Bệnh ung thư dạ dày là một trong biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng xạ trị là một trong những cách điều trị bệnh ung thư dạ dày rất phổ biến hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng xạ trị qua nội dung bài viết dưới đây.
Điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng xạ trị
#1- Mục đích điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng xạ trị
- Trước khi phẫu thuật:
Trước khi phẫu thuật khối u bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp xạ trị để thu nhỏ khối u, để giúp quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân bác sĩ có thể kết hợp xạ trị và hóa trị để đạt kết quả cao hơn trong quá trình điều trị ung thư dạ dày.
- Sau khi phẫu thuật:
Sau khi phẫu thuật khối u bác sĩ sẽ vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp xạ trị để tiêu diệt phần ung thư còn sót lại mà khi phẫu thuật bác sĩ không thể nhìn thấy để cắt bỏ. Việc sử dụng kết hợp xạ trị và các thuốc hóa trị sẽ có tác dụng trì hoãn ngăn ngừa ung thư sau phẫu thuật và có thể duy trì sự sống cho người bệnh.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày bác sĩ sẽ dùng phương pháp xạ trị để làm chậm sự tăng trưởng của khối u và giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày nhất là ở giai đoạn cuối. Mục đích cuối cùng của việc áp dụng phương pháp xạ trị trong việc điều trị ung thư dạ dày là dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh ung thư, duy trì sự sống cho người bệnh.
CÓ THỂ BẠN NÊN BIẾT
#2- Cách điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng xạ trị
Khi sử điều trị ung thư dạ dày bác sỹ thường sử dụng loại xạ trị tia bên ngoài. Phương pháp sử dụng xạ trị tia bên ngoài giúp tập trung bức xạ trên vị trí ung thư từ một máy bên ngoài cơ thể. Những loại xạ trị tia bên ngoài này sử dụng máy tính và kỹ thuật đặc biệt để tập trung bức xạ vào vị trí ung thư và hạn chế tổn thương các mô bình thường lân cận.
Trước khi tiến hành xạ trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa đo đạc cẩn thận để xác định đúng vị trí, các góc đứng để chiếu tia bức xạ và chỉnh liều lượng tia bức xạ thích hợp. Phương pháp này thường không gây đau cho bệnh nhân và chỉ cần thực hiện kéo dài trong vài phút.
#3- Một số tác dụng phụ của phương pháp xạ trị
Gặp vấn đề về da: Khi điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp xạ trị người bệnh sẽ gặp phải một số vấn đề về da như: da có màu đỏ, da khô và có thể bị lột da.
Buồn nôn, nôn và tiêu chảy: Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp sau khi bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị. Vì sau quá trình xạ trị phần ngực của bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng phù nề, viêm thực quản, dạ dày sẽ gây ra chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Cơ thể mệt mỏi: Sau khi xạ trị bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do tình trạng thiếu máu, stress, các khối u làm cho hệ miễn dịch suy giảm, dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Gây tổn thương tới các cơ quan lân cận: Mặc dù khi xạ trị bác sĩ chỉ tập trung vùng có tế bào ung thư. Tuy nhiên, về lâu dài việc xạ trị có thể gây tổn thương tới các vấn đề về tim, phổi, nặng hơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!