Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Để không trở thành “nạn nhân” cho căn bệnh trên, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hành tá tràng, có như vậy mới hạn chế được những tiêu cực khi bệnh biểu hiện.
Những biện pháp phòng bệnh không hề phức tạp, chỉ cần cố gắng hình thành những thói quen này một thời gian, bạn không chỉ phòng được bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng mà còn tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
I. Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm loét dày hành tá tràng bạn nên biết
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là tình trạng khu vực hành tá tràng (đoạn cuối của dạ dày, đầu ruột non) bị sưng viêm, xuất hiện vết loét. Đây là khu vực dễ bị viêm nhiễm nhất của dạ dày vì khu vực này bị trủng thấp, tạo thành hố chứa axit, dịch vị, và chịu sự tác động bởi chúng. Không chỉ vậy, enzym tiêu hóa ở tuyến tụy còn đổ vào ruột non, ngay vị trí hành tá tràng nên gây tình trạng viêm, loét.
Theo mô học thì bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng được xem là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ vết loét có đường kính lớn hơn 0.5cm. Những vết loét này thường lõm ở khu vực dạ dày và lồi ở khu vực tá tràng với những hình dạng khác nhau.
Những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng như: đau vùng thượng vị, đam âm ỉ hoặc đau dữ dội, ợ nóng, ợ chua, người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn và muốn nôn, ăn uống không ngon miệng, kém ăn, xuất huyết tiêu hóa gầy sút, cơ thể suy nhược…gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.
Viêm loét dạ dày hành tá tràng nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm: thủng dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vậy nên, ngay từ bây giờ, điều bạn có thể làm đế ngăn những điều tồi tệ trên xảy đến đó là áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh.
I. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả
Các chuyên gia sức khỏe đến từ Đại học Cambrige, Anh khuyến khích mỗi người trong chúng ta nên chủ động phòng bệnh thông qua việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bởi một khi viêm loét dạ dày hành tá tràng biểu hiện ra triệu chứng, chúng sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Kể cả khi bạn đã chữa lành thì dạ dày cũng không trở lại được như trạng thái ban đầu, khả năng tái đi phát lại cao nếu như gặp yếu tố kích thích.
Trao đổi với chuyên gia sức khỏe Nguyễn Thị Mai Phương (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) về cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cô cho biết: Những biện pháp phòng bệnh sẽ được rút ra sau từ những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hành tá tràng. Người bệnh cần tránh xa những tác nhân gây bệnh thì mặc nhiên, bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng sẽ không có cơ hội làm khó bạn.” Theo đó, mỗi cá nhân cần:
1. Không lạm dụng thuốc tây
Có lẽ hầu hết chung ta đều biết, dùng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid trong thời gian dài sẽ gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Nguyên do bởi các thành phần trong thuốc có chứa một số thành phần gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày, gây sưng viêm niêm mạc dạ dày.
Do đó, bạn cần lưu ý không được lạm dụng những thuốc trên. Đối với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị.
2. Tạo thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học
Bên cạnh việc không lạm dụng thuốc tây chữa bệnh, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày vì chúng sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày. Nếu đang có những thói quen sau, bạn cần thay đổi ngay:
- Ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, thường xuyên ăn khuya.
- Ăn quá no hoặc để bụng đói.
- Thường xuyên thức khuya
- Nằm ngay sau khi ăn, ăn xong làm việc liền, vận động mạnh sau khi ăn.
- Ăn nhiều đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, len men, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm ôi thiu, hỏng, mốc…
- Ăn thực phẩm cứng, gây khó khăn cho việc tiêu hóa.
- Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có ga…
Những thói quen nhỏ, tưởng chừng vô hại hoặc nhiều người biết nhưng vẫn cố tình lờ đi trên cần được thay đổi nếu không muốn dạ dày bạn “lên tiếng”. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm thanh đạm, hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Đồng thời, nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ hơn để tránh dạ dày bị “quá tải”, tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày hành tá tràng.
3. Ăn nhiều thực phẩm tốt cho dạ dày
Để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa được bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng thì bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm tốt cho dạ dày. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tâm, trưởng Khoa Dinh dưỡng, trường Đại học Y dược TPHCM, những thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nên ăn gồm:
- Chế độ ăn uống phòng bệnh cần bổ sung đạm dễ tiêu bao gồm các loại thịt trắng như thịt gà, nạc lợn, cá, trứng…
- Bạn nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ có tác dụng hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày như dâu tây, lê, việt quất, rau bắp cải, măng tây, bí đỏ, khoai lang…
- Thức ăn chứa nhiều tinh bột như: bánh mì, yến mạch… cũng rất tốt cho dạ dày.
- Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước chất dinh dưỡng được hấp thu tốt và đi nuôi cơ thể dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm: Chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng
4. Giữ tinh thần thoải mái
Một tinh thần lạc quan, tươi vui không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng tích cực đến dạ dày. Ngược lại, một thể trạng luôn mệt mỏi, ủ rủ, chán chường, thường xuyên lo âu, căng thẳng sẽ ảnh càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày hành tá tràng.
Nguyên do bởi khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều axit, dịch vị hơn, thúc đẩy dạ dày co bóp mạnh hơn, đây cũng chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến.
Vậy nên, mỗi chúng ta cần thay đổi bản thân, thay đổi thái độ sống, cố gắng tìm kiến niềm vui, những giá trị tích cực trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể thư giãn, nghe nhạc, hẹn hò, gặp gỡ ban bè, du lịch… để tạm gác đi lo toan, phiền muộn trong cuộc sống, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tật.
5. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe của bản thân, phát hiên sớm được bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Hp gây nên thì bạn nên nhanh chóng áp dụng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp theo chỉ định của bác sĩ, có như vậy thì mới khỏi được bệnh.
6. Bổ sung các loại thảo dược bổ trợ
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể bổ sung cho cơ thể một số thảo dược, bài thuốc gian hoặc thực phẩm chức năng để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ phòng bệnh dạ dày. Một số thảo dược, bài thuốc dân gian rẻ tiền, có cách thực hiện đơn giản được áp dụng phổ biến hiện nay là: bài thuốc nghệ vàng – mật ong, dùng chuối hột, sắn dây, gừng tươi… cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Trên đây, bài viết vừa giới thiệu đến bạn biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả. Đây cũng chính là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân khỏi những tác hại của nhiều bệnh tật khác.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Bài được quan tâm
5 Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả “bệnh nhân dùng đã khỏi”
Tất Tần Tật Từ A-Z Về Viêm Loét Dạ Dày (Bao Tử) Và Cách Xử Lý Từ YHCT
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách hạn chế
3 cách chữa viêm loét dạ dày từ quả bưởi cực đơn giản
Cách chữa loét dạ dày bằng quả sung được nhiều người áp dụng
Hình ảnh nội soi của bệnh viêm loét dạ dày
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp nhanh chóng
Giải đáp tất cả thắc mắc đơn thuốc chữa đau dạ dày của viện 103
Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày như lời đồn
Thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả an toàn nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!