Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày khi mang thai và cách khắc phục

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai có thể là triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, các bà bầu nên cảnh giác.

Nguyên nhân nào gây hiện tượng đau thượng vị dạ dày khi đang mang thai? Có biện pháp nào khắc phục được tình trạng trên hay không? Hãy cũng tham khảo bài viết để được giải đáp những thắc mắc.

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai 
Đau thượng vị dạ dày khi mang thai có thể là triệu chứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng

I. Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, các bà bầu thường cảm thấy đau tức bụng dưới. Tuy nhiên, nếu như cơn đau tức diễn ở trên rốn, dưới xương ức (vùng thượng vị) thì người bệnh cần xem lại vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải một số vấn đề đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khi mang thai
Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày khi mang thai thường gặp

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ánh, chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện 30-4, TPHCM cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai, gồm:

  • Do áp lực lên vùng bụng tăng: Trong mang thai, áp lực trong ổ bụng tăng lên và sự thay đổi hormone làm chậm quá trình tiêu hóa nên các chị em thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị dạ dày. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, hầu như mọi chị em trong thời kì sinh sản đều gặp phải.
  • Do dạ dày tăng tiết axit: Thai phụ dùng nhiều chất kích thích, căng thẳng quá độ, ăn nhiều thực phẩm có hại cho dạ dày… khiến cho thành dạ dày bị kích ứng, gây hiện tượng ợ chua, đau tức thượng vị dạ dày.

Tuy nhiên, đau thượng vị dạ dày khi mang thai còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh đường tiêu hóa: gan, mật, dạ dày, đại tràng… Cụ thể:

  • Các bệnh lý về dạ dày: Những thai phụ đã có tiền sử đau dạ dày trước đó khi mang thai, bệnh sẽ dễ phát triển và chuyển nặng hơn, gây chứng đau thượng vị.
  • Bệnh viêm đại tràng: Bà bầu hay bị đau bụng, táo bón trong giai đoạn mang thai nên ít ai nghĩ đến khả năng mắc bệnh viêm đại tràng, nhất là viêm đại tràng giai đoạn cấp tính. Cách phân biệt chứng viêm đại tràng khi mang thai với triệu chứng khi mang thai thông thường đó là ngoài cơn đau bụng, táo bón, người bệnh còn bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều kèm với chướng bụng, đầy hơi.
  • Bệnh về gan mật: Đau vùng thượng vị dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu báo bạn mắc một số bệnh về gan, mật: viêm túi mật, sỏi mật, polyp túi mật…
  • Giun chui ống mật: Giun chui ống mật khiến cho người bệnh đau vùng  thượng vị dữ dội, đau toát mồ hôi, lạnh người. Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần loại bỏ giun khỏi ống mật.
  • Bệnh về tuyến tụy: Viêm tụy cấp tính hay mạn tính đều có thể gây chứng đau thượng vị  kèm với chứng xuất huyết.

Chỉ với một triệu chứng thôi mà bạn phải dè chừng với rất nhiều bệnh. Do đó, phụ nữ đau thượng vị dạ dày khi mang thai không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

II. Cách chữa đau thượng vị dạ dày cho bà bầu hiệu quả

Khác với những người khỏe mạnh thông thường, các biện pháp khắc phục chứng đau thượng vị khá hạn chế vì phụ nữ mang  thai cực kì nhạy cảm với thuốc điều trị. Cách trị đau thượng vị dạ dày tốt nhất, an toàn nhất chính là dùng một số mẹo giảm đau dân gian kết hợp thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt.

1. Mẹo dân gian giảm đau thượng vị cho phụ nữ mang thai

Với cách thực hiện vô cùng đơn giản, những mẹo dân gian sau sẽ giúp bạn xua đuổi cơn đau vùng thương vị “trong tích tắc”.

giảm đau tượng vị dạ dày khi mang thai
Mẹo dân gian sau sẽ giúp bạn xua đuổi cơn đau vùng thương vị “trong tích tắc”.

# Chườm ấm

Khi cơn đau vùng thượng vị dạ dày xuất hiện, các bà bầu có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, chườm ấm để giảm đau nhanh chóng.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Cho nước ấm vào chai, sau đó đổ nước ấm vào, áp lên ổ bụng rồi lăn nhẹ. Lăn liên tục trong 5 phút, ngưng một lúc rồi sau đó lăn lại. Thực hiện cho đến khi cơn đau thuyên giảm là được.

# Uống nước muối ấm

Bản thân nước muối ấm có tính sát khuẩn cao nên những bà bầu bị đau vùng thượng vị do bệnh lý dạ dày gây ra có thể dùng để giảm đau, chống viêm.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Múc 2 thìa cà phê muối hòa với cốc nước ấm, uống chậm rãi từng ngụm sẽ giúp cải thiện cơn đau thượng vị, chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu công hiệu.

# Uống nước chanh

Nếu cơn đau vùng thượng vị thượng vị đi kèm với chứng nôn mửa, buồn nôn (không do ốm nghén), các bà bầu có thể uống một cốc nước chanh mỗi ngày. Nếu như đang bị viêm loét dạ dày, bạn nên giảm lượng chanh, pha thêm một ít mật ong, dùng sau khi đã lót dạ.

# Uống trà gừng

Trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm hiệu quả. Do đó, bạn có thể dùng gừng để “xoa dịu” cơn đau vùng thượng vị nhanh chóng. Mỗi buổi sáng, bạn chỉ cần uống 1 tách trà gừng ấm sẽ ngăn ngừa cơn đau thượng vị hiệu quả.

2. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện chứng đau thượng vị dạ dày

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống, lối sống khoa học, lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục triệu chứng đau thượng vị dạ dày ở phụ nữ mang thai. Do đó, các bà bầu cần:

cách chữa đau thượng vị dạ dày khi mang thai
Ăn uống và sinh hoạt để cải thiện chứng đau thượng vị dạ dày

# Xây dựng chế độ ăn hợp lí

Đau tức vùng thượng vị dạ dày có thể liên quan đến các bênh về dạ dày. Do đó, các chị em khi mang thai cần chú ý đến chế độ ăn uống.

  • Đối với trường hợp đau thượng vị dạ dày do tì vị nhiệt:

Các chị em đang mang thai nên bổ sung môt số đồ ăn mát như: rau má. nấm mèo, súp lơ, sắn dây, bí đao, mía, khoa tây… Đây đều là những thực phẩm có tính mát, lại dễ tiêu.

  • Đối với trường hợp đau thượng vị dạ dày do tâm tỳ hư:

Căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến chức năng dạ dày và một số cơ quan tiêu hóa khác. Lúc này, các chị em nên thêm một số món ăn như: canh bí đỏ, hạt sen hầm bao tử lợn, canh củ sen nấu xương lợn… vào thực đơn hằng tuần. Đồng thời, bổ sung nhiều hoa quả, rau củ như dâu, táo, bơ, ngó sen, bí đỏ…

  • Đối với trường hợp đau vùng thượng vị dạ dày kèm chứng khó tiêu, đầy bụng:

Các chị em đang mang thai nên bổ sung một số món ăn có nguyên liệu là: nghệ vàng (không dùng nghệ đen), rau mùi, mơ lông, lá tía tô, các loại rau thơm khác.

Một số thực phẩm khô, cứng, đồ muối chua, đồ ăn lên men, thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể khiến cho cơn đau vùng thượng vị dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn, phụ nữ đau thượng vị dạ dày khi mang thai cần lưu ý. Các chị em cũng nên hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, không hút thuốc lá… nếu không muốn bị cơn đau thượng vị “hành hạ”.

# Ăn uống đúng cách

Để giảm thiếu tình trạng đau thượng vị dạ dày, người bệnh cần chú trọng đến cách ăn uống. Các chị em nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, không ăn quá no để tránh tăng áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, ăn khuya, nằm ngay sau khi ăn hoặc vận động mạnh sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Nếu có tồn tại những thói quen trên, các chị em cần tránh.

# Có lối sống lành mạnh

Lối sống khoa học, lành mạnh có tác động tích cực đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Các bà bầu không nên thức khuya, lo âu, căng thẳng, phiền muộn vì chúng sẽ tạo điều kiện cho chứng bệnh đường tiêu hóa phát triển, trong đó có chứng đau thượng vị dạ dày.

Thay vào đó, lối sống lành mạnh, vui vẻ không chỉ giúp cho các bà bầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp cho thai nhi khỏe mạnh hơn.

Các bà bầu cũng nên luyện tập một số động tác yoga nhẹ nhàng, đi bộ, thiền để giảm thiếu chứng đau thượng vị dạ dày khi mang thai.

3. Chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc

Trong những trường hợp cơn đau thượng vị dạ dày ở phụ nữ mang thai được chẩn đoán là do nguyên nhân nghiêm trọng, lúc này các chị em cần đùng đến thuốc. Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc sử dụng.

Trên đây là một số nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày ở phụ nữ mang thai và cách khắc phục. Để điều trị dứt điểm, các bà bầu nên đến thăm khám tại bệnh viện để xác định cụ thể nguyên nhân. Nếu đau thượng vị do mang thai thì không đáng ngại, các chị em chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt và áp dụng mẹo giảm đau trên. Còn nếu đau thượng vị là biểu hiện của các bệnh lý đường tiêu hóa, người bệnh nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Tổng hợp: Hoàng Hà

Bạn có thể muốn tham khảo thêm:

Ẩn
CHIA SẺ NỘI DUNG

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *