3 loại thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ được nhiều bác sĩ khuyên dùng

Đứng thứ 3 thế giới về ngành công nghiệp dược, thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ đã đáp ứng phần nào nhu cầu chữa bệnh của đông đảo người dân trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự nổi tiếng đi kèm với tai tiếng, thực tế vẫn có nhiều cơ sở sản xuất không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng. Vậy, làm cách nào để biết những loại thuốc nào được kiểm định chất lượng và trị bệnh hiệu quả?

Những trăn trở đó sẽ không còn làm khó bạn nữa vì dưới đây, các bác sĩ bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sẽ giúp bạn chọn ra 3 loại thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ, uy tín, chất lượng.

thuốc chữa đau dạ dày ấn độ
3 loại thuốc chữa đau dạ dày của Ấn Độ được nhiều bác sĩ khuyên dùng

I. Thuốc chữa dạ dày của Ấn Độ có tốt không?

Theo báo The Economic Times cho biết, công nghiệp dược của Ấn Độ xếp thức 3 trên thế giới về quy mô và thứ 14 về giá trị. Hiện nay, thuốc chữa bệnh của Ấn Độ xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên thế giới, thị trường chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga. Ấn Độ có số lượng nhà máy dược được các cơ quan kiểm soát dược phẩm của Mỹ công nhận. Như vậy có thể thấy các sản phẩm được được cộp mác “made in India” có “gia phả” khá qui mô và bề thế.

Thuốc chữa dạ dày của Ấn Độ có tốt không
Thuốc chữa dạ dày của Ấn Độ có tốt không?

Tuy nhiên, với hàng nghìn cơ sở sản xuất và hàng triệu loại công thức dược phẩm, thật khó để chứng thực được tất cả những loại thuốc được sản xuất an toàn. Bằng chứng là có khá nhiều bê bối xoay quanh việc thuốc không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái của nhiều doanh nghiệp nơi đây.

Nói như: “Một con sâu làm rầu nồi canh”- Chính điều trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của những doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, luôn cố gắng cho ra những dược phẩm chữa bệnh dạ dày tốt nhất cho người bệnh.

Do đó, khi chọn thuốc từ Ấn Độ, người bệnh cần cân nhắc chọn một số sản phẩm uy tín, chất lượng, sản phẩm đã tạo dựng được tiếng vang về hiệu quả trị bệnh để đảm bảo trị bệnh hiệu quả, tránh tình trạng tiền mất tật mang. Để đảm bảo, bạn nên tham khảo ý thuốc trước khi dùng, đồng thời chỉ nên mua thuốc tại những tiệm thuốc lớn trên toàn quốc.

II. 3 loại thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ được nhiều bác sĩ khuyên dùng

Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê những dược phẩm chữa đau dạ dày của Ân Độ đến do những tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ sản xuất, tạo được tiếng vang ở nhiều quốc gia trên thế giới.

1. Thuốc Mepraz

Thuốc Mepraz do tập đoàn Alkem Laboratories sản xuất là một trong những loại thuốc chống trào ngược dạ dày và viêm loét được dùng nhiều hiện nay. Theo đó, thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ Mepraz thuộc nhóm kháng tiết mới, ức chế bơm proton của tế bào niêm mạc dạ dày và ức chế tiết axit dạ dày bất kể tác nhân kích thích là gì.

thuốc chữa đau dạ dày
Thuốc Mepraz chữa đau dạ dày

# Thành phần

Mỗi niên nang thuốc Mepraz 20mg chứa:

  • Hoạt chất chính: 20mg Omeprazole
  • Manitol
  • Lactose
  • Hydroxypropyl Cellulose
  • Microcrystalline Cellulose.

# Công dụng

Thuốc Mepraz có tác dụng ức chế quá trình tiết axit ở dạ dày trong một giờ đồng hồ sau khi uống thuốc và kéo dài tối đa 2 giờ đồng hồ.

Sau 24 giờ dùng thuốc  chữa đau dạ dày của Ấn Độ Mepraz, sự ức chế axit vẫn còn ở mức 50% và thời gian ức chế kéo dài đến 72 giờ. Khi ngừng dùng thuốc, sự tiết dịch vị trở lại bình thường nhưng tác dụng kháng dạ dày tiết axit sẽ giảm từ 3-5 ngày, không tăng tiết axit.

Kết quả nội soi cho thấy, tỉ lệ thành sẹo của loét tá tràng đạt 65% chỉ sau 2 tuần điều trị và 95% sau 4 tuần.

