Bí quyết phòng ngừa bệnh dạ dày cho bé bố mẹ nên “bỏ túi”

Đau dạ dày không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Vậy làm hiệu để phòng ngừa bệnh đau dạ dày cho bé hiệu quả? 

Cực kì sai lầm nếu cho rằng chỉ những người lớn mới bị mắc bệnh đau dạ dày. Nhiều thống kê cho thấy, tỉ lệ trẻ em bị mắc bệnh đau dạ dày đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo ngại cho sức khỏe của con em mình. Tuy vậy, đau dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Bố mẹ có thể tham khảo bài viết ngay sau đây để có biện pháp bảo vệ sức khỏe của con em mình trước yếu tố gây bệnh.

phòng ngừa bệnh dạ dày cho bé
Bí quyết phòng ngừa bệnh dạ dày cho bé.

I. Đau dạ dày ở trẻ em – bệnh không thể xem thường

Nhiều cha mẹ khi thấy con bị đau bụng, buồn nôn, chướng bụng thường chủ quan cho rằng đó là biểu hiện rối loạn tiêu hóa thông thường nên chủ quan, phớt lờ.

Chị Bích Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Sau chuyến đi du lịch gia đình ở biển Sầm Sơn hồi năm ngoái, con gái tôi xuất hiện triệu chứng đau bụng, chán ăn, buồn nôn… Lúc đầu gia đình cứ cho là do ăn uống không hạp, đến khi bé đau dài ngày quá, tôi mới đưa đi khám thì được chẩn đoán bé bị viêm dạ dày khiến cả gia đình tôi đều sửng sốt.”

Tương tự, trường hợp bé Ngọc Liên (Quảng Xương, Thanh Hóa) cũng được xác định là bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, hiện đang được dùng thuốc chữa trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh.

Nhưng trường hợp trên không hề hiếm gặp. Thông thường, dạng tổn thương ở dạ dày thừng bắt gặp ở trẻ là viêm dạ dày, rất ít ca bị loét hoặc thủng. Lý giải nguyên nhân, bác sĩ Nguyễn Việt Đức (chuyên khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM) cho biết: “Thủ phạm gây bệnh số 1 gây bệnh đau dạ dày phải kể đến đó là vi khuẩn Hp- loại xoắn khuẩn sống ở dưới lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiết độc tố gây mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. bên cạnh đó, vi khuẩn Hp còn được tìm thấy ở khoang miệng, cao răng… nên có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua con đường miệng – miệng theo những hình thức: dùng chung chén đũa với người nhiễm vi khuẩn, ăn chung mâm, bố mẹ nhiễm vi khuẩn Hp mới thức ăn cho con, hôn nhau…

Đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em – bệnh không thể xem thường.

Không chỉ riêng vi khuẩn Hp,việc trẻ ăn uống không đúng giờ, không đúng cách, chế độ ăn không hợp lý, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày ở trẻ. Trẻ bị cha mẹ ép ăn nhiều sẽ dễ bị trào ngược dạ dày, ợ chua, tâm lý căng thẳng. Tình trạng trên lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành nguyên nhân chính phát gây bệnh.

Trẻ dùng nhiều thuốc tây như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau trong thời gian dài cũng làm giảm sự tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, cộng thêm việc hệ miễn dịch còn non yếu nên những yếu tố gây hại cho dạ dày dễ tấn công, gây bệnh cho trẻ hơn so với đối tượng khác.

Khi bị đau dạ dày, hầu như trẻ nào cũng xuất hiện cơn đau tại vị trí thượng vị dạ dày, đau hơn khi nhịn đói hoặc ăn no, kèm theo đó là chứng chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, đầu bụng, khó tiêu… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Không chỉ đau đớn khó chịu do triệu chứng bệnh đau dạ dày, trẻ còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày… gây mất máu cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng.

Hiểu được nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nguy hiểm đau dạ dày mang lại, ngay từ bây giờ, các bậc phụ huynh nên chú trọng áp dụng những biện pháp phòng bệnh để giúp trẻ sống khỏe và luôn vui vẻ.

II. Bí quyết phòng ngừa bệnh dạ dày cho bé

Nhìn chung, hầu hết những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày đều xuất phát từ việc ăn uống không điều độ, không hợp vệ sinh, không có sự can thiệp của yếu tố khách quan nên việc phòng ngừa cũng đơn giản hơn nhiều.

1. Giữ gìn vệ sinh ăn uống

Không chỉ lây lan trực tiếp qua con đường miệng – miệng thông qua việc tiếp xúc nước bọt, việc ăn thực phẩm bẩn vỉa hè, lòng lề đường, dùng nguồn nước ô nhiễm, thức ăn không đậy để gián và côn trùng bám ở phân của người nhiễm vi khuẩn Hp bò vào cũng là một trong những hình thức khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, bố mẹ nên chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, rửa nguyên liệu thật sạch trước khi chế biến, ăn chín uống sôi, nguồn nước dùng cần phải đảm bảo để tránh vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hình thành cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn với xà phòng để phòng bệnh trong trường hợp trẻ có tiếp xúc với mầm bệnh.

2. Cho trẻ ăn thực phẩm dinh dưỡng nhưng dễ tiêu

Đang trong tuổi ăn tuổi lớn, chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của trẻ. Một chế độ ăn hợp lý, khoa học cũng hạn chế được nguy cơ bị đau dạ dày và mắc nhiều bệnh lý khác.

Để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày, những thực phẩm được thêm vào chế độ ăn dinh dưỡng hằng ngày cần đảm bảo tiêu chí: chứa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng cũng phải đảm bảo dễ tiêu để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Theo đó, khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ cần có những loại thực phẩm sau:

  • Đạm dễ tiêu: Đạm này được tìm thấy trong thịt gà, ngan, nạc lợn, trứng, thịt cá, tôm, mực…Bổ sung một lượng đạm dễ tiêu sẽ làm giảm áp lực dạ dày, phòng ngừa được bệnh đau dạ dày hiệu quả.
  • Các loại trái cây: Dâu tây, việt quất, cam, quýt, bưởi, chuối, táo, dưa hấu… giúp kích thích vị giác, tăng cường chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
  • Các loại ngũ cốc: yến mạch, bánh mì…
  • Các loại rau củ: măng tây, húng quế, rau cải, diếp cá…

3. Không ăn nhiều đồ chiên, rán, thức ăn nhiều dầu mỡ

Đồ chiên rán, món ăn nhiều dầu mỡ như gà chiên, tôm chiên lăn bột, chả cá chiên… luôn là món ăn khoái khẩu của nhiều trẻ. Tuy nhiên, việc nạp và cơ thể một lượng lớn dầu mỡ sẽ khiến cho hoạt động tiêu hóa bị trì trệ, thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu hơn thông thường sinh ra chứng bụng, khó tiêu, đầy hơi, bụng ậm ạch khó chịu.

cách phòng bệnh đau dạ dày cho trẻ em
Không cho trẻ ăn nhiều đồ chiên, rán, thức ăn nhiều dầu mỡ.

Hơn nữa, phần lớn đồ ăn chiên rán thường tái sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, bệnh ung thư. Chính vì mối nguy hại tiềm ẩn như trên, bố mẹ không nên chiều theo ý muốn của trẻ, thay vào đó hãy thay đổi cách chế biến khác tốt cho sức khỏe hơn.

4. Không ép trẻ ăn

Thấy con gầy yếu, nhiều bậc phụ huynh thường ép trẻ ăn với tư duy “ăn nhiều mới chóng lớn”.  Tuy nhiên, ép ăn nhiều có thể khiến cho trẻ bị trào ngược dạ dày, gây áp lực mỗi khi ăn. Tình trạng trên nếu như được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây bệnh dạ dày ở trẻ. Do đó, bố mẹ không nên ép trẻ ăn khi trẻ đã no, không thể ăn thêm được nữa.

5. Ăn đúng bữa, không bỏ bữa

Thói quen ăn uống không đúng cách cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây bệnh đau dạ dày. Trẻ thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ sẽ khiến cho axit tăng tiết hơn thông thường, lượng aixt dư thừa này sẽ bào bòn chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây triệu chứng đau tức vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn…

6. Ăn chậm nhai kĩ

Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa Nhi, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thảo Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: ăn chậm nhai kĩ là một trong những thói quen rất tốt cho dạ dày mà bố mẹ nên hình thành và duy trì ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Vì thức ăn đã được nhai kĩ, trộn đều enzym tại khoang miệng nên dạ dày sẽ tiêu hóa nhanh hơn.

Trên đây là một số cách phòng ngừa bệnh dạ dày cho bé, các bậc phụ huynh nên tham khảo để có thể bảo vệ sức khỏe bé yêu của mình. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường, bố mẹ không nên chủ quan mà sớm đưa trẻ thăm khám bệnh tại cơ sở y tế chất lượng để sớm có biện pháp khắc phục.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THÊ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *