Đau thượng vị dạ dày “Khỏi nhanh” với 7 cách chữa đơn giản

Đau thượng vị dạ dày là hiện tượng cơn đau xuất hiện trên vùng rốn và dưới mũi xương ức. Nguyên nhân gây đau thượng vị phổ biến nhất là do mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra, sự hoạt động bất thường của cơ quan gan, tụy, ruột, cũng là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng trên – Bác sĩ Hoàng Văn Toàn, công tác tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhiệt đới cho biết.

Vậy, cụ thể đau thượng vị dạ dày là biểu hiện của bệnh gì? Có cách nào chữa trị và phòng bệnh tái phát hiệu quả hay không? Những thông tin dưới đây sẽ hữu ích đến bạn.

đau bụng vùng thượng vị
Đau thượng vị dạ dày khỏi nhanh với những cách đơn giản

I. Đau thượng vị – Biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm

Đau vùng thượng vị dạ dày khiến cho nhiều người “đứng ngồi không yên”, nhất là những cơn đau quằn quại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Để loại bỏ những triệu chứng trên, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

1. Vùng thượng vị nằm ở đâu?

Vùng thượng vị (epigastric) là khu vực nằm trên rốn và dưới mũi xương ức. Dân gian gọi khu vực này là bụng trên. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tuyến mật, tuyến tụy, ruột thừa, dạ dày..

vùng thượng vị nằm ở đâu
Vùng thượng vị (epigastric) là khu vực nằm trên rốn và dưới mũi xương ức.

2. Nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày

Cơn đau vùng thượng vị có nhiều mức độ khác nhau. Nếu cơn đau râm ran xảy ra sau khi ăn thực phẩm có tính kích ứng, đồ cay nóng, trường hợp này người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cơn đau vùng thượng vị dạ dày cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khác như đau dạ dày, viêm gan. sỏi mật…

Chính vì thế, khi xuất hiện triệu chứng trên, người bệnh cần quan sát thêm  một số biểu hiện đi kèm để có thể nhận biết được chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị để có biện pháp chữa trị kịp thời.

# Đau thượng vị dạ dày không là biểu hiện của bệnh lý

Như đã trình bày, cơn đau thượng vị dạ dày có thể không do một bệnh lý nào gây ra mà thủ phạm có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Cụ thể:

đau thượng vị dạ dày
Cơn đau thượng vị dạ dày có thể không do một bệnh lý nào gây ra mà thủ phạm có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa gây đau thượng vị dạ dày

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đau thượng vị dạ dày. Cụ thể, vgười bệnh dung nạp vào cơ thể quá nhiều đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn lên men, đồ ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu…

Rối loạn hệ tiêu hóa cũng rất có thể là biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa. Do đó, nếu như cơn đau thượng vị dai dẳng, kéo dài, bạn cần đi thăm khám để chấn đoán và trị bệnh.

  • Cơ thể không dung nạp lactose

Một trong những nguyên nhân gây đau vùng thượng vị dạ dày là cơ thể không dung nạp được lactose có từ những sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua.

Vì  vậy, những người thiếu hụt enzym lactase phân giải đường lactose khi dùng các sản phẩm từ sữa sẽ bắt gặp hiện tượng đau thượng vị dạ dày.

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khi lạm dụng các loại thuốc giảm viêm, giảm đau hay dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài đều có thể gây đau rát vùng thượng vị.

  • Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức vùng thượng vị. Cơn đau do ngộ độc gây nên dữ dội, chỉ thuyên giảm khi người bệnh nôn được chất độc trong cơ thể ra ngoài.

  • Nhiễm giun 

Một số trường hợp giun chui ống mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Cơn đau thường dữ dội, khiến người bệnh phải chổng mông lên, người vã mồ hôi.

# Đau thượng vị dạ dày là biểu hiện của bệnh lý

Khu vực thượng vị là nơi tập trung của nhiều cơ quan tiêu hóa khác nhau: gan, tụy, mật…Cho nên, cùng một vị trí đau nhưng lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Cũng chính vì vậy việc xác định nguyên nhân gây đau thượng vị thường khó khăn và phải kết hợp với một số triệu chứng đi kèm mới xác định chính xác được bệnh.

đau bụng thượng vị
Một số bệnh lý gây đau thượng vị như: bệnh về gan, mật, dạ dày, tụy…
  • Đau thượng vị do bệnh lý về dạ dày

Người mắc một số bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản thậm chí ung thư dạ dày đều gây nên chứng đau rát vùng thượng vị.

Cơn đau do bênh dạ dày gây ra có tính chu kì, thường xuất hiện khi đói hoặc khi vừa ăn no đi kèm các triệu chứng: cảm giác buồn nôn và nôn, ợ chua, ợ nóng, chán  ăn, sụt cân không kiểm soát, trường hợp nặng có thể đi ngoài kèm với máu, nôn ra máu…

  • Đau thượng vị do bệnh về gan, mật

Đau thượng vị dạ dày cũng có thể là biểu hiện của các bệnh về gan, mật như sỏi đường mật, sỏi tú mật, áp xe gan, viêm gan…

Cơn đau thường xuất hiện râm ran ở vị trí vùng thượng vị và lan rộng sang vùng bụng phải, kèm theo một số triệu chứng như: vàng da tay, chân, chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon, mệt mỏi, sốt cao, khi đi ngoài thấy phân có màu đất sét…

  • Đau thượng vị bệnh về tụy

Cơn đau vùng thượng vị đi kèm với triệu chứng sốt vừa hoặc sốt cao, chướng bụng chán ăn, nhịp tim nhanh, người bệnh cảm thấy nôn nao và buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt thì rất có thể bạn bị viêm tụy cấp.

  • Bệnh về đại tràng

Viêm đại tràng cấp tính hay mãn tính đều có thể gây đau vùng thượng vị kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài nhiều.

II. Hiểu rõ về chứng đau thượng vị do bệnh lý về dạ dày gây ra

Một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị thường bắt gặp nhất là do dạ dày. Vậy, những bệnh dạ dày nào gây đau vùng thượng vị? Nguyên nhân và biểu hiện cụ thể của chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Những bệnh dạ dày nào gây đau vùng thượng vị?

Bệnh lý về dạ dày rất đa dạng, tuy nhiên không phải bệnh nào cũng gây triệu chứng đau thượng vị dạ dày. Trao đổi với chuyên trang, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hân, Khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Đại học y dược TP HCM đã liệt kê ra một số bệnh lý về dạ dày có thể gây đau vùng thượng vị gồm:

cách chữa đau thượng vị
Những bệnh dạ dày nào gây đau vùng thượng vị?

# Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức vùng thượng vị. Cơn trào ngược mang theo axit, dịch vị, đôi khi là thức ăn chưa kịp tiêu hóa lên thực quản gây cảm giác buồn nôn, đau rát thượng vị dạ dày và thực quản, nhất là sau khi ăn no.

# Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị viêm, xung huyết, phù nề. Viêm dạ dày dù ở dạng cấp tính hay mãn tính đều gây đau thượng vị dạ dày. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn hoặc đau vào lúc nữa đêm và gần sáng.

# Loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp lót của niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non bị viêm, loét. Theo TS Nguyễn Thị Thanh Thúy, bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết: bản chất viêm dạ dày là niêm mạc dạ dày bị hoại tử với mức độ thương tổn lớn hơn 0.5 cm. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh đó là cơn đau âm ỉ vùng thường vị kéo dài, sau đó là những cơn đau dữ dội, thường xuyên hơn.

Bên cạnh triệu chứng đau vùng thượng vị, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: tiêu chảy kéo dài, sút cân, thiếu máu, đi ngoài lẫn máu…

# Ung thư dạ dày

Khác với những bệnh lý dạ dày trên, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện cụ thể rõ ràng, đến khi phát hiện thì cũng là lúc bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3,4.

Lúc này, người bệnh thường xuyên đau vùng thượng vị, cơn đau ban đầu khá thưa thớt, về sau tần suất xuất hiện ngày càng dày đặc. Kèm theo đó, người bệnh cảm thấy cơ thể suy nhược, thiếu sức sống, sụt cân liên tục, ăn uống không ngon miệng, nôn ói sau khi ăn, đi ngoài phân đen… người sa sút thấy rõ.

2. Biểu hiện chứng đau thượng vị do bệnh lý dạ dày gây nên

Nếu cơn đau thượng vị xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoạt động không ổn định, cơn đau có biểu hiện như sau:

chữa đau thượng vị
Biểu hiện chứng đau thượng vị do bệnh lý dạ dày gây nên có nhiều dạng, cấp độ người bệnh cần lưu ý để nhận biết.

# Đau âm ỉ: 

Khi vết loét trong dạ dày thường xuyên tiếp xúc với axit, pepsin, thức ăn sẽ gây những cơn đau rát vùng thượng vị âm ỉ. Ngoài ra, thức ăn ứ trệ quá lâu trong dạ dày cũng là nguồn cơn gây nên cơn đau âm ỉ.

# Đau thượng vị kèm buồn nôn

Nguyên nhân gây buồn nôn khá phức tạp. Khi thức ăn ứ đọng quá lâu trong dạ dày gây hẹp môn vị làm giảm chức năng co bóp của dạ dày sẽ gây nên cơn đau thượng vị kèm cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, axit dịch vị kích ứng niêm mạc dạ dày quá mức gây phản xạ đến trung tâm nôn.

Một nguyên nhân gây nên khác cũng không kém phổ biến đó là do sự kích ứng của thức ăn vào vùng thương tổn của niêm mạc dạ dày.

# Đau thượng vị đâm lan ra sau lưng

Những đối tượng viêm loét mặt sau dạ dày thường có cảm giác cơn đau vùng thượng vị đâm xuyên ra sau lưng.

Ngoài ra, dạ dày hoạt động bất thường gây ảnh hưởng đến cơ hoành (cơ hoành gắn vào cột sống, ngăn khoang ngực và khoang bụng), cơ hoành hoạt động bất ổn định gây nên đau cột sống.

# Đau thượng vị dạ dày kèm tức ngực, khó thở

Theo dự đoán của các bác sĩ chuyên khoa, có 3 khả năng chính gây đau thượng vị đi kèm với tức ngực, khó thở:

  • Dạ dày đầy hơi gây chèn ép lên vùng ngực
  • Cơ thắt thực quản bị rối loạn.
  • Thực quản quá mẫn cảm, dễ phản ứng với sự thay đổi của áp suất hay một lượng nhỏ axit trào ngược cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó thở.

# Đau thượng vị dạ dày quặn từng cơn

Thức ăn, axit, rượu bia khi được dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích niêm mạc da dày co bóp mạnh hơn gây nên những cơn đau dạ dày quặn thắt.

# Đau thượng vị dạ dày kèm theo cảm giác nóng rát

Khi dạ dày tiết axit quá mức, người bệnh sẽ có cảm giác bụng nóng ran, cồn cào, khó chịu, xót ruột. Cảm giác nón rát có thể lan khắp vùng thượng vị và thực quản.

# Đau thượng vị dạ dày về đêm

Đêm là khoảng thời gian giãn cách giữa các bữa ăn nên dạ dày rỗng. Lúc này, axit chỉ chực tấn công niêm mạc dạ dày gây nên những cơn đau vùng thượng vị về đêm khiến người bệnh khó chịu, thậm chí là mất ngủ.

Lưu ý: Mức độ đau và nóng rát vùng thượng vị dạ dày không liên quan đến bệnh nhẹ hay nặng mà chủ yếu phụ thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi cơ thể nên cảm giác đau không giống nhau.

Ngoài ra, có khoảng 20% bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày nhưng không bị đau, trường hợp này được gọi là viêm loét dạ dày thể không điển hình.

✿ Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau thượng vị dạ dày

  • Mức độ đau: Nếu như cơn đau thượng vị gây mất ngủ, phải ngừng công việc, không thể hát thì đó là biểu hiện nghiêm trọng.
  • Thời gian đau: Cơn đau vùng thượng vị dạ dày kéo dài trong 10 phút sẽ đáng lo ngại hơn những cơn đau ngắn nhưng không liên tục.
  • Đau khi di chuyển: Nếu những cử động mạnh khiến cho cơn đau ngày càng tồi tệ hơn thì đây là điều đáng lo ngại.
  • Chóng mặt: Nếu người bệnh cảm thấy đau đầu theo chấn thủy, chóng mặt, rất có thể bạn đang bị tụt huyết áp.
  • Giảm cân: Cơn đau thượng vị xuất hiện thường xuyên, người bệnh sụt cân không rõ nguyên do thì hãy đi khám ngay vì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

II. Cách chữa đau thượng vị do bệnh lý dạ dày gây ra

Nếu nguyên nhân gây đau thượng vị là do những bệnh lý dạ dày gây nên, cách nhanh nhất thoát khỏi chứng đau thượng vị đó là triệt tiêu căn nguyên gây bệnh. Trong tiêu mục dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn một số mẹo dân gian giảm đau vùng thượng vị dạ dày và cách chữa trị triệu chứng đau thượng vị dạ dày.

1. Mẹo dân gian giảm đau thượng vị dạ dày nhanh trong tức khắc

Đau thượng vị dạ dày sẽ không còn làm khó bạn nữa nhờ những cách giảm đau thần tốc chỉ với những loại thảo dược quanh nhà cùng với một vài thao tác đơn giản.

# Chữa đau tức vùng thượng vị bằng gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng trị lạnh, hạt sốt. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm, kháng viêm trong gừng giúp giảm đau thượng vị, chống hiện tượng trào ngược dạ dày công hiệu.

Chỉ cần vài lát gừng thôi là bạn đã có thể chế biến thành món nước uống giúp cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày nhanh chóng.

Chữa đau tức vùng thượng vị bằng gừng
Các hoạt chất chống viêm, kháng viêm trong gừng giúp giảm đau thượng vị hiệu quả.

+) Cách giảm đau vùng thượng vị bằng gừng được thực hiện như sau:

Gừng mau về đem rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào ấm nước sôi, đậy kín nắp để trong 5 phút cho hoạt chất trong gừng tan ra trong nước thì bạn thêm một muỗn mật ong, khuấy đều, uống sau mỗi bữa ăn 30 phút, hoặc dùng ngay khi cơn đau xuất hiện.

Người bệnh cũng có thể bổ sung gừng vào các món cháo, súp… để làm ấm cơ thể, giảm đau vùng thượng vị hiệu quả.

# Liệu pháp nhiệt giúp giảm đau vùng thượng vị

Đây là biện pháp giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau vùng thượng vị dạ dày. Hơi nóng trong túi nhiệt sẽ giúp xoa dịu cơn đau, tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu lượng máu lưu thống đến bụng. Chính vì thế, cơn đau của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

+)  Hướng dẫn cách thực hiện hiệu quả:

Chỉ cần túi giữ nhiệt hoặc chai nước nóng lên vùng bụng bị đau (có thể đặt lớp khăn mỏng lót phía dưới để tránh bị bỏng), nằm nghỉ ngơi trong 20 phút, cơn đau thượng vị sẽ dịu hẳn.

# Giảm đau vùng thượng vị dạ dày bằng nước ép bắp cải

Uống nước ép bắp cải giúp loại bỏ nhanh chóng triệu chứng đau tức vùng thượng vị nhanh chóng và hiệu quả. Nguyên do bởi trong bắp cải chứa nhiều thành phần giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, làm mát dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu, trong bắp cải có chứa một thành phần đặc biệt là Vitamin U, có công dụng làm lành những vết viêm loét ở niêm mạc dày, từ đó hạn chế được các triệu chứng khó chịu của cơn đau thượng vị.

chữa đau thượng vị bằng nước ép bắp cải
Bắp cải có chứa Vitamin U, có công dụng làm lành những vết viêm loét ở niêm mạc dày, hạn chế triệu chứng khó chịu của cơn đau thượng vị.

+) Để có được cốc nước ép bắp cải không hề khó:

  • Bắp cải mua về đem tách từng bẹ lá, ngâm nước muối rửa thật sạch.
  • Chần sơ bắp cải qua nước ấm, để ráo nước.
  • Cho bắp cải vào máu xay xay nhuyễn, lọc lấy nước uống, bỏ bã.

# Tinh bột nghệ giúp loại bỏ chứng đau thượng vị dạ dày

Cách dùng tinh nghệ chữa đau dạ dày không còn xa lạ gì nữa. Theo các nhà nghiên cứu, trong nghệ có chứa chất chống viêm tuyệt với giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm, loại bỏ nhanh chóng chứng đau vùng thượng vị dạ dày khá tốt.

Không chỉ thế, tinh chất nghệ còn có vai trò cân bằng nồng độ PH trong dạ dày, giảm axit sản sinh trong dạ dày, chấm dứt cơn đau.

chữa đau thượng vị dạ dày bằng nghệ
Nghệ có chứa chất chống viêm giúp hạn chế viêm nhiễm, loại bỏ nhanh chóng chứng đau vùng thượng vị dạ dày.

Cách giảm đau vùng thượng vị dạ dày được thực hiện đơn giản như sau:

Bạn dùng 2 thìa tinh nghệ, 1 thìa mật ong pha với 1 ly nước ấm uống trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn bột nghệ và mật ong theo te lệ vừa phải thành hỗn hợp đặc sệt, vo thành vên nhỏ, sấy khô rồi cho vào lọ thủy tinh nhỏ, để dùng dần. Mỗi ngày ăn từ 3-5 viên sẽ giúp chữa đau dạ dày, giảm triệu chứng đau vùng thượng vị.

Lưu ý: Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị bệnh tiểu đường không nên dùng cách trên để chữa đau thượng vị dạ dày.

# Giảm đau thượng vị dạ dày bằng lá khôi

Các hoạt chất trong lá khôi có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm se lành các vết loét, giúp liền sẹo, kích thích dạ dày lên da non nhanh chóng, chứng đau thượng vị dạ dày cũng vì thế mà thuyên giảm.

cách giảm đau thượng vị dạ dày nhanh
Hoạt chất trong lá khôi giúp se lành các vết loét, liền sẹo, chứng đau thượng vị dạ dày cũng vì thế mà thuyên giảm.

+) Cách chữa đau thượng vị dạ dày bằng lá khôi được thực hiện như sau:

Dùng một nắm lá khôi (30-40 lá), sắc thành nước uống hằng ngày giúp giảm đau thượng vị hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá khôi tía với những vị thuốc khác như: bồ công anh, khổ sâm… để điều trị bệnh.

# Giảm nhanh cơn đau thượng vị dạ dày bằng nước muối pha loãng

Chỉ cần uống vài hạt muối biển cùng cốc nước ấm pha loãng, các triệu chứng đau do co thắt dạ dày, đau bụng vùng thượng vi sẽ thuyên giảm đi trong thấy. Đồng thời, nước muối còn có tác dụng kháng viêm, giảm nhanh tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm nên người bị bệnh về dạ dày dùng rất công hiệu.

cách chữa đau thượng vị nhanh nhất
Chỉ cần uống ly nước muối ấm pha loãng, các triệu chứng đau do co thắt dạ dày, đau bụng vùng thượng vi sẽ thuyên giảm đi nhanh chóng

Với cách chữa bệnh đơn giản, ít tốn kém trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc phải bệnh cao huyết áp thì cách chữa trị trên sẽ không phù hợp với bạn.

# Trà hoa cúc giúp giảm đau thượng vị dạ dày

Trà thảo dược không chỉ có công dụng xoa dịu hệ thần kinh, giúp đầu óc tỉnh táo, thư thái mà còn đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như xoa dịu những cơn đau vùng thượng vị do bệnh lý dạ dày gây nên.

đau thượng vị
Trà thảo dược đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như xoa dịu những cơn đau vùng thượng vị do bệnh lý dạ dày gây nên.

Cách làm trà hoa cúc giảm đau vùng thượng vị dạ dày như sau:

Chuẩn bị: 

  • 10 gam hoa cúc khô
  • 30 ml mật ong

Cách thực hiện: Cho hoa cúc sối vào ấm trà, hãm từ 10-15 phút. Sau đó gạn lấy nước ra ly, hòa thêm một muỗng mật ong, sau khoảng 15′ cơn đau sẽ từ từ thuyên giảm.

2. Các loại thuốc chữa đau thượng vị nhanh nhất

Những biện pháp vừa trình bày bên trên chỉ có tác dụng xoa dịu tạm thời cơn đau vùng thượng vị. Để điều trị chứng đau thượng vị triệt để, tránh tái đi phát lại, người bệnh cần được chỉ định các loại thuốc chữa bệnh dạ dày. Chỉ khi truy ra gốc gác và tiêu diệt tận gốc thì chứng đau thượng vị dạ dày mới không có cơ hội làm khó bạn nữa.

# Chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây

Với sự tân tiến của y học hiện đại, nhiều người đã chọn giải pháp chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Tây bởi thuốc Tây dễ mua, dễ dùng lại cắt nhanh các triệu chứng bệnh. Một số thuốc Tây được dùng để chữa đau thượng vị dạ dày gồm:

đau vùng thượng vị
Nhiều người đã chọn giải pháp chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc tây bởi dễ mua, dễ dùng lại cắt nhanh các triệu chứng bệnh.
  • Thuốc kháng axit:

Thành phần chủ yếu trong thuốc kháng axit là magesi hydroxit và nhôm hydroxit. Nhóm thuốc này có công dụng trung hòa axit trong dạ dày, nâng độ PH dạ dày lên gần thang 4,  Khi nồng đô PH dạ dày tăng thì hoạt tính của enzym pepsin sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi giúp tái tạo niêm mạc dạ dày.

Một số loại thuốc kháng axit thường gặp là: Mucosta, Sucralfat, Rebamipid, Mylanta… Những thuốc kháng axit là thuốc điều trị triệu chứng, cắt nhanh cơn đau, có dụng tức thì nhưng nếu lượng axit bị giảm đi quá nhiều dễ khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ.

  • Thuốc làm giảm bài tiết axit dịch vị

Axit là chất xúc tác quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Tuy nhiên, nếu axit dạ dày tiết ra quá nhiều sẽ gây nên bệnh lý dạ dày kèm với những triệu chứng khó chịu: buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị dạ dày…

Để khắc phục tình trạng trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2 để khắc phục tình trạng trên.

Một số loại thuốc thuộc nhóm trên gồm: thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidine, ranitidine…); Thuốc ức chế bơm Proton (esomeprazol, omeprazol…)

Những loại thuốc trên còn được áp dụng để điề trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, dùng phố hợp với các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp.

  • Thuốc tạo màng bọc

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày này có tác dụng tạo thành một vỏ bọc bao quanh ổ loét cũng như toàn bộ niêm mạc dạ dày,  hạn chế sự tiếp xúc của vết v iêm, loét với axit, dịch vị, từ đó tạo điều kiện cho vết thương chóng lành. Chỉ khi dạ dày được khỏe mạnh thì chứng đau vùng thương vị dạ dày cũng tự động biến mất.

Một số thuốc thuộc nhóm trên gồm: Silicate Al (Kaolin, smecta), Bismuth: Subcitrate Bismuth (Trymo) hay CBS,Silicate Mg (gastropulgite)…

  • Thuốc diệt vi khuẩn Hp

Nếu cơn đau thượng vị dạ dày xuất phát từ việc dạ dày bị viêm loét do nhiễm  vi khuẩn Hp thì người bệnh sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn Hp.

Một số thuốc kháng sinh được dùng là: Amoxicilline, Imidazole, Clarithmycin.

☞ Những loại thuốc trên khắc phục nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu như lạm dụng thuốc tây trong thời gian dài sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ từ những tác dụng không mong muốn như: xốp xương, rối loạn hệ tiêu hóa. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

#  Chữa đau thượng vị dạ dày bằng Đông Y

Y học cổ truyền gọi chứng đau vùng thượng vị dạ dày là vị quản thống. Bệnh có một số biểu hiện như: người mệt mỏi, bụng khó chịu, ợ hơi, ợ chua, ngực sườn đầy tức…

Nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống không điều độ, ăn thức ăn không phù hợp dẫn đến tì vị bị tổn thương, hoặc lo âu, căng thẳng kéo dài khiến cho van khí uất kết phạm tới vị khí gây đau thượng vị.

đau tức thượng vị
Cách chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Đông Y khá an toàn, lành tính, không lo đến tác dụng phụ.

Chữa đau vùng thượng vị do ăn uống không điều độ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 16 gam sơn tra
  • 20 gam mạch nha, thần khúc
  • 16 gam bán hạ
  • 18 gam phục linh
  • 10 gam lá bạc tử
  • 8 gam liên kiều

Cách thực hiện hiệu quả: Đem tất cả những vị thuốc trên sắc lấy nước uống, dùng khi còn nóng để đạt được hiệu quả cao.

Thuốc chữa đau thượng vị dạ dày do căng thẳng

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 20 gam ô dược
  • 12 gam diên hồ sách, cam thảo, trần bì
  • 20 gam hương phụ

Cách thực hiện hiệu quả: Đem tất cả những vị thuốc trên sắc lấy nước uống, dùng khi còn nóng để đạt được hiệu quả cao.

Cách chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Đông Y khá an toàn, lành tính, không lo đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách chữa bệnh Đông Y thường tốn khá nhiều thời gian mới phát huy công dụng rõ rệt nên người bệnh cần kiên trì mới thấy được hiệu quả.

III. Ngừa chứng đau vùng thượng vị dạ dày tái phát bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bị đau vùng thượng vị cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để ngừa cơn đau quay lại.

đau tức vùng thượng vị
Ngừa chứng đau vùng thượng vị dạ dày tái phát bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt

1. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

  • Người đau vùng thượng vị da dày cần kiêng một số món ăn tăng tiết axit dạ dày như: dăm bông, khô mực, lạp xưởng…; một số đồ ăn chua như cam, chanh, xoài , me…; đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
  • Thay vào đó, người đau vùng thượng vị nên ăn những món dễ tiêu như: cháo, canh, soup nấu từ các loại thịt, cá, rau củ quả thêm một ít gia vị hành tiêu, gừng để thêm tính ôn, khử bớt tính hàn.
  • Nếu đau thượng vị nóng rát, người bệnh nên ăn đồ mát như: bắp cải, khoai tây, bí đao, rau má, mộc nhĩ, sịnh tố trái cây tươi.

2. Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp

  • Không để bụng đói quá lâu, không bỏ bữa, nhất là bữa sáng.
  • Không nên ăn khuya, thay vào đó, hãy bổ sung một cốc sữa ấm và bánh qui để đỡ cơn đói.
  • Người bệnh có thể đi dạo hay vận động nhẹ nhàng sau các bữa ăn. Tránh ăn xong nằm liền hay vận động quá mạnh sau khi ăn.

3. Sinh hoạt khoa học ngừa chứng đau thượng vị tái phát

  • Để ngừa chứng đau vùng thượng vị dạ dày tái phát, người bệnh cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tránh làm việc dài dưới cường độ, áp lực cao.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho sức khỏe, chống chọi bệnh đau dạ dày nói chung và triệu chứng đau vùng thượng vị dạ dày nói riêng.

Bài viết vừa gởi đến bạn thông tin về bệnh đau vùng thượng vị dạ dày, cách điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn chóng khỏe mạnh!

Biên soạn: Tiêu Dao

Thông tin hữu ích khác:

Bình luận

  1. nguyen thi phuong Trả lời

    E bi đau thuong vi mat gan 1 tuan dau nhất la ve đêm va luc đói, trieu chung la đau nhói, buốt như có người đấm, nhu vay thi co nguy hiem k ak?
    Vi ban đi lam chua co thoi gian nen e chua di kham dc

    1. Phạm Thị Hà Trả lời

      Hiện tại ông xã của mình đang bị đau vùng thượng vị, đôi lúc đau vùng dưới rốn. Triệu chứng là táo bón, khó tiêu, đầy hơi ,đau âm ỉ , có khi đau mạnh về đêm, ăn vào là đau, sụt cân nhanh chóng. Ông xã của mình đã đi xét nghiệm, siêu âm và nội soi, bao tử tốt không có vấn đề gì, ống dẫn thực quản vùng thượng vị bị sưng. Mình đang rất lo lắng. Vậy cho mình hỏi bệnh ông xã mình có nguy hiểm không , và cách điều trị như thế nào. mình xin cảm ơn.

  2. Đinh Thúy Trả lời

    Hôm trước mình ăn lung tung thế là đến tối mình bị đau vùng thượng vị. Nình đau quá nên nghĩ là đau dạ dày. Nên mình uống thuốc gói bột hadugast. Một lúc sau đau quá như sắp toi đến nơi rồi ý. Ng mình muoona ngất. Ck mình mua thuốc minh uống 5 phút sau ói ra hết thì mới đỡ. Nhưng hôm sau cứ đói là đau. Ăn gì vào cubgx đau âm ỉ vùng thượng vị. Mình ăn bột nghệ đc hai hôm cung ko đỡ. Cho mình hỏi mình bị vậy thì phải ls ạ.

  3. phuoc Trả lời

    Minh bị đau dạ day gan 2 năm nay..vua rồi minh đi nội soi thi bac sĩ ket luan minh bi dau vung thuọng vị, đau sau uc, viem loet da day nhẹ. Minh uong thuoc 2 tháng nay vẫn không đỡ. Cho hoi minh co bị gi nguy hiểm không. Cam on!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *