Viêm loét dạ dày là một dạng tổn thương bên trong liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống, thế nên muốn khỏi bệnh hẳn thì ngoài nghỉ ngơi hợp lý ra thì cân bằng chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dày là rất cần thiết, hỗ trợ khỏi bệnh nhanh. Nhằm hạn chế những thương tổn do viêm loét dạ dày và ngăn chặn sớm những biến chứng mà viêm loét dạ dày gây ra thì cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hợp, bổ sung những thực phẩm cần để vết thương nhanh lành và tránh xa những thực phẩm gây phá hủy dạ dày.
” Viêm loét dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, biểu hiện đặc trưng là những cơn đau dạ dày dữ dội. Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sung huyết, loét sưng do một số tác nhân gây bệnh như: thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý hoặc do vi khuẩn HP, do thuốc tây y … Trong đó thói quen ăn uống không hợp lý chiếm gần 1/2 số người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Điều này càng khẳng định người bị viêm loét dạ dày cần đặc biệt lưu ý tới chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh này. “ Nhận định của BS Đỗ Hữu Tường ( Khoa tiêu hóa – Bệnh Viện Nhiệt Đới)
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày hợp lý nhất
1/ Nhóm dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày nên ăn
Dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày trước hết phải liệu kê các thực phẩm nên đưa vào danh sách dùng thường xuyên để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, phục hồi sức khỏe giúp khỏi bệnh viêm loét nhanh chóng. Các chuyên gia dinh dưỡng có phổ biến một số thực phẩm được chứng minh tốt cho người bị viêm loét dạ dày mà mọi người nên tham khảo như:
- Nhóm thực phẩm làm giảm acid dịch vị
Bánh mì giúp giảm sự tăng tiết acid dịch vị, giảm viêm loét dạ dày
Dư thừa acid dịch vị sẽ làm vết loét dạ dày nặng hơn vì vậy những người đang bị viêm loét dạ dày nên hạn chế sự tăng tiết acid dịch vị bằng cách bổ sung các món ăn như: Các loại bánh làm từ bột ngũ cốc ( bánh mỳ, bánh xốp, bánh quy, … ), món ăn từ gạo nếp, các loại khoai lang, món cháo đều là những món ăn giúp giảm acid dịch vị dư thừa trong dạ dày một cách hiệu quả.
- Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa
Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ có lợi cho dạ dày, không phải làm việc quá tải cũng như thức ăn không lưu trữ lâu trong dạ dày sẽ hạn chế được tình trạng lên men, gây ra bệnh lý tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên thiếu nhóm thực phẩm này, các thực phẩm dễ tiêu được khuyến khích nên dùng gồm: Thịt cá, thịt nạc, tim, rau xanh. Và đặc biệt nên bổ sung sữa chua sau khi ăn xong giúp bổ sung vi khuẩn có lợi làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại tại dạ dày, giảm viêm loét dạ dày rất tố t.
- Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các món cháo bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm cơn đau do viêm loét dạ dày
Các món ăn có tác dụng như một lớp lót niêm mạc dạ dày, hạn chế tổn thương tại niêm mạc dạ dày mà mọi người nên sử dụng như: mật ong, nghệ củ, các món cháo gạo, món soup…
- Nhóm thực phẩm làm lành vết thương
Rau củ quả luộc tốt cho viêm loét dạ dày
Các loại thực phẩm có chứa các thành phần dinh dưỡng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp phục hồi các tổn thương niêm mạc vết loét nhanh hơn. Nên ăn nhiều rau củ quả có màu đỏ, màu xanh màu vàng giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp vết thương viêm loét dạ dày lành lại. Lưu ý là các món ăn này nên chế biến theo kiểu luộc hoặc hấp và hầm nhừ sẽ tốt hơn các món chiên rán, nướng.
- Nhóm thực phẩm trung hòa acid dịch vị
Bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng trung hòa acid dịch vị như: sữa tươi, các loại nước trà gừng, thảo mộc giúp kiềm hãm nồng độ PH cao, môi trường acid dễ làm tăng nguy cơ hoại tử viêm loét dạ dày tá tràng hơn.
2/ Nhóm thực phẩm cần tránh khi bị viêm loét
Không ít người bệnh chia sẻ kinh nghiệm chữa viêm loét dạ dày thành công chỉ nhờ vào việc thay đổi chế độ ăn uống. Trường hợp của Bệnh nhân Hoàng T. Kiên ( Trà Vinh) từng bị viêm loét dạ dày và nay đã khỏi chỉ nhờ vào việc từ bỏ thói quen sử dụng rượu bia.
Anh Kiên chia sẻ: ” Trước đây thường xuyên nhậu nhẹt, cứ tụ tập bạn bè là uống rượu nhiều vô kể, hết rượu lại đến bia khiến dạ dày bị viêm loét. Chịu đựng những cơn đau dữ dội do viêm loét khiến tôi rất sợ hãi. Chỉ khi nghe bác sĩ tư vấn về việc kiêng rượu bia hoàn toàn từ đó bệnh dần đỡ và khỏi hẳn sau đó. Tới giờ tôi đã từ bỏ hẳn rượu bia và bệnh viêm loét dạ dày cũng không xuất hiện trở lại nữa. ”
Rượu tác nhân chính gây viêm loét dạ dày cần kiêng
Tác nhân gây viêm loét dạ dày có thể do chế độ ăn uống không đúng cách, tương tự như trường hợp bệnh nhân kể trê. Do đó, muốn thuyên giảm viêm loét dạ dày người bệnh cần nhớ hạn chế thêm các thực phẩm sau là cách tốt nhất cải thiện viêm loét dạ dày.
- Rượu bia: Rượu bia có chứa cồn mạnh, có thể bào mòn lớn niêm mạc gây tổn thương dạ dày và đồng thời còn làm tăng tiết acid dịch vị nhiều gây viêm loét dạ dày. Do đó cần kiêng tuyệt đối thực phẩm này.
- Thực phẩm vị chua: Vị chua chính là thực phẩm có tính acid mạnh nên tránh tăng nồng độ acid dịch vị trong dạ dày thì mọi người nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có vị chua như chanh, khế chua, cà muốn, dưa chua, me chua,…
Các thực phẩm gây viêm loét dạ dày cần kiêng
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món ăn giàu chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu và sinh ra các vấn đề dạ dày trong đó có viêm loét dạ dày. Bị viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này.
- Không ăn thực phẩm chưa chín: Sử dụng các món sống, món gỏi, rau sống, nem chua,… sẽ không kiểm soát được vệ sinh thực phẩm, dễ bị nhiễm khuẩn đưa loại vi khuẩn vào dạ dày làm tình trạng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.
- Kiêng đồ uống kích thích: Ngoài rượu bia ra thì nên hạn chế thức uống có cồn, cà phê, nước ngọt có gas vì chúng có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, dễ bào mòn niêm mạc dạ dày gây viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn uống, bổ sung chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày vô cùng quan trọng, tuyệt đối không nên xem thường làm ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc bệnh.
CHIA SẺ THÊM CHO BẠN ĐỌC:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!