Bài viết hôm nay bacsidaday sẽ chia sẻ với bạn đọc cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp, các triệu chứng người bệnh thường gặp là chướng bụng, đầy hơi, đôi khi có triệu chứng buồn nôn, đắng miệng, ợ chua, ợ nóng… bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của người bệnh. Phòng ngừa bệnh là một trong những việc làm cần thiết.
Những thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa thường gặp
⏩ Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiêu hóa. Ăn quá nhiều đồ ngọt, nhiều tinh bột dẫn đến hiện tượng lên men tăng mạnh gây ra đầy hơi, khó tiêu.
Ngay cả việc chuyển sang một chế độ ăn uống dù là hợp lý một cách quá nhanh và bất thường cũng rất dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ăn quá no, hay quá đói cũng sẽ gây ra bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Mặc dù rau, củ, quả, ngũ cốc hay trà xanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu lạm dụng cũng sẽ có hại cho hệ tiêu hóa.
⏩ Nghén trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ nghén bạn thường rất khó ăn uống, cơ thể mệt mỏi ăn không ngon, cảm giác khó tiêu… do đó rất dễ gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa.
⏩ Stress, căng thẳng thần kinh
Stress, căng thẳng thần kinh cũng là một trong yếu tố gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa, khi bị stress, căng thẳng thần kinh sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, không muốn làm việc hay ăn uống do đó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
⏩ Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Một số bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, sỏi thận, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt… sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây nên rối loạn tiêu hóa.
Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa tại nhà
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định, cân bằng và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ.
Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vì chúng cũng là nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiêu hóa đấy.
Hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn… Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm…
Tham khảo thêm:
2. Luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ rất tốt cho phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Luyện tập thể dục thể thao còn rất tốt cho hệ tim mạch, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột. Do đó, muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 tập thể dục để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh.
3. Giữ vệ sinh môi trường sống
Môi trường sống xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bạn. Luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
Trên đây là cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa bạn nên đi khám để điều trị kịp thời, tránh tình trạng tự ý mua thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!