Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp nhanh chóng

Viêm dạ dày ruột cấp là bệnh nhiễm trùng ở đường ruột gây nên triệu chứng đau bụng, tiêu chảy kèm theo buồn nôn, nóng, sốt. Nếu không có cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp sớm sẽ gây chảy máu ổ bụng, tăng nguy cơ tử vong. 

Chính vì thế, ngay từ bây giờ,bạn nên trang bị cho mình kiến thức về bệnh viêm dạ dày cấp cũng như cách điều trị hiệu quả để có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

I. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến ở hầu hết các lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn – đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém. Vậy, bệnh viêm dạ dày ruột cấp là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh là gì? Làm thế nào nhận biết được bệnh? Cách chữa trị viêm dạ dày ruột cấp là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp.

1. Bệnh viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp (gastroenteritis) là một loại bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa liên quan đến dạ dày và ruột non, nhiều người hay gọi bệnh lý trên là cúm dạ dày, virut dạ dày, viêm dạ dày tuy nhiên, thuật ngữ chính xác và đầy đủ nhất phải là viêm dạ dày ruột cấp.

Viêm dạ dày ruột cấp
Viêm dạ dày ruột cấp (gastroenteritis) là một loại bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa không hiếm gặp.

Viêm dạ dày ruột cấp có thể gây các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút…. Hệ quả là cơ thể bị mất nước, đôi khi là mất chất muối, đường để có thể thực hiện quá trình trao đổi chất.

Viêm dạ dày ruột có thể tự dịu đi mà không cần điều trị. Bệnh thường gặp ở mùa đông, mọi độ tuổi đều có thể trở thành đối tượng của căn bệnh trên.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Có rất khá nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là vi-rút dạ dày ruột. Các loại vi rút này lây lan qua từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi bằng hình thức: chạm vào vật dụng mà người bị nhiễm bệnh đã đụng trước đó, bắt tay nhau… hoặc lây lan qua thực phẩm.  Những trường hợp bị viêm dạ dày – ruột trên diện rộng có thể xảu ra tại trường học, viện dưỡng lão, bệnh viện.

Hai loại vi rút gây bệnh viêm dạ dày ruột phổ biến là ví rút norovirus và adenovirus. Mặc dù ít gặp hơn nhưng vi khuẩn gây bệnh là E.coli và salmonella cũng là một trong những tác nhân gây viêm dạ dày ruột, những loại này được tìm thấy trong thị gia cầm, trứng chưa được nấu chín hay bị ô nhiễm. T

3. Triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột cấp

Khi bị bệnh viêm dạ dày ruột cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu biểu và nôn và tiêu chảy. Buồn nôn và nôn mửa kéo dài từ 1-2 ngày, trong khi đó, bệnh tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-3 ngày hoặc có khi hơn 4 ngày. Kèm theo những triệu chứng trên, nhiều người bị viêm dạ dày ruột thường xuyên cảm thấy vùng bụng giữa bị đau, đau âm ỉ cho đến đau dữ dội do hiện tượng co thắt dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chuột rút, nhức đầu, sốt trên 37.5 độ C ở người lớn và trên 39 độ C ở trẻ em.

cách điều trị viêm dạ dày ruột cấp
Tiêu chảy- một trong những dấu hiệu giúp bạn nhận biết bạn bị viêm dạ dày ruột cấp.

Tiêu chảy, buồn nôn và nôn kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất đi một lượng nước, chất khoáng (chất điện giải) mà việc uống nước không thể nào bù đắp kịp. Chính vì thế, bệnh nhân có thêm cảm giác da khô, miệng khô, chóng mặt, thường xuyên khát nước.

Đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân hoàn toàn không cầm dịch lỏng, cảm thấy choáng váng khi đứng dậy. Nếu gặp phải tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc y khoa khẩn cấp.

*** Lưu ý: Tiêu chảy màu đen không phải là biểu hiện của viêm dạ dày ruột mà điều này báo hiệu bạn đang bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, trường hợp này cũng cần sự trợ giúp điều trị y khoa gấp.

4. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm dạ dày ruột?

Viêm dạ dày ruột thường bắt gặp ở những đối tượng sau:

  • Người cao tuổi và trẻ sơ sinh là hai đối tượng có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Người sống trong khu vực vệ kém vệ sinh, nguồn nước sạch bị hạn chế.
  • Người vệ sinh kém, không thường xuyên rửa tay, vệ sinh kĩ thực phẩm trước khi chế biến.

II. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp công hiệu

Viêm dạ dày ruột không phải là bệnh lý nguy hiểm, cách điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào những loại viêm dạ dày ruột.

# Dùng thuốc

  • Sử dụng dung dịch Gastrolyte hoặc Hydralyte để bù nước và muối khoáng bị mất trong quá trình nôn mửa và tiêu chảy. Những dung dịch này có dạng que đá giúp cho trẻ em được nạp đủ chất lỏng cần thiết. Lưu ý đọc kĩ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi dùng.
bệnh viêm dạ dày ruột cấp
Dứt điểm bệnh viêm dạ dày cấp bằng thuốc Tây.
  • Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ, bệnh nhân có thể dùng Imodium hoặc Lomotil, không dùng thuốc trên cho trẻ em, đồng thời đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Đối với trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng, tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì chúng có thể khiến cho bệnh ngàng càng nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc chống buồn nôn và nôn có thể được chỉ định trong trường hộp này.
  • Thuốc kháng sinh chỉ được áp dụng trong trường hợp tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, vi khuẩn, không áp dụng khi nguyên nhân gây bệnh đến từ vi-rút. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh lag do đối tượng nào, từ đó biết cách có nên dùng kháng sinh hay không, kết quả xét nghiệm sẽ cho bạn biết.

# Chăm sóc tại nhà

  • Khi bị bệnh viêm dạ dày ruột, bệnh nhân cần uống nước đầy đủ, mỗi lần uống môt hợp nhỏ, khoảng 5-10 phút thì uống một lần. Biện pháp này không thể chấm dứt được tình trạng nôn ói nhưng sẽ giúp cơ thể không bị mất nước.
  • Khi cảm thấy đói bụng, nên ăn những đồ nhạt như cơm, chuối, bánh…đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau 48-72 giờ đồng hồ kể cả khi vẫn còn bị tiêu chảy.
  • Nghĩ ngơi nhiều hơn.

Lưu ý: Trong trường hợp không cầm được chất lỏng, cơ thể cảm thấy chóng mặt hơn khi đứng dậy, triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp khắc phục phù hợp.

III. Cách phòng bệnh viêm dạ dày ruột

Để hạn chế sự lây nhiễm của bệnh, tránh những triệu chứng khó chịu làm tổn hại để sức khỏe mà bệnh mang lại, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng chung khăn mặt, khăn tay, bàn chải đánh răng, đồ uống, thìa nĩa với những người khác.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau hùi bãi nôn bằng xà phòng.
  • Người bị bệnh viêm dạ dày ruột không nên nấu ăn để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho người khác.
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, nhất là bồn cầu và bồn tắm.

Nhìn chung, bệnh viêm dạ dày ruột không quá nguy hiểm và thường tự khỏi nếu như biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách. Tuy nhiên, khi biểu hiện của bệnh nặng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp kịp thời. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Hoàng Mai

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Bình luận

  1. Hoàng Thơm Trả lời

    Thưa chuyên viên!Tôi bị đau ở vùng bụng quanh rốn và 2 bên sườn đi khám chuẩn đoán bị viêm dạ dày ruột cấp (do vi khuẩn)và viêm ruột thừa. Tôi đã uống hết 1 liệu trình thuốc 5 ngày, hết thuốc thấy đỡ đau hơn nhưng được 2 ngày lại thấy đau nôn mửa và chóng mặt.Chuyên gia tư vấn giúp tôi với ạ.Tôi xin cảm ơn!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *