Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì? Có cách chữa bệnh cho trẻ an toàn và hiệu quả hay không?
Bác sĩ Bùi Ngọc Ánh (Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: trẻ bị trào ngược được biểu hiện cụ thể bằng nôn trớ, buồn nôn, nôn thức ăn ra ngoài. Những trẻ lớn tuổi còn xuất hiện ợ nóng. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây một số bệnh đường hô hấp, suy dinh dưỡng, chậm cân, mòn răng… Do đó, bố mẹ cần tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách chữa trào ngược an toàn và hiệu quả cho trẻ.
I. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Thuộc nhóm đối tượng có cơ địa còn non yếu, trẻ em dễ mắc các vấn đề về súc khỏe, trong đó có trào ngược dạ dày. Nắm được nguyên nhân biểu hiện, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ giúp cho mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và phát hiện những vấn đề của con em mình.
1. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Để tránh được bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, cách hiệu quả nhất là biết được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng. Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em gồm:
# Do hệ tiêu hóa còn non yếu
Giữa thực quản (ống dẫn thức ăn) và dạ dày được ngăn cách với nhau bởi một van điều khiển (cơ vòng thực quản). Cơ vòng vòng này mở khi thức ăn từ miêng đưa xuống và đóng để ngăn chặn thức ăn, dịch vị, axit từ dạ dày trào ngược lên bên trên.
Trẻ em có hệ tiêu hóa còn non yếu, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh có cơ vòng vòng thực quản đóng mở chưa ổn định khiến cho thức ăn dễ bị trào ngược lên, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
Những trẻ từ 1-2 tháng tuổi, dạ dày còn nằm ngang so với người lớn nên cũng dễ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
# Do thói quen ăn uống: Trẻ vừa ăn vừa vận động
Nhiều bậc cha mẹ thường chiều trẻ trong lúc ăn bằng cách cho trẻ vừa chơi, vừa chạy nhảy, vừa xem tivi hay đọc truyện trong khi ăn để trẻ có tâm lí thoải mái, ăn uống dễ tiêu hơn. Những thói quen tưởng chừng vô hại này đã được Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em California, Hoa Kì bác bỏ, cho rằng cách trên phản khoa học, cần phải thay đổi.
Lý giải điều này, tiến sĩ William James công tác tại đây có giải thích: Khi vừa ăn vừa thực hiện hoạt động khác dễ dẫn đến không khí bị lưu giữ trong đường ruột trẻ. Thêm vào đó, nhiều khi trẻ mãi chơi mà quên cảm giác no dẫn đến thức ăn được dung nạp qáu nhiều.
Trong những trường hợp này, bố mẹ cần nhắc nhở cháu, tạo cho trẻ thói quen ăn tại chỗ. Khi ăn cần nhai chậm để thức ăn được nghiền nhỏ, giảm áp lực co bóp của dạ dày, hạn chế nguy cơ trào ngược.
# Do chế độ ăn uống
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là do chế độ ăn uống không hợp lý. Cụ thể:
- Trẻ ăn nhiều chất xơ và chất béo
Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt nên khá nhạy cảm. Trong khi đó, những món mà trẻ yêu thích đa phần là đồ chiên, rán, xào, thức ăn nhanh. Những món này chứa hàm lượng chất xơ và chất béo vô cùng lớn dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ.
- Trẻ dùng nhiều đồ uống có ga
Bác sĩ Justin Jame làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Boston cho biết: Những trẻ em dùng nhiều đồ uống có ga có nguy cơ trào ngược dạ dày cao hơn so với những trẻ ít dùng. Đồ uống có ga dễ gây ợ hơi.
Ngoài ra, trong đồ uống có ga chứa nhiều thành phần hóa học kích thích niêm mạc của dạ dày sản sinh nhiều axit gây hiện tượng thừa axit khiến chúng dễ bị đẩy ngược lên thực quản, gây khó chịu cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thức uống này.
- Do trẻ uống ít nước
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm Y tế UCLA, Hoa kì, lượng nước thiết yếu cho hoạt động trao đổi chất của con người mỗi ngày đạt ngưỡng từ 2 -2.5 lít.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ khá lười uống nước, thường uống sữa thay nước, vô hình chung, điều này khiến cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em càng trở nên nghiêm trọng hơn.
# Do áp lực từ học hành, thi cử
Đối với những trẻ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường, bài vở và nhiệm vụ thầy cô giao dễ làm trẻ bị căng thẳng, áp lực, lo âu. Mặc dù điều nói trên không phổ biến những chúng cũng góp phần gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em.
Nếu vấp phải tình trạng trên, bố mẹ nên quan tâm, chia sẻ, vui chơi cùng trẻ để giúp trẻ vượt qua áp lực, có được tinh thần thỏa mái.
2. Biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em
Tùy thuộc vào độ tuổi mà biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản không giống nhau. Một số triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể bắt gặp ở hầu hết đối tượng trẻ mắc bệnh gồm:
- Hơi thở hôi: trào ngược dạ dày sẽ khiến cho dịch vị, axit trong dạ dày kèm khí bị đẩy lên gây ợ nóng ợ chua gây hôi miệng.
- Buồn nôn và nôn: Trẻ thường muốn nôn khi đang ăn, hoặc sau khi ăn.
- Đau phần thượng vị (phần trên ổ bụng và dưới ngực): Những cơn trào ngược diễn ra liên tục khiến cho vùng thượng vị của trẻ đau rát, nóng.
- Khó nuốt, khi nuốt thấy đau: axit và dịch vị dư thừa cọ xát vào thực quản nhiều lần khiến phần tiếp xúc bị viêm, trẻ khó nuốt thức ăn, khi nuốt thì có cảm giác đau buốt.
- Mòn răng: thức ăn, dịch vị cùng vi sinh vật lên men trào ngược sẽ bào mòn răng.
Trong đó, những trẻ em trên 12 tuổi thường bắt gặp cảm giác ợ nóng, đau rát vùng thượng vị. Còn những trẻ dưới 12 tuổi không xuất hiện triệu chứng ợ nóng.
3. Trẻ em bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không
Chị Trần Thị Thanh Ngân (28 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) than phiền: Cháu nhà mình được 4 tuổi rồi nhưng thường bị ọc thức ăn, khò khè. Mình có đưa cháu đi khám thì biết được cháu bị trào ngược dạ dày thực quản. Nhưng gia đình cứ ỉ i, cho rằng chỉ là bệnh thông thường, không nghiêm trọng. Đến khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ bảo cháu bị viêm phế quản do trào ngược dạ dày kéo dài nhưng không được điều trị, mình mới “tá hỏa” ra.
Không hiếm những trường hợp chủ quan hoặc thiếu kiến thức như chị Ngân dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ đối mặt với:
- Viêm thực quản
- Hen suyễn
- Ho kéo dài kèm đau họng.
- Viêm thanh quản, sưng thanh quản dẫn đến khàn giọng, mất giọng tạm thời.
- Trẻ bị ho, khò khè kéo dài
- Viêm tai giữa
- Sụt cân, suy dinh dưỡng…
Nắm được tác hại do trào ngược dạ dày thực quả gây ra, bố mẹ nên trang bị cho mình một số kiến thức về bệnh và cách điều trị để giúp trẻ nhanh thoát khỏi chứng bệnh.
II. Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em
Khi phát hiện triệu chứng trào ngược của trẻ, bố mẹ cần nhanh chóng điều trị bệnh cho trẻ. tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể đề xuất cách trị bệnh khác nhau: thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt, dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
1. Điều trị chứng trào ngược dạ dày bằng chế độ ăn uống
Nguyên nhân chính dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản là chế độ ăn uống. Bố mẹ có thể điều trị bênh cho trẻ thông qua cách sau:
- Đối với trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường công tác tại Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM khuyên: các bà mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, thời gian mỗi lần cho bú cách nhau từ 1-1.5 giờ. Cho trẻ bú đúng tư thế, bắt ngậm núm vú đúng cách để tránh nuốt nhiều hơi vào dạ dày.
- Đối với những trẻ lớn hơn 2 tuổi, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn nhiều chất béo như phủ tạng động vật, mỡ động vật, đồ chiên, rán, thức ăn nhanh, socola, đồ uống có ga. Không cho trẻ ăn nhiều trái cây có tính axit như: cam. quýt, bưởi… Tránh thức ăn quá đặc vì dễ gây táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.
2. Thay đổi lối sống
Giúp trẻ thay đổi lối sống có thể giảm các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, thay vào đó nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ.
- Không cho trẻ ăn từ 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Giảm cân cho trẻ nếu trẻ bị béo phì.
- Kê cao đầu khi ngủ hoặc nâng đầu giường cao từ 12-15cm.
3. Điều trị chứng trào ngược dạ dày bằng thuốc
Nếu triệu chứng trào ngược dạ dày không khỏi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê một số thuốc để giảm triệu chứng bệnh cho trẻ. Một số thuốc được chỉ định gồm:
- Thuốc kháng axit
Giống như tên gọi, thuốc kháng axit có tác dụng ức chế quá trình tiết axit dạ dày, khiến axit tiết vừa phải.
Một số loại thuốc kháng axit thường được chỉ định cho trẻ em gồm: Alka-Selt.zer, Maa.lox, My.lan.ta, Ri.o.pan, Ro.laids.
Lưu ý: Thuốc kháng axit có thể gây một số tác dụng phụ như: táo bón, tiêu chảy. Những loại thuốc trên chỉ được phép uống theo toa của bác sĩ.
- Thuốc kháng thụ thể H2
Thuốc kháng thụ thể H2 có tác dụng hạn chế dạ dày tiết axit, giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ.
Một số thuốc thuộc nhóm trên gồm: Ci.me.ti.din (Ta.ga.met HB), Fa.mo.ti.din (Pep.cid AC), Ra.ni.ti.din (Zantac 75), Ni.za.ti.dine (Axid AR).
Lưu ý: Không dùng thuốc kháng thụ thể H2 nếu không được bác sĩ kê toa.
- Thuốc ức chế bơm pronton ̣(PPIs)
PPIs có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày, chống hiên tượng trào ngược tốt sơn so với điều trị bằng thuốc kháng thụ thể H2.
Một số thuốc PPI có sẵn theo toa của bác sĩ gồm: E.so.me.pra.zole (Ne.xi.um), Lan.so.pra.zole (Pre.va.cid), O.me.pra.zole (Pri.lo.sec, Ze.ge.rid), Pan.to.pra.zole (pro.to.nix), Ra.be.pra.zole (A.cip.Hex).
Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton nếu dùng trong thời gian dài hay dùng với liều cao sẽ gây một số vấn đề về hông, cột sống. Do đó, bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ mà chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
# Phẫu thuật
Nếu triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ không có dâu shiệu cải thiện khi uống thuốc và thay đổi lối sống, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh hiện tại và trong dài hạn.
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho dụng cụ nội soi vào thực quản dạ dày của trẻ với máy quay thu nhỏ để quan sát tình trạng bên trong. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu phần trên của dạ dày thực quản nhằm gia tăng áp lực cho phần dưới, giảm hiện tượng trào ngược.
Trẻ sẽ được gây tê tổng quát và được phép xuất viện sau 1-3 ngày phẫu thuật. Hầu hết, trẻ hoạt động bình thường từ 2-3 tuần sau đó.
III. Cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ em
Để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em hiệu quả, bố mẹ có thể giúp các em thay đổi thói quen ăn uống và chế độ ăn hợp lý.
# Về chế độ ăn uống:
- Tránh ăn uống những thực phẩm tăng nguy cơ gây trào ngược dạ dày như: sô cola, đồ uống có ga, cà phê, bạc hà, đồ ăn cay, cà chua và những loại sản phẩm làm từ cà chua.
- Không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhiều chất béo.
- Bố mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: các loại đạm dễ tiêu (thịt nạc heo, thịt gà, trứng), các loại rau củ trái cây (chuối, táo, dưa hấu), các loại hạt, ngũ cốc (yến mạch)…
# Về thói quen ăn uống và sinh hoạt
- Đối với trẻ còn đang bú bình, bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú vú bên trái trước để bé nằm nghiêng phía phải, sau đó mới chuyển bé bú bầu sữa phía còn lại. Làm như vậy, sữa chảy xuống dạ dày dễ dàng hơn, đồng thời tránh hiện tượng trào ngược.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không cho trẻ ăn quá no.
Nắm được cách chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, một số biện pháp phòng ngừa, bố mẹ sẽ không còn quá hoang mang, lo lắng khi thấy con xuất hiện triệu chứng trào ngược.
Trương Tây
Thông tin hữu ích khác:
Bài được xem nhiều:
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – [Nguyên nhân cách chữa]
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó mà lại dễ
Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ không?
7 Bài tập Yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ thực hiện nhất
Buồn nôn vào buổi sáng có phải là bệnh trào ngược dạ dày không?
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ “khỏi sau vài lần áp dụng”
3 Loại sữa tốt nhất dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày thực quản có uống được mật ong không?
Giảm ợ hơi đầy chua qua cách ăn uống
Cách làm giảm trào ngược dạ dày nhanh không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!