Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị là phương pháp chuyên dùng trong điều trị ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng. Ung thư thực quản là bệnh lý u ác tính xuất hiện trong ống thực quản, thường gặp nhất ở nam giới, có tiên lượng bệnh xấu, dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong phẫu thuật và tia xạ, song kết quả điều trị khả quan vẫn còn khá thấp.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị bệnh tại chỗ, được ứng dụng phổ biến trong điều trị ung thư. Ưu điểm của nó là đơn giản, nhanh chóng, chi phí ít. Song, hạn chế lớn nhất của xạ trị là gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.

Xạ trị bao gồm 2 phương pháp:

Xạ trị trong: đó là đưa cấy các chất phóng xạ vào bên trong cơ thể người bệnh.

Xạ trị bằng máy: là điều trị bên ngoài bằng cách phóng tia xạ vào người bệnh.

Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân cần nằm viện ít nhất 1 tuần và được cách ly không cho người nhà thăm viếng.

THÔNG TIN THÊM:

dieu-tri-ung-thu-thuc-quan-bang-xa-tri

Điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Xạ trị thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn đầu hoặc những người từ chối điều trị phẫu thuật. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là phương pháo dùng để hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự xâm lấn và phát triển của các tế bào ung thư, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.

1. Lập kế hoạch và tính tổng liều xạ

Tia xạ ung thư thực quản 1/3 trên, tương đối nông nên dùng máy xạ Coban 60.

Tia xạ 1/3 giữa và 1/3 dưới nằm sâu trong lồng ngực nên dùng máy gia tốc thẳng 10-25MV.

Sau khi đánh dấu hạt chì trên thành ngực thì tiến hành đánh giá mức độ lan rộng của khối u bằng cách chụp CT, chụp thực quản cản quang.

Mô phỏng khối u theo không gian 3 chiều, sau đó xác định chiều tối đa về bề ngang, bề dọc và bề dày của khối u. Xác định bia và khối lượng vật chất cần để chiếu xạ.

Sử dụng tia xạ đơn thuần, triệt căn liều 60Gy chỉ định trong điều trị ung thư thực quản 1/3 trên thường là ung thư biểu bì mô vảy.

Đoạn 1/3 dưới và 1/3 giữa, xếp loại T1, T2 N0, Mo nếu điều kiện không cho phép để tiến hành phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật có thể dùng tia xạ triệt căn.

Tia xạ đơn thuần dùng sau mổ chỉ được chỉ định trong trường hợp đã cắt thực quản nhưng  vẫn còn sót lại u.

Tổng liều tia cho mỗi lần tối thiểu là 40Gy. Trường hợp có di căn hạch sang bộ phận khác sẽ phối hợp xạ trị và hóa trị để hỗ trợ sau mổ.

Tia xạ không triệt căn chỉ được chỉ định trong giai đoạn IV có T4 No Mo, giai đoạn này về cơ bản là điều trị triệu chứng nhưng chỉ áp dụng cho người có thể trạng tốt, không mắc bệnh nội khoa nặng, trong quá trình điều trị có thể thăm dò phối hợp tia xạ ở trung thất với hóa chất toàn thân để giúp bệnh nhân kéo dài thêm sự sống.

2. Tư thế của người bệnh, trường chiếu, phân liều

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, xác định trục thực quản bằng phim chụp có cản quang. Diện tích trường chiếu xạ trong khoảng 5 x 16cm. Có thể thiết kế nhiều trường chiếu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, phối hợp nhiều kỹ thuật trường chiếu với nhau để đạt được đủ liều xạ trị và hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.

Tia phân liều khoảng 0,6Gy/ lần, mỗi tuần 5 lần. Trường chiếu ngực ở bên trái và bên phải, tia phân liều khoảng 0,4Gy cho mỗi lần, mỗi tuần 5 lần.

3. Phòng và điều trị biến chứng do xạ trị

Tủy sống, phổi, tim là những bộ phận cần được che chắn và bảo vệ trong lúc tiến hành xạ trị ung thư thực quản. Liều xạ tối đa vào các bộ phận này không được vượt quá 40Gy.

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng, Từ tuần thứ 4 trở đi sẽ có viêm thực quản do xạ trị, do đó phải ngừng điều trị trong khoảng 1 tuần và dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng, Tia máy Coban có thể gây biến chứng viêm phổi, trong khi dùng máy gia tốc sẽ ít gây biến chứng hơn.

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *