Chào bác sĩ, tôi có thắc mắc rất mong được bác sĩ giải đáp, đó là: bệnh ung thư dạ dày có di truyền không? Trước đây gia đình tôi có người bị ung thư dạ dày và đã tử vong vì căn bệnh này. Vì vậy mà tôi đang hoang mang không biết bệnh có di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có biện pháp nào để phòng ngừa căn bệnh quái ác ung thư dạ dày hay không? Rất mong nhận được phản hồi của bác sĩ.
(Thanh Nga, 29 tuổi, Yên Bái)
GÓC GIẢI ĐÁP:
Bạn Nga thân mến, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gởi thắc mắc về cho chuyên trang bacsidaday.com. Thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
I. Ung thư dạ dày là gì?
Như chúng ta đã biết, dạ dày là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa thức ăn và tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày gặp trục trặc, sẽ gây nên những biểu hiện bất thường lên quá trình tiêu hóa và sức khỏe.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Ung thư được hình thành bởi những tế bào phát triển không bình thường bên trong dạ dày, phát triển tại bất kì phần nào ở dạ dày và có thể di căn sang một số cơ quan lân cận như gan, phổi, thực quản…
Ung thư dạ dày là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao, khoảng 200.000 nghìn người chết mỗi năm theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới và được xếp là căn bệnh ung thư nguy hiểm với số người chết đứng thứ 2, chỉ sau ung thư phổi.
Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm nhưng biểu hiện bệnh ung thư dạ dày lại không hề rõ ràng, ở những giai đoạn đầu, bệnh hầu như không biểu hiện ra triệu chứng. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Hầu hết những trường hợp phát hiện mình bị ung thư dạ dày bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3,4, tế bào ung thư xâm lấn rộng nên mọi biện pháp điều trị chỉ để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Chính vì thế, cách tốt nhất để phát hiện mình có mắc bệnh hay không, bạn cần hình thành thói quen thăm khám sức khỏe định kì để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó có hướng giải quyết kịp thời.
II. Ung thư dạ dày có di truyền hay không? – Bác sĩ giải đáp
Theo các chuyên gia, những đối tượng bị viêm teo dạ dày mãn tính có khuynh hướng di truyền thế này sang thế hệ khác. Tỉ lệ lây truyền của người mẹ mang gen mắc bệnh này sang con lên đến 48%.
Ung thư dạ dày có liên quan mật thiết đến một số hội chứng di truyền như ung thư đại trực tràng, bệnh đa polyp tuyến, hội chứng Peutz Jeghers, ung thư cổ tử cung. Nếu cha, mẹ mắc những bệnh trên thì con cái vẫn có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Ngoài ra, một số khảo sát thực nghiệm cho thấy, khi sống chung trong một gia đình với người mắc bệnh ung thư dạ dày thì những thành viên có khả năng mắc bệnh bởi thói quen sống, hoàn cảnh sống giống nhau.
Ngoài nguyên nhân trên, những người làm công tác nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày ở người, đó là:
- Do chế độ ăn uống sinh hoạt và lối sống không khoa học, lành mạnh: ăn nhiều đồ nướng, đồ rám, xào, đồ hun khói, hút thuốc lá, thiếu hoạt động thể chất, tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Mới đây, tổ chức y tế thế giới đã xếp vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất gây bệnh ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc ăn chung bát, gắp chung mâm, đồ dùng vệ sinh cá nhân có lẫn nước bọt của người bệnh….
- Người có tiền sử mắc bệnh dạ dày như: viêm bờ cong nhỏ, viêm loét dạ dày mãn tính. Người từng thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bán phần dạ dày sau một vài năm cũng có thể mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Nhóm máu, giới tính: Đây cũng là yếu tố chi phối đến nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày. Các chuyên gia cho biết, những người có nhóm máu A có nguy cơ bi ung thư dạ dày hơn so với những người thuộc nhóm máu khác.
Tóm lại, có thể thấy ung thư dạ dày có thể di truyền nếu như người bệnh mắc ung thư do viêm teo dạ dày, bố mẹ mắc một số bệnh như ung thư đại trực tràng, cổ tử cung, nhiễm khuẩn Hp cũng việc ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những thành viên trong giai đình.
III. Làm thế nào để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày?
Hiểu được tính chất nguy hiểm mà căn bệnh trên mang lại, mỗi chúng ta cần chủ động có những biện pháp phòng ngừa. Tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” thì mọi chuyện cũng đã muộn màng. Để phòng bệnh ung thư dạ dày cho người thân trong gia đình cũng như bảo vệ chính bản thân mình, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thăm khám sức khỏe: Khuyên người thân đi thăm khám để phát hiện biểu hiện bất thường, từ đó có biện pháp chữa trị bệnh hiểu quả.
- Hạn chế ăn đồ mặn: Một số thực phẩm mặn như cà muối, dưa muối rất tiện lợi, kích thích vị giác nhưng chúng lại chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, những chất này khi vào trong dạ dày có thể kết hợp thành Nitrosamines cực độc gây bệnh ung thư. Do đó, người bệnh cần hạn chế những món ăn trên, thay vào đó nên ăn đồ tươi sống, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thịt xông khói, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Do đó, dù rất hấp dẫn nhưng bạn nên hạn chế.
- Không ăn đồ nấm mốc: Thời gian gần đây, trên báo mạng, phương tiện truyền thông đã đưa tin khá nhiều ca ngộ độc thực phẩm hay tử vong vì ăn phải thức ăn bị nấm mốc. Những thực phẩm khô bị nấm mốc như gạo, đậu phụ, đậu nành… có chứa chất ung thư cực độc, bạn cần loại bỏ ngay nếu phát hiện những nghi vấn bất thường.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia: Thuốc lá, rượu bia là những món luôn được chuyên gia khuyên từ bỏ hoặc hạn chế khi điều trị bệnh ung thư dạ dày. Loại bỏ những thứ trên sẽ giúp khoảng cách giữa bạn với bệnh ung thư ngày càng xa hơn.
- Tạo thói quen ăn uống hợp lý: Người bệnh nên ăn chậm nhai kĩ để no lâu hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho dạ dày.
- Ăn nhiều thực phẩm phòng chống ung thư: Trong quá trình ăn uống, bạn nên tăng cường những món ăn có chứa chất chống ung thư dạ dày như bắp cải, măng tây… để phòng bệnh hiệu quả.
Tóm lại, mặc dù chưa xác định rõ bệnh ung thư dạ dày có di truyền không, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thất khả năng di truyền trong một số trường hợp cụ thể cũng rất đáng để lưu tâm. Để phát hiện được bệnh ung thư dạ dày, cách tốt nhất là xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và những thành viên thân yêu.
Thanh Ngân
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!