Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ

Viêm xung huyết dạ dày là bệnh lý xảy ra ở dạ dày và hệ tiêu hóa. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể lây nhiễm nặng sang các bộ phận khác. Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh nhưng đa số bệnh nhân đều áp dụng chữa viêm xung huyết dạ dày bằng nghệ – một bài thuốc dân gian hiệu quả tuyệt vời.

Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ

2 cách chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nghệ

Viêm xung huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như do vi khuẩn Hp, do lạm dụng thuốc kháng sinh, do thần kinh bị căng thẳng hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống không hợp lý,… Căn bệnh này thường đau nhức, có khi đau âm ỉ có lúc lại đau cồn cào ở vùng thượng vị kèm theo đó là các biểu hiện ợ chua, nôn hoặc buồn nôn. Để cải thiện bệnh ngoài dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ nghệ để chữa viêm loét xung huyết dạ dày.

1/ Dùng nghệ tươi chữa viêm loét xung huyết dạ dày

Chữa viêm loét xung huyết dạ dày bằng nước nghệ tươi

  • Các bạn dùng 100gr nghệ vàng tươi, đem đi cạo sạch vỏ và rửa sạch.
  • Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ và cho vào máy xay chung với 100ml nước đun sôi để nguội.
  • Cuối cùng các bạn dùng rây lọc lấy bã và chia đều ra uống trong ngày.

Người bệnh nên uống nước nghệ sau mỗi bữa ăn, không nên uống lúc quá no hoặc quá đói. Tốt nhất bệnh nhân nên uống vào buổi sáng sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ 15 phút. Trong quá trình sử dụng nước nghệ tươi chữa viêm loét xung huyết dạ dày, người bệnh tuyệt đối kiêng không uống rượu hoặc các thực phẩm khó tiêu, tăng acid trong dạ dày, khiến bệnh sở dĩ không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn.

2/ Dùng nghệ tươi kết hợp với mật ong chữa viêm loét xung huyết dạ dày

Theo các nghiên cứu y học, mật ong có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm loét xung huyết dạ dày sinh sôi và tấn công, gây tổn thương lan rộng. Đặc biệt, các đặc tính này giúp ức chế vi khuẩn Helicobacter Pyroli hay còn gọi là Hp gây bất lợi cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Công dụng chữa viêm loét xung huyết dạ dày của mật ong

Đồng thời, mật ong chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Các thành phần vitamine E, B6, B12, B1, A,… giàu có chứa trong mật ong – được xem như chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa gốc tự do gây hại hình thành và giúp làm lành vết viêm loét khá nhanh và hiệu quả.

Bên cạnh đó, hai thành phần chính có trong sáp ong như magie và kẽm ngoài công dụng kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn. Chúng còn là chất kiềm giúp bão hòa acid và giúp làm giảm acid chứa trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, đau nhức, buồn nôn,… do bệnh viêm loét xung huyết dạ dày gây ra.

Dùng nghệ và mật ong chữa viêm loét xung huyết dạ dày

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nghệ tươi 100gr
  • Mật ong 3 – 4 muỗng cà phê
  • Nước lọc đun sôi để nguội 100ml

Cách thực hiện đơn giản sau đây:

  • Người bệnh sử dụng nghệ đã chuẩn bị đem gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn với 100ml nước nguội.
  • Sau đó, thêm 3 – 4 muỗng cà phê mật ong vào và khuấy đều lên.
  • Chia ra làm hai uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn khoảng 15 phút là tốt nhất.

Dùng mật ong và bột nghệ vo thành viên chữa viêm loét xung huyết dạ dày

Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng bột nghệ trộn chung với mật ong theo tỷ lệ 2 : 1 để vo thành viên 5gr và dùng sử dụng trong ngày. Mỗi lần dùng bạn nên uống 3 viên và uống 3 lần trong ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà có liệu trình điều trị bệnh viêm loét xung huyết dạ dày khác nhau. Ngoài ra, các bạn nên bảo quản thuốc này trong tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng trong thời gian dài.

Công dụng tuyệt vời của nghệ trong chữa bệnh viêm loét xung huyết dạ dày

Từ xa xưa ông bà ta đã biết tận dụng các tính chất có lợi của nghệ để chữa trị một số bệnh liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, viêm loét xung huyết dạ dày,…

Có hai loại nghệ đó là nghệ vàng và nghệ đen:

  • Nghệ vàng được biết đến với tên khoa học Curcuma Longa – một nguyên liệu tương đối gần gũi với chúng ta. Nghệ vàng theo y học cổ truyền có tính chất hành khí thông kinh, giúp trị đau dạ dày, viêm túi mật, đau bụng khi sinh,…

Phân biệt nghệ vàng và nghệ đen

  • Nghệ đen thường được gọi là nghệ tím có tên khoa học Curcuma zedoaria. Nghệ đen hoàn toàn giống nghệ vàng chỉ có điểm khác biệt duy nhất chúng có màu tím và gân lá có màu tím. Nghệ đen có tính ấm và vị đắng có công dụng như tiêu xơ, tiêu viêm, hành khí, thông huyết, tiêu thực,…

Thông thường, dân gian dùng nghệ vàng để chữa bệnh về dạ dày, còn nghệ đen để chữa các bệnh về đầy bụng, đau bụng kinh, chướng bụng,…

Việc sử dụng nghệ chữa viêm loét dạ dày xung huyết có tác dụng giảm đau hiệu quả, nhờ tính chất curcumin. Đây là chất kháng sinh giúp kích thích hình thành lớp nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, nó còn có công dụng làm các vết viêm loét, xung huyết lành lại một cách nhanh chóng. Ngoài ra, curcumin có tính kháng khuẩn, giảm tình trạng lây nhiễm vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Mặt khác, hoạt chất này kích thích thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng không làm tăng acid dịch vị dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa khá tốt.

Một số trường hợp không nên dùng nghệ để chữa bệnh viêm loét xung huyết dạ dày:

# Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ:

Đối với trường hợp này, chị em nên nhớ không nên sử  dụng nghệ tươi để chữa viêm loét xung huyết dạ dày, bởi nghệ có thể gây kích thích, giãn nở tử cung, thậm chí gây chảy máu, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Phụ nữ sau khi sinh con hoặc đang trong giai đoạn cho con bú, dùng nghệ rất tốt cho sức khỏe mẹ và con. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng cần theo sự chỉ định của bác sĩ.

Bà bầu không nên dùng nghệ vàng chữa viêm loét xung huyết dạ dày

# Người bệnh trong tình trạng thiếu máu:

Nghệ không tốt cho những ai bị mắc bệnh viêm loét xung huyết dạ dày mà còn thiếu máu. Chúng có tác dụng phá máu bầm, máu ứ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng xây xẩm, choáng váng.

# Người bị bệnh trào ngược dạ dày đang dùng thuốc Tây:

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng acid không nên dùng chung với nghệ, bởi các tính chất trong nghệ gây ảnh hưởng đến thuốc và làm tăng tiết acid trong dạ dày dẫn đến các cơn đau ngoài ý muốn. Vì vậy, khi muốn sử dụng nghệ, người bệnh nên ngưng thuốc Tây.

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *