Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày là hay gặp nhưng lại ít người biết vì khi các triệu chứng biểu hiện, dân gian thường gom tất cả thành bệnh đau dạ dày. Thực ra, nguyên nhân và biểu hiện của viêm trợt hang vị có thể giống nhiều bệnh lí dạ dày khác, song mức độ thương tổn, vị trí thương tổn có những điểm khác biệt nhất định mà điều này chi phối rất nhiều đến phương pháp điều trị bệnh.
Để hiểu hơn về căn bệnh vô cùng phổ biến này cũng như một số cách điều trị hiệu quả, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
I. Hiểu rõ về bệnh viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị dạ dày khiến cho bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, đồng thời giảm khả năng hấp thụ thức ăn, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
1. Viêm trợt hang vị dạ dày là gì?
Dạ dày là nơi phình to nhất trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Dạ dày có hai bờ cong lớn và bờ cong nhỏ được phân thành nhiều phần gồm: đáy vị, thân vị, hang vị, môn vị. Phần hang vị là đoạn nằm gần cuối dạ dày, là bộ phận dễ bị tổn thương hay nhiễm khuẩn nhất.
Viêm trợt hang vị dạ dày là những vết xươc nhỏ xuất hiện ở niêm mạc hang vị dạ dày tương tự như những vết xước trên da do qua quẹt phải vật gì. Vì đây là nơi dễ bị tổn thương nhất của dạ dày nên dù chỉ là những vết xước nhỏ nhưng lại vô cùng khó lành.
Các vết trợt xuất hiện rải rác ở vùng hang vị dạ dày và một số vùng lân cận. Trên hình ảnh nội soi, có hai kiểu viêm trợt hang vị thường thấy đó là: viêm trợt phằng và viêm trợt nổi (còn gọi là trợt lồi). Căn cứ vào loại trợt nào xuất hiện nhiều hơn, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị viêm trợt nổi hang vị hoặc viêm trợt phẳng hang vị.
2. Bệnh viêm trợt hang vị dạ dày có những biểu hiện nào?
Thời kì đầu khi những vết trợt hang vị dạ dày xuất hiện, triệu chứng phát bệnh chưa nhiều. Người bệnh chỉ cảm nhận rõ cơn đau khi ăn xong hay khi có yếu tố kích ứng vùng viêm. Vết trợt càng lớn, cơn đau càng khó kiểm soát hơn. Một số triệu chứng cụ thể khi bị viêm trợt hang vị dạ dày là:
- Bị đau vùng trên rốn: Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo mức độ trợt loét.
- Ợ nóng, ợ chua: Những rối loạn trong hoạt động tiêu hóa khiến cho thức ăn bị lên men, sinh hơi gây chướng bụng. Để giảm bớt áp lực, dạ dày tiết nhiều chất khiến hơi bị đẩy từ thượng vị lên miệng.
- Lợm ngực, buồn nôn: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh.
- Sụt cân nhanh chóng: Hang vị dạ dày bị viêm ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng tiêu hóa, bệnh nhân sẽ thường xuyên đối mặt với tình trạng khó tiêu, ăn không ngon vì quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng diễn ra kém, gây sụt cân nhanh chóng.
3. Nguyên nhân nào gây viêm trợt hang vị dạ dày?
Giống như những bệnh lý dạ dày khác, nguyên nhân chính gây viêm trợt hang vị dạ dày là:
- Do nhiễm vi khuẩn Hp: Theo nhiều chuyên gia, 80% bệnh lý về dạ dày đều do loại xoắn khuẩn này gây nên. Bằng những cong đường trực tiếp (dùng chung dụng cụ cá nhân, hôn nhau, mớm thức ăn cho nhau) hoặc con đường gián tiếp (vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nguồn nước bẩn), vi khuẩn Hp dạ dày có thể xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố, từ đó gây nên vết trợt, loét ở hang vị dạ dày.
- Do thói quen ăn uống không khoa học: Ngộ độc thực phẩm, ăn quá nhiều đồ cay, nóng, sử dụng chất kích thích, ăn không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa… cũng là một trong những nguyên nhân hình thành vết trợt, loét ở niêm mạc dạ dày.
- Do căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng, lo âu, stress kéo dài… khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, những yếu tố gây hại cho dạ dày có cơ hội tấn công và gây trợt, loét dạ dày.
- Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng một số thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steriod trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây trợt loét ở vùng hang vị dạ dày.
4. Mức độ nguy hại của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày
Viêm trợt hang vị xuất hiện do một số nguyên nhân bài viết vừa liệt kê trên. Nếu nhanh chóng cắt đứt những tác nhân gây hại này, các tế bào ở dạ dày có thể trở lại được trạng thái cũ. Ngược lại, nếu chủ quan, không sớm điều trị, những vết trợt có thể tiến triển thành ổ loét.
So với vết trợt, ổ loét khó lành hơn rất nhiều hoặc nếu lành lại, chúng sẽ để lại sẹo (giống như xước sâu ở da tay có thể hình thành sẹo), gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Trường hợp viêm loét nặng, ổ loét có thể gây chảy máu ồ ạt khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng như: đi ngoài ra máu, nôn ra máu, mất máu, thiếu máu vô cùng nguy hiểm.
Một điểm nguy hiểm khác của bệnh viêm trợt hang vị dạ dày đó là chảy máu kéo dài. Viêm trợt hang vị dạ dày không gây chảy máu ồ ạt, nhiều trong một lần nhưng hiện tượng trên lại gây chảy máu âm ỉ, kéo dài, nếu không nhanh chóng điều trị, bệnh nhân có thể bị xanh xao, thiếu máu, gầy yếu…
II. Cách điều trị bệnh viêm trợt hang vị dạ dày hiện nay
Có hai nguyên tắc quan trọng để điều trị viêm trợt hang vị dạ dày, đó là:
1. Tránh xa những yếu tố gây bệnh
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm trợt hang vị dạ dày đầu tiên đó là người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Theo đó, bạn cần:
- Hạn chế một số thực phẩm gây hại cho dạ dày: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua, đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa nhiều chất kích thích tăng tiết axit dạ dày.
- Bổ sung một số món ăn có lợi cho dạ dày: Bên cạnh việc loại khỏi thực đơn một số món ăn không tốt cho vết viêm trợt dạ dày, bạn cần bổ sung một số món ăn có tính kháng viêm, trung hòa axit dạ dày, gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc hạng vị dạ dạ dày.
- Từ bỏ những thói quen gây tổn hại dạ dày: Ăn quá no hay để bụng đói, nằm ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh sau khi ăn, bỏ bữa, ăn vội… đều là những thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, người bệnh cần lưu ý.
- Giữ tinh thần thư thái, thoải mái: Để tránh những vết trợt loét ngày càng nghiêm trọng, người bệnh tránh lo âu phiền muộn. Thay vào đó, nên thư giãn, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Tham khảo thêm: Người bệnh viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? Chuyên gia tư vấn
2. Tăng cường yếu tố bảo vệ vết trợt, kích thích vết trợt chóng lành
Niêm mạc dạ dày luôn thình thành một lớp chất nhầy do chính tế bào biểu mô niêm mạc tiết ra. Lớp chất nhầy này có vai trò ngăn không cho axit dịch vị tấn công, phá hủy tế bào. Tuy nhiên khi vị viêm trợt loét hang vị dạ dày, lượng chất nhầy bảo vệ tiết ra sẽ bị giảm đi khiến cho tình trạng trợt loét ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, cách để điều trị viêm trợt hang vị dạ dày đó là kích thích tế bào biểu mô tiết ra chất nhầy để làm lành các vết trợt loét, đồng thời dùng một số loại thuốc hạn chế dạ dày tiết axit, dịch vị. Chỉ có như vậy, những vết trợt ở hang vị dạ dày mới có điều kiện phục hồi.
- Đối với trường hợp bị viêm trợt hang vị dạ dày do nhiễm khuẩn Hp: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số nhóm thuốc kháng sinh: nhóm Bismuth, nhóm ức chế bơm proton, nhóm metronidazol, nhóm Amoxcycilin để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu kiên trì áp dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, tỉ lệ khỏi bệnh của bệnh nhân lên đến 90%.
- Đối với trường hợp viêm trợt hang vị dạ dày không do nhiễm khuẩn Hp: Bệnh nhân sẽ được chỉ định một số thuốc kháng axit dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc trung hòa axit dạ dày…
* Khi nào cần phẫu thuật?
Trường hợp điều trị ngoại khoa thường áp dụng đối với trường hợp bị tăng axit dạ dày vĩnh viễn, cần phẫu thuật đường thể dịch tức là cắt bỏ những bộ phận tiết gastrin và HCl như cắt bỏ 2/3 hoặc 3/4 dường dạ dày, cắt bỏ hang vị hoặc cắt dây thần kinh phế bị qua đường thần kinh.
Trên đây, bài viết vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm trợt hang vị dạ dày và cách điều trị phù hợp. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt để giúp dạ dày nhanh chóng khôi phục lại trạng thái ban đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn nhanh chóng cải thiện được bệnh.
Biên soạn: Hương Giang
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Chào bác sĩ tôi bị viêm sướt hang vị mức độ nhẹ tôi có đi khám và lấy thuốc uống nhưng không bớt giờ tôi phải làm sau?