Hiểu một cách đơn giản: thuốc giúp ức chế axit và dịch vị ở dạ dày, từ đó làm lành những thương tổn ở niêm mạc, giúp dạ dày chóng hồi phục.

# Chỉ định và chống chỉ định

Những đối tượng sau có thể dùng thuốc Mepraz để chữa bệnh gồm:

  • Người bị loét dạ dày tá tràng
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison

Chống chỉ định dùng Mepraz cho phụ nữ mang thai và bệnh nhân mẫn cảm với omeprazole.

# Hướng dẫn sử dụng

Để dùng thuốc đúng cách, thông tin tham khảo về liều dùng, cách dùng sau sẽ hỗ trợ bạn:

Liều dùng và thời gian điều trị

  • Điều trị loét dạ dày tiến triển: 1 viên nang 20mg/ ngày cho người lớn, dùng trong 4-8 tuần
  • Điều trị loét tá tràng tiến triển: 1 viên nang 20mg/ ngày cho người lớn, dùng trong 2-4 tuần
  • Trào ngược dạ dày thực quản: 1 viên nang 20mg/ ngày dùng trong 4 tuần. Sau khi nội soi, người bệnh có thể được chỉ định thuốc trong 4 tuần lễ tiếp theo với liều lượng như trên.
  • Hội chứng Zollinger Ellison: 3 viên nang/ lần/ ngày. Liều lượng có thể thay đổi tùy vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Những liều dùng quá 80 mg, cần chia ra uống 2 lần/ ngày.

Cách dùng

  • Dùng Thuốc Mepraz trước khi ăn.
  • Không nhai hoặc nghiền thuốc mà uống cả viên.

# Thận trọng khi dùng thuốc:

  • Giống như nhiều loại thuốc kháng axit khác, omeprazole dễ làm cho vi khuẩn trong dạ dày phát triển do sự giảm thể tích và tính axit của dịch vị.
  • Không dùng thuốc để chữa loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản lâu dài vì chưa đủ tài liệu xác thực cụ thể.
  • Bệnh nhân phải kiểm tra tình trạng viêm loét trước khi tiến hành điều trị.

# Giá cả

Hiện tại một hộp thuốc đau dạ dày của Ấn Độ Mepraz 20 mg , loại hộp 5 vỉ x 4 viên có giá 56.000 nghìn VNĐ. Bạn có thể mua thuốc tại một số nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

2. Thuốc Patipy Kit

Một sản phẩm khác có xuất phát từ quê hương của phật giáo là Patipy Kit. Thuốc do tập đoàn Yeva Therapeutics sản xuất, mỗi hộp Patipy Kit có 7 vỉ thuốc, mỗi vỉ 6 viên nang. Từ lâu, thuốc Patipy Kit đã là sự lựa chọn quen thuộc của người dân nơi đây.

thuốc trị đau dạ dày
Thuốc Patipy Kit trị đau dạ dày

# Thành phần

  • Pantoprazole hydrochloride
  • Tinidazole
  • Clarithromycin

# Công dụng của thuốc

Thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ Patipy Kit có tác dụng ức chế proton trên thành tế bào của dạ dày, từ đó làm lành vết loét nhanh hơn so với nhiều loại thuốc khác. Tỉ lệ liền sẹo (lành vết loét) có thể đạt đến 95% chỉ sau 6-8 tuần dùng thuốc.

Bên cạnh đó, thuốc ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị tiết ra trong dạ dày  và sự bài tiết pepsin, sự co bóp dạ dày nên người bệnh có thể an tâm dùng thuốc điều trị.

# Chỉ định và chống chỉ định

Những đối tượng sau có thể dùng thuốc Patipy Kit:

  • Người bị loét dạ dày tá tràng,
  • Người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc được phối hợp với kháng sinh để diệt vi khuẩn HP – tác nhân chính gây loét dạ dày ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn.

Chống chỉ đinh dùng thuốc cho những trường hợp:

  • Bệnh nhân nhạy cảm với Pantoprazole của thuốc.
  • Kiểm nghiệm lâm sàn thuốc Pantoprazole còn khá hạn chế. Hiện chưa có thông tin về tác hại của việc bài xuất Pantoprazole qua sữa mẹ. Dẫu vậy, phụ nữ mang thai và sau sinh cần thận trọng khi dùng, chỉ dùng khi lợi ích của mẹ được cho là lớn hơn với rủi ro của thai nhi hoặc của trẻ sơ sinh.

# Hướng dẫn sử dụng

Để dùng thuốc hiệu quả, người dùng có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Liều dùng:

  • Những bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra gần dùng thuốc phối hợp theo phác đồ điều trị vi khuẩn Hp thích hợp để loại bỏ vi khuẩn khỏi dạ dày.
  • Đối với bệnh nhân bị gan nặng, cần giảm liều dùng xuống 1 viên, 2 ngày 1 lần. Ngoài ra, khi dùng thuốc, bệnh nhân cần theo dõi men gan, nếu như men gan tăng, cần ngưng dùng thuốc.
  • Không dùng quá 2 viên thuốc một ngày cho người có tuori hoặc suy thận.

Cách dùng và thời gian điều trị

  • Không nhai, nuốt hoặc nghiền nhỏ Patipy Kit mà phải uống nguyên viên với nước, trước 1 giờ khi ăn.
  • Nếu như quên không dùng thuốc đúng giờ, người bệnh không nên uống bù vào lúc muộn trong ngày mà nên dùng liều bình thường vào ngày hôm sau.

# Thận trọng khi dùng thuốc Patipy Kit:

  • Không được dùng thuốc dạng tiêm Patipy Kit khi đang dùng thuốc đường uống.
  • Thuốc có khả năng làm lu mờ một số triệu chứng loét dạ dày ác tính, viêm thực quản ác tính gây khó khăn cho việc chẩn trị. Do đó, hãy chắc chắn bạn không thuộc phạm vi trên rồi mới dùng thuốc.

3. Thuốc Omevingt

Một loại thuốc không kém phần nổi tiếng trong việc điều trị bệnh dạ dày là thuốc Omevingt. Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế bơm proton, giảm tiết axit ở dạ dày hiệu quả nên được dùng để điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc Omevingt cũng được dùng với kháng sịnh để chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.

Thuốc chữa đau dạ dày nào tốt
Thuốc chữa đau dạ dày Omevingt

# Thành phần

Thành phần chính: Omeprazole

# Công dụng

  • Thuốc Omevingt có tác dụng giảm tiết axit trong dạ dày, tăng gastrin giúp vết loét của dạ dày nhanh chóng hồi phục.
  • Dược chất trong dược phẩm này còn có công dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, chống viêm trong trường hợp không steroid và giúp bảo vê niêm mạc dạ dày.

# Chỉ định và chống chỉ định

Những đối tượng sau có thể dùng Omevingt để chữa bệnh bao gồm:

  • Người bị loét dạ dày tá tràng
  • Người bị trào ngươc dạ dày thực quản
  • Người mắc hội chứng Zollinger Ellison
  • Thuốc Omevingt có thể dùng kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp gây bệnh viêm loét dạ dày.

# Hướng dẫn sử dụng

Người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn sau để dùng thuốc đúng cách:

Liều dùng

  • Đối với trường hợp toét tá tràng; dùng  20 mg/ngày trong vòng 2-4 tuần.
  • Đối với người loét dạ dày và viêm thực quản do trào ngược: dùng 20 mg/ngày trong vòng 4-8 tuần. Có thể tăng 40 mg/ngày cho những bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
  • Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison; dùng 60 mg/ngày.
  • Điều trị dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng: dùng  20-40 mg/ngày.

Cách dùng

  • Thuốc Omevingt được chỉ định uống trước bữa ăn.
  • Không nghiền nát thuốc khi dùng.

# Giá cả

Giá loại hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 14 viên, hộp 25 vỉ x 4 viên, một viên có giá 2.100 đồng. Giá trên có thể cao hơn tại các nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viên do chịu nhiều chi phí khác.

Trong trường hợp bạn mua phải thuốc trên giá rẻ hơn, cần thận trọng xem lại một số thông tin như hà sản xuất, hàm lượng để đảm bảo không mua phải hàng giả, hàng nhái.

Trên đây, bài viết vừa trình bày một số loại thuốc chữa đau dạ dày Ấn Độ. Để trị bệnh dứt điểm, người bệnh cần hiểu về bệnh và thuốc điều trị, tuân thủ những lưu ý để chữa bệnh hiệu quả. Những thông tin được cung cấp bên trên không thể nào thay thế lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định dùng thuốc chữa bệnh. Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có thật nhiều sức khỏe.

Tổng hợp: Thanh Ngân

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *