Thưa bác sĩ, mấy ngày gần đây em bị đau thượng vị khó thở, không biết đó là biểu hiện của bệnh gì? Có cách nào để giảm cơn đau hay không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
(Bạn Diệp Tiểu Học, sinh viên năm cuối Đại học Duy Tân, Đà Nẵng)
GÓC TƯ VẤN
Chào bạn, đau thượng vị từng cơn đi kèm với khó thở là một triệu chứng dễ bắt gặp, có thể do bệnh lý hoặc không phải bệnh lý gây ra. Để biết rõ hơn về hiện tượng trên, dưới đây bác sĩ Nguyễn Tường Lân, công tác tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
I. Đau thượng vị và khó thở là do bệnh gì?
Vùng thượng vị là vùng nằm dưới mũi ức và trên rốn. Khi bị đau, nhiều người nghĩ mình bị mắc các bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Tường Lân, đau thượng vị đi kèm với khó thở còn là biểu hiện của những bệnh lý khác như tụy, mật, gan,.. Cụ thể:
- Tình trạng vùng thượng vị đau đột ngột, mang tính cấp tính do bệnh viêm dạ dày, viêm túi mật, viêm tụy cấp, ngộ độc thực phẩm, thủng dạ dày gây nên.
- Đau thượng âm ỉ trong một thời gian dài có thể là biểu hiện một số bệnh như viêm đại tràng, suy tim viêm túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.
- Triệu chứng đau thượng vị kèm khó thở thường xuất hiện nhiều về đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản.
Người bệnh cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
1. Đau thượng vị khó thở không là biểu hiện của bệnh lý
Đau thượng vị khó thở có thế không phải do một bệnh lý nào gây ra mà là biểu hiện của những hội chứng sau:
# Ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân thường có biểu hiện đau vùng thượng vị khá dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, sốt do chất độc tái phát. Cơn đau thượng vị đi kèm khó thử xảy ra vài giờ hoặc ngày hôm sau bữa ăn. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể co giật mạnh, ngừng thở, hôn mê.
Để xử lý trường hợp trên, bệnh nhân cần kích nôn để tống thực phẩm độc ra ngoài hoặc uống nước muối loãng. Đối với ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh chỉ đau tức thượng vị, ói, tiêu chảy thì có thể uống nước bù bằng dung dịch điện giải. Lưu ý không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì có thể chậm việc đào thải chất độc ra khỏi có thể.
Trường hợp triệu chứng đau thượng vị, khó thở nặng, các triệu chứng khác dữ dội, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.
# Rối loạn tiêu hóa
Đau tức vùng thượng vị dạ dày đi kèm với khó thở, đầy hơi, khó tiêu khi ăn uống nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo hay đồ ăn khó tiêu hóa, không hợp với cơ thể, uống nhiều đồ uống chứa cồn như rượu, bia, dùng nhiều thực phẩm lên men là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa.
Chứng rối loạn tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào thói quen ăn uống của bạn. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn đường tiêu hóa.
# Do cơ thể không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không tiêu hóa được những thực phẩm từ sữa có chứa đường lactose: phô mai, sữa chua. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị đi kèm với khó thở cũng khá phổ biến.
Để hấp thu loại đường này, cơ thể cần có đủ enxim latase phân giải đường trên. Sự thiếu hụt enzym phân giải đường lactose có thể gây khó thở, buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, tiêu chảy, thậm chí đi ngoài phân sống ở một số người bệnh.
# Tác dụng phụ của thuốc
Khi dùng thuốc kháng viêm, giảm đau để điều trị bệnh trong một thời gian dài hoặc lạm dụng những loại thuốc trên đều có thể gây hiện tượng đau thượng vị đi kèm với khó thở.
# Do căng thẳng, stress
Căn thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau tức thượng vị và khó thở. Nguyên do bởi khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, dạ dày sẽ tiết nhiều axit và dịch vị hơn thông thường làm gia tăng áp lực lên vùng thượng vị, từ đó gây cơn đau tức.
Những triệu chúng này khá giống với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa, do đó người bệnh không được phép chủ quan mà nên đi khám và điều trị sớm.
2. Đau thượng vị khó thở là biểu hiện của bệnh lý
Vùng thượng vị là nơi tập trung những cơ quan gan, dạ dày, mật, tụy… Đau thượng vị khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo những cơ quan trên có vấn đề.
# Bệnh lý dạ dày cấp tính và mãn tính: trào ngược dạ dày, viêm xung huyết, viêm, viêm loét dạ dày tá tràng…
Triệu chứng đau rát vùng thượng vị, khó thở là triệu chứng của các bệnh lý dạ dày cấp tính và mãn tính.
- Trào ngược dạ dày thực quản:
Trào ngược axit thực quản là tình trạng axit và thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lại thực quản, gây kích thích niêm mạc, đau tức vùng thượng vị, đau cổ họng, khàn tiếng, ho khan, ợ nóng, nhiều khi gây khó thở.
- Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tinh trạng lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm, khiến cho dạ dày tiết ít chất nhầy bao bọc, bảo vệ dày khỏi tác động trực tiếp của axit và men tiêu hóa.
Người bị viêm dạ dày thường có cảm giác đau nhẹ vùng thượng vị, bụng giữa, đau hơn khi đói hoặc khi ăn no kèm theo với cảm giác khó thở nhẹ. Ngoài ra, người vị viêm dạ dày còn có một số biểu hiện khác như suy nhược cơ thể, ăn uống kém, chướng bụng, khó tiêu…
- Viêm loét dạ dày
Tổn thương ở đầu ruột non (tá tràng) hay niêm mạc dạ dày khiến cho người bệnh đau vùng thượng vị lan xuống xung quanh rốn đi kèm với cảm giác khó thở, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn.
Không phải lúc nào cơn đau cũng xuất hiện. Cơn đau do bệnh lý về dạ dày có tính chu kì, thường xuất hiện khi no hoặc đói, tăng dần lên khi người bệnh ăn nhiều đồ cay nóng, uống rượu bia.
Trong những trường hợp mãn tính, cơn đau thượng vị khó thở thường kéo dài hơn khiến bệnh nhân buồn chán, khó chịu.
# Bệnh về gan: viêm gan, áp xe gan
Đau vùng thượng vị và khó thở còn là biểu hiện của một số bệnh về gan như viêm gan, áp xe gan.
Viêm gan, áp xe gan khiến cho gan bị ứ máu, gây đau túc lên vùng thượng vị, ớn lạnh, sốt trên 39-40 độ, đau bụng dữ dội. Gan sưng to khiến người bệnh có cảm giác căng tức, nặng ở mạn sườn phải. Đồng thời, gan to đẩy cơ hoành lên cao khiến bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở.
Đối với trường hợp này, nhất là bị áp xe gan, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ổ áp xe gan bên trái bị vỡ có thể vỡ vào màng tim, người bệnh có triệu chứng khó thở, da tím tái, có thể gây ép tim dẫn đến tử vong.
# Bệnh sỏi mật
Sỏi mật được hình thành do cholesterol kết tụ và sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như muối canxi, cholesterol, billirubin.
Những nguyên nhân gây bệnh sỏi mật: di truyền, giới tính, thừa cân, béo phì, ít vận động, chế dộ ăn uống quá kiêng khem hoặc ăn uống quá nhiều cholesterol.
Bệnh gây ra triệu chứng như đau thượng vị, đau mạn sường, vàng da, sốt, khó thở.
Sỏi mật là bệnh mãn tính, có thể khỏi sau khi phẫu thuật nhưng khả năng tái phát cũng rất cao.
# Bệnh viêm tụy
Tuyến tụy chỉ chiếm một phần nhỏ trong hệ tiêu hóa, xong nó lại có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường glucose và tiêu hóa thức ăn. Bệnh viêm tụy xảy ra khi tuyến tụy đột ngột bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mắc bệnh xơ nang, sỏi mật, tăng triglyceride…
Khi bị viêm tụy, người bệnh thường đau bụng xuyên ra sau lưng, đau thượng vị khó thở, cơn đau càng tồi tệ hơn sau khi ăn, sốt, ói mửa..
Qua đó, có thể thấy đau thượng vị buồn nôn dù là biểu hiện của bệnh lí hay không phải bệnh lí đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh chuyển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
II. Cách xử lý khi bị đau thượng vị khó thở
Để giảm nhanh cơn đau thượng vị khó thở, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tạm thời:
# Uống nước ấm
Để giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị, bạn có thể uống một số nước ấm như nước gừng, trà gừng, quế, bạc hà. Uống khi nóng và uống từng ngụm nhỏ để vị ấm nóng lan tỏa, xoa dịu bớt cơn đau.
# Nghỉ ngơi
Khi bị đau thượng vị kèm khó thở, người bệnh tạm ngưng các hoạt động, công việc lại và nằm nghỉ ngơi một lúc để hạn chế cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
# Xoa dầu
Kết hợp với nghỉ ngơi, bệnh nhân xoa một ít dầu nóng để xoa dịu cơn đau thượng vị.
# Đến bệnh viện
Nếu cơn đau thượng vị đi kèm khó thở xuất hiện lần đầu tiên nhưng triệu chứng khá dữ dội, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn bệnh và có cách điều trị kịp thời.
Nếu cơn đau thượng vị khó thở là do một số bệnh mãn tính thuộc về gan, mật, dạ dày… bệnh nhân cũng cần đi thăm khám định kì để được theo dõi và chữa trị.
# Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt
Ngoài việc tuân thủ theo phác độ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý đến việc ăn uống và sinh hoạt:
- Tránh thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Không dùng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác…
- Nên dùng dầu thực vật thay vì dầu động vật để hỗ trợ đường tiêu hóa, từ đó làm giảm chứng đau thượng vị dạ dày.
- Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khở: rau xanh, trái cây, đạm, ngũ cốc…
Với những gì bạn Diệp Tiểu Học mô tả, bác sĩ Lân đã liệt kê khá chi tiết và đầy đủ những bệnh có biểu hiện đau thượng vị khó thở. Để phạm vi khoanh vùng được hẹp hơn, bạn nên xem xét thêm một số biểu hiện khác để nhận biết chính xác bệnh. Chúc bạn khỏe mạnh!
Tiêu Dao
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!