, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy đắng miệng.

 II. 5 cách xử lý khi bị đau thượng vị buồn nôn

Đau thượng vị buồn nôn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là triệu chứng của nhiều bệnh tiềm ẩn, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy bản thân xuất hiện đau thượng vị đi kèm với buồn nôn, bạn cần làm một số công việc sau để giảm đau nhanh chóng và hỗ trợ điều trị bệnh.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Khi bị đau thượng vị đi kèm với cơn ói mửa, bệnh nhân cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và thay đổi thói quen ăn uống ngay lập tức để cải thiện bệnh.

cách chữa đai thượng vị buồn nôn
Chế độ và thói quen ăn uống ảnh hưởng lớn đến việc điều trị bệnh.
  •   Không ăn uống quá nhanh, quá nhiều vì như vậy, dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
  •  Hạn chế một số thực phẩm cay, nóng như ớt, tỏi, mù tạt….
  •  Bổ sung một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe và dạ dày như: rau xanh, trái cây…
  • Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích mà thay vào đó, nên uống nhiều nước và uống nước ép hoa quả.
  •  Ăn uống đúng bữa. Chia bữa ăn thành phần nhỏ cũng là cách hiệu quả để giảm đau thượng vị buồn nôn, điều hòa được lượng axit trong dạ dày.
  •  Uống một tách trà gừng ấm để giảm đau vì trà gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm hiệu quả.

2. Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi

Việc sắp xếp một thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết. Việc cân bằng hai yếu tố này sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái, tránh stress, căng thẳng. Theo nghiên cứu, khi tâm trạng căng thẳng quá mức, dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn thông thường gây đau thượng vị buồn nôn.

Bên cạnh đó, nghỉ ngơi khiến cho hệ tiêu hóa của bạn được thả lòng, có thời gian thư giãn và hồi phục say khi bị tổn thương.

3. Tăng cường vận động

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy máu lưu thông cơ thể đi nuôi dưỡng nhiều bộ phận khác. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đẩy lùi bệnh tật, nhất là những bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng.

điều trị đau thượng vị buồn nôn
Tập thể dục giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả

4. Đi thăm khám bác sĩ

Như đã trình bày, có nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn. Do đó, đi khám là cách tốt nhất để nhanh chóng phát hiện và kiểm soát bệnh. Bạn không nên chủ quan trong trường hợp này vì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

đau thượng vị buồn nôn nên làm gì
Đi khám là cách tốt nhất để nhanh chóng phát hiện và kiểm soát bệnh

5. Sử dụng thuốc kháng acid

Một trong những triệu chứng của đau thượng vị dạ dày là đau vùng thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn.  Nguyên nhân vì lượng axit trong dạ dày được sản sinh quá nhiều. Do đó, việc sử dụng những nhóm thuốc kháng acid như Y-Yumangel hoặc Phosphalugel giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày, đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.

Những loại thuốc này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh hiện tượng axit bào mòn niêm mạc gây nên lở, loét, xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, chỉ khi chắc chắn nguyên nhân gây đau thượng vị buồn nôn là do bệnh lý liên quan đến dạ dày thì bạn mới được phép sử dụng loại thuốc trên.

Trên đây là 5 cách ứng phó với triệu chứng đau thượng vị buồn nôn. Việc phát hiện đúng bệnh sẽ giúp bệnh nhân điều trị đúng bệnh và hiệu quả. Do đó, khi xuất hiện đau thượng vị buồn nôn với mật độ thường xuyên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn cách điều trị. Chỉ khi phát hiện đúng bệnh, điều trị đúng cách, thì việc kết hợp điều trị với chế độ ăn uống, luyện tập, mới mang lại hiệu quả.

Bác sĩ: Huỳnh Trâm Anh

Xem thêm: Bị đau thượng vị uống thuốc gì cho mau khỏi?

 

Bình luận

  1. Q.x.thức Trả lời

    E năm nay 22t hay bị nóng rát ở thượng vị e đi khám nội soi kết quả viêm niêm nạc hang vị dạ dày và hành tá tràng đã dùng thuốc gần 1 năm rồi nhưng k khỏi bác sĩ cho e lời khuyên về cách điều trị dk k ak.ví dụ như chế độ ăn uống sinh hoạt ra sao,e thường hay bị stress do chuyện tình cảm nên e thường chơi game để loại bỏ suy nghĩ tập chung vào game điều đó có tốt k ak.???

  2. Trang Trả lời

    Em nam nay 30t e bị dau tren ron chuong bung kho chiu buon non dau tung con e bi gi vay bac sy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *