Đau ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế việc nhận biết sớm các dấu hiệu đau ruột thừa là việc làm cần thiết.
Nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa bên nào?
Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị tắc nghẽn do phân, nước hoặc cũng có thể do bị ung thư. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nặng hơn chúng có thể bị vỡ ra ngay sau khi xuất hiện triệu chứng từ 48 giờ cho đến 72 giờ, gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng người mắc phải.
Thông thường, đau bụng là biểu hiện đầu tiên của đau ruột thừa. Tuy nhiên, triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng đau bụng khác về bệnh đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh thường hay thắc mắc: “Đau ruột thừa thường xảy ra ở bên trái hay phải?”
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết: Đau ruột thừa thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên phải. Ban đầu khi bệnh mới khởi phát, cơn đau bụng thường tập trung xung quanh rốn. Sau đó, cơn đau lan truyền sang vùng bụng dưới ở phía bên phải. Nếu người bệnh vận động, ho, hắt hơi hay thở mạnh cũng có thể khiến cơn đau xảy ra dữ dội hơn.
Để xác định mức độ viêm của đau ruột thừa, người bệnh chỉ cần đưa tay và ấn nhẹ vào phần bụng dưới phía bên phải, nếu thấy đau nhẹ, lúc này, bệnh nhân chưa có dấu hiệu sốt chứng tỏ bệnh chỉ mới viêm nhẹ. Nếu khi ấn thấy bụng căng cứng hoặc dùng tay sờ thấy có cục cứng bên vùng bụng dưới kèm theo biểu hiện nóng, sốt, đau bụng dữ dội. Lúc này, bệnh đã viêm nặng, ruột thừa đã bị hoại tử, nhiễm trùng và có nguy cơ tự vỡ cao, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu gây đau ruột thừa, để có thể phát hiện và kịp thời chữa trị bệnh, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Video tư vấn của bác sĩ Nguyễn Lê Hoàng (Phó trưởng Khoa khám ngoại – Bệnh viện Xanh Pôn) về: “Dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa – Người bệnh chớ coi thường”
5 Dấu hiệu nhận biết của bệnh đau ruột thừa
Theo Michael Payne (bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột với Hiệp hội Y tế Cambridge) cho biết: Đau ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên có rất nhiều người không xuất hiện các triệu chứng bệnh điển hình nên rất khó phát hiện. Do đó, nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ.
1/ Đau bụng
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đau ruột thừa là đau bụng, những cơn đau thắt ở bụng có thể kéo dài trong nhiều giờ. Cơn đau thường xuất hiện tập trung quanh vùng rốn và vùng bụng dưới bên phải, bởi đây cũng chính là vị trí của ruột thừa trong cơ thể.
Khi xuất hiện những cơn đau hầu hết bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh đau ruột thừa mà chỉ ngộ nhận là triệu chứng đau bụng bình thường. Vì cơn đau bụng không cố định một chỗ mà có thể lan từ rốn, thượng vị đến ổ bụng dưới, phía bên phải do những chuyển động của đường ruột sẽ làm thay đổi bị trí đau bụng. Đa số những cơn đau bụng đều âm ỉ, khi bị nặng thì mới xuất hiện cơn đau dữ dội. Có người xuất hiện cơn đau ở vùng rốn, có người ở bên phải nhưng có người cơn đau xuất hiện ở gần giữa bụng.
2/ Ăn không ngon hoặc nôn mửa
Khi bị đau ruột thừa hầu hết người bệnh sẽ mất cảm giác ngon miệng và không thấy đói bụng, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, nếu tình trạng nôn mửa kéo dài hơn 12 giờ, không được cải thiện hoặc bị tiêu chảy hơn 2 ngày, ruột thừa đã viêm nặng, bạn cần nhanh chóng đến cơ quan y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.
3/ Bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa cũng là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết bệnh đau, viêm ruột thừa. Trong trường hợp mắc bệnh, nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề truyền khí, có thể dẫn đến đường ruột của bạn bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột, khiến người bệnh gặp phải hiện tượng tiêu chảy nặng hay bị táo bón.
4/ Bị sốt
Thông thường, người bị đau ruột thừa thường bị sốt ở nhiệt độ 37 – 38 độ C hoặc có một số trường hợp có cảm giác ớn lạnh. Nhiệt độ sốt sẽ gia tăng nếu bệnh chuyển nặng và nhiễm trùng hoặc ruột thừa có thể bị vỡ nếu nhiệt độ vượt ngưỡng 38,3 độ C.
5/ Một số dấu hiệu khác
Ngoài ra, khi bị đau ruột thừa người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như: đi đại tiện nhiều hơn bình thường, xuất hiện tình trạng táo bón hoặc tiêu chất, cảm thấy đi tiểu khó, đái dắt,…
Một số dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em:
Đau ruột thừa ở người lớn rất dễ phát hiện, bởi họ có thể mô tả chính xác những triệu chứng mình gặp phải. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào chúng cũng có thể diễn tả và xác định chính xác cơn đau bụng xảy ra tại vị trí nào. Đây chính là nguyên nhân gây khó khăn trong việc xác định trẻ bị đau ruột thừa hay bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày.
Do đó, bậc phụ huynh cần quan sát kỹ và đưa trẻ thăm khám ngay lập tức khi thấy cơn đau xuất hiện ngay vùng bụng hoặc có dấu hiệu sau đây:
Đới với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống thường thấy các biểu hiện như
- Bụng chướng hoặc sưng tấy
- Nôn
- Đau bụng âm ỉ
Đối với trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên xuất hiện các dấu hiệu như
- Buồn nôn và nôn
- Đau ở phần dưới bên phải bụng
⇒ Có thể nói các triệu chứng của hiện tượng đau ruột thừa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, thủng ruột thừa, nhiễm trùng huyết hay tắc ruột,… gây nguy hại đến tính mạng người bệnh. Vì thế, khi gặp một trong những biểu hiện trên, người bệnh tốt nhất nên tới bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh đau ruột thừa
Để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh đau ruột thừa, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Các bạn nên bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau giúp làm sạch ruột, hạn chế sự tích tụ phân ở ruột già và ngăn chặn sự bám dính của chất nhầy.
- Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày, giúp làm giảm tình trạng viêm sưng ở ruột thừa và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều tỏi trong một ngày, bởi tỏi có tính nóng, gây nhiệt cho cơ thể.
- Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng đậu xanh để chế biến món ăn trong ngày, giúp nhuận tràng và làm sạch ruột.
- Mặt khác, các bạn có thể bảo vệ đường ruột bằng cách cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày, giúp làm sạch đường ruột và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng trà thảo dược hoặc nước ép trái cây như trà atiso, trà cam thảo, nước cam, nước ép táo,… giúp hỗ trợ loại bỏ chất nhầy bám trên thành ruột và giảm viêm sưng.
Với những thông tin về dấu hiệu đau ruột thừa mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ mang lại những kiến thức hữu ích, giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh và điều trị bệnh đúng lúc, tránh những hệ lụy xấu do bệnh gây ra đối với sức khỏe.
Bài viết được nhiều người quan tâm:
Bs oi e cug dag bi dau bung, e dau dc 6ngay roi k biet co phai bi ruot thua k bs?
E dau den noi k dung day dc di dunh cug kho. Bs tu van cho e voi ạ e cam on bs
Cho e hỏi con trai e cũng đã bị đau bụng âm ỉ mấy ngày nay và ăn ko ngon,đọc bài viết thì thấy vị trí bé bị đau giống như đau ruột thừa,vậy bsĩ cho e hỏi nếu như vậy e phải làm gì ạ?e xin cảm ơn
thưa bác sĩ cháu gái nhà em bị đau bụng bên trái và ăn không ngon đó là bị làm sao ạ xin bác sĩ chỉ em cách chữa bệnh ạ? em cảm ơn bác sĩ
Thưa bác sĩ, em thỉnh thoảng bị đau thượng vị, lúc thì đau bụng trái, lúc đau bụng dưới bên phải, nhưng hôm nay thì đau âm ỉ từ chiều tới đêm ko hết. Theo như đọc bài trên thì e ko thấy chán ăn, chưa sốt. Vậy e có cần đi khám ko hay thế nào ak? Em cảm ơn bsi!