Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Dạ dày là cơ quan này đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong việc trao đổi chuyển hóa các chất thành năng lượng nuôi tế bào, duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Nếu nói tim ngừng đập có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng thì chức năng dạ dày không hoạt động cũng khiến cơ thể chết dần chết mòn. Nếu bạn tò mò muốn biết cấu tạo và chức năng của dạ dày như thế nào thì bạn có thể biết rõ như sau. 

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa, nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người, được nối với phần thực quản và tá tràng ( phần đầu của ruột non).

Giải phẫu học cấu tạo dạ dày: 

Cấu tạo dạ dày

Cấu tạo dạ dày

Cấu tạo gồm 5 lớp, được liên kết với nhau chặt chẽ gồm các lớp như: Lớp thanh mạc, phúc mạc, lớp cơ ( gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), tấm lưới niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc dạ dày. Cấu tạo dạ dày khá phức tạp và được liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng. Nhờ có cấu tạo lớp cơ chắc chắn, liên kết chặt chẽ nên dạ dày có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4, 6- 5,5 lít nước trong dạ dày.

Các phần của dạ dày gồm: 

  • Tâm vị: Chiếm diện tích khoảng 4-6 cm², có lỗ tâm vị thông với thực quản và bộ phận này không có cơ thắt hay van mà chỉ có mộ nếp niêm mạc chia phần thực quản và dạ dày làm 2.
  • Đáy vị: Nằm ở phía trên mặt phẳng đi quan lỗ tâm vị, chủ yếu là chứa khí.
  • Thân vị: Vùng chiếm nhiều diện tích nhất của dạ dày, dưới phần đáy vị và tại vùng thân vị có chứa rất nhiều tuyết bài tiết acid dịch vị acid clohydric và pepsingene, đảm nhiệm co bóp tiêu hóa thức ăn.
  • Môn vị: Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra chất gastrine, ống môn vị có cơ khá phát triển. Vị trí môn vị nằm tại ngay bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng.
  • Thành  trước dạ dày: Nằm ở vùng trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực, phần dưới liên quan tới thành bụng trước.
  • Thành sau: phần này liên quan tới cơ hoành và liên quan tới các cơ quan khác như thận, tụy, lách, tuyến thượng thận. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang, nối phần trung gian mạc treo kết tràng ngành với phần lên tá tràng.
  • Bờ cong vị bé: Bộ phận này có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.
  • Bờ cong vị lớn: là đoạn tiếp theo có mạc nối dạ dày với lách và có chứa các động mạch vị ngắn. Ở phần đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn.

Chức năng của dạ dày

Dạ dày có chức năng vô cùng quan trọng khi vừa là nơi tiếp nhận  lưu trữ chất dinh dưỡng của cơ thể vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Chia dạ dày làm 2 chức năng chính gồm:

Chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày

Chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày

  • Co bóp nghiền thức ăn, trộn thức ăn cho thức ăn thấm acid dịch vị
  • Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày: Sau khi thức ăn được nghiền cơ học nhờ nhai và phân hủy một phần nhỏ thức ăn nhờn enzyme trong nước bọt. Thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn thực quản và xuống dạ dày. Dạ dày sẽ co bóp trộn đều và nghiền nát thức ăn cho thấm dịch vị và men tiêu hóa sẽ giúp hấp thu một phần chất dinh dưỡng trong thức ăn vào niêm mạc dạ dày. Còn lại thức ăn sẽ được chuyển xuống ruột non để tiếp tục hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vào cơ thể và cuối cùng là xuống đại trang ( ruột già) tống chất cặn bã mà cơ thể không hấp thu được ra ngoài.

Các vấn đề bệnh lý về dạ dày rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí là trẻ nhỏ cũng có thể là đối tượng mắc bệnh về dạ dày. Ăn uống không hợp lý, sinh hoat nghỉ ngơi không đúng cách hay nhiễm khuẩn có thể hình thành nên các bệnh về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

-> Xem thêm bài viết liên quan:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *