Cách hạn chế bị viêm loét dạ dày khi sử dụng một số loại thuốc

Viêm loét dạ dày khi dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm… là một trong những hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu không dùng thuốc chữa bệnh thì không thể điều trị bệnh triệt để bệnh tật đang đối mặt. Vậy làm thế nào để vẹn cả đôi đường?

I. Tại sao thuốc Tây có thể gây viêm loét dạ dày?

Nhiều người dùng thuốc tây, nhất là thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau khi điều trị một số bệnh về xương khớp thường gặp phải tình trạng đau dạ dày với biểu hiện viêm, loét một phần hay toàn bộ dạ dày.

Ông K.W (người Hàn Quốc) nhập viện Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec TPHCM trong tình trạng ngực đau tức, khó thở. Kết quả nội soi phát hiện hơn 10 ổ loét khác nhau rải rác ở vùng thân vị, hang vị, tâm vị dạ dày, những ổ loét đang có chiều hướng lây lan trên diện rộng. Theo các bác sĩ, bệnh nhân có tiền sử bệnh án cao huyết áp và viêm khớp mãn tính. Ông thường xuyên uống thuôc giảm đau nhức xương khớp mà không đi bác sĩ. Tình trạng trên kéo dài chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày hiện tại.

Chị Nguyễn Thị Hồng Trang ( Dĩ An, Bình dương) cũng gặp tình trạng tương tự vì tự ý dùng thuốc kháng viêm, giảm đau xương khớp điều trị trong thời gian dài.

Lý giải tại sao thuốc tây có thể gây viêm loét dạ dày?

Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, nguyên trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec cho biết: Bên cạnh vi khuẩn Hp, chế độ ăn không đảm bảo thì lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như aspirin, paracetamol, diflunisal, ibuprofen, ketoprofene, azapropazone, naproxen… cũng là một trong những nguyên nhân vô cùng phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.

viêm loét dạ dày khi dùng thuốc
Lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid là một trong những nguyên nhân vô cùng phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.

Thuốc tây, nhất là thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (NSAIDS) có tác dụng giảm đau, khiến cho người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, trong thành phần của những nhóm thuốc trên có chất làm giảm sự tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit, dịch vị. Khi chất nhầy bị suy giảm, đồng nghĩa với việc dạ dày sẽ bị pepsin, axit dạ dày tấn công và bào mòn. Đây là một trong những điểm hạn chế của những loại thuốc trên.

Hơn nữa, các thuốc NSAIDS có đặc tính chung là khó tan trong môi trường axit, và thường tạo thành một đám kết tủa gây viêm loét trực tiếp.

Do vậy, sử dụng thuốc tây không đúng cách, lạm dụng thuốc thì chúng sẽ gây loét dạ dày theo hai cơ chế là: giảm chất nhầy bảo vệ và tác động trực tiếp.

II. Cách hạn chế bị viêm loét dạ dày khi sử dụng một số loại thuốc

Chúng ta không thể nào ngưng thuốc tây khi điều trị bệnh lý bất kì nhưng cũng không thể nào để chúng đe dọa đến sự an toàn của dạ dày. Cách duy nhất ở đây là giảm tác động ‘không mời mà tới” của thuốc chữa bệnh. Một số biện pháp làm hạn chế viêm loét dạ dày do dùng thuốc đó là:

bị viêm loét dạ dày khi dùng thuốc
Cách hạn chế bị viêm loét dạ dày khi dùng thuốc.

# Uống thuốc sau khi ăn no:

Bệnh nhân cần uống thuốc tây sau khi ăn no để tránh gây kích ứng dạ dày. Một số người có tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày nên uống thêm một số thuốc chống viêm loét dạ dày tá tràng). Những loại thuốc được dùng phổ biến đó là thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc bơm proton như: các antacid: kavet, maalox, prostasglandin tổng hợp…

# Đối với viên bao tan trong ruột:

Đối với những thuốc dạng này, bạn lưu ý không bẻ đôi, nghiền này, nhai, cắn khi uống mà thay vào đó, nuốt nguyên viên thuốc. Nguyên do bởi thuốc được bao bọc bởi một lớp phim mỏng giúp thuốc không tan ở dạ dày mà tan tại ruột, từ đó giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày.

Khi uống thuốc này, phải đưa thuốc xuống ruột thật nhanh, vậy nên thời gian uống thích hợp là uống vào lúc đói, trước khi ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn tầm 2 giờ đồng hồ.

# Đối với thuốc uống dạng hòa tan:

Thay vì uống thuốc viên, bạn có thể dùng những viên thuốc dạng sủi hay gói hòa tan sẽ giúp cho dạ dày phân tán đều, không gây hiện tượng bám mảng ở dạ dày, hạn chế viêm loét rất tốt.

# Uống nhiều nước

Nhiều người có thói quen uống ít nước hoặc thậm chí không uống nước khi dùng thuốc mà nhai khan viên thuốc. Cách làm này rất có hại bởi chúng có thể vướng mắc tại thực quản, gây tổn thương đến thực quản. Mặc khác, không uống đủ nước sẽ khiến cho thuốc khó tan, dễ kết thành sỏi trong cơ thể.

Chính vì vậy, để hạn chế viêm loét dạ dày và những vấn đề tiêu cực khác đến sức khỏe, bạn cần uống đủ nước (100-150 ml tương đương với 1 ly nước) là được. Không uống thuốc chung với nước có ga, nước trái cây, cà phê rượu để tránh ảnh hưởng đến dược tính của thuốc trị bệnh.

# Không nằm ngay sau khi uống thuốc xong

Sau khi uống thuốc xong, nhiều người có thói quen đi nằm ngay. Đây là một thói quen không tốt và dễ gây hại cho thực quản, dạ dày. Nguyên do bởi thuốc có thể chưa kip trôi hết, bám lại ở thực quản khiến thực quản bị kích ứng, gây ho hoặc viêm. Do đó, sau khi uống thuốc, bạn nên đứng hoặc đi lại khoảng 5-15 rồi hãy nằm nghĩ.

# Dùng đúng liều lượng qui định

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng viêm giảm đau không steroid cũng như tác hại mà chúng gây ra cho dạ dày, người bệnh lưu ý không tự ý mua thuốc trị bệnh tại nhà, không lạm dụng thuốc, cần dùng đúng liều lượng qui định và khoảng cách giữa hai lân không được dưới 4 giờ đồng hồ.

Trên đây là một số hướng dẫn cách hạn chế viêm loét dạ dày khi dùng thuốc. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu, những loại thực phẩm có khả năng trung hòa axit dạ dày như sữa, trứng, thực phẩm đệm lót, bảo vệ niêm mạc dạ dày như yến mạch, bánh mì… để giảm thiểu những tác đông tiêu cực đến dạ dày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn trị bệnh thành công mà không làm tổn hại đến dạ dày.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn
CHIA SẺ NỘI DUNG

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *