Đau thượng vị vào buổi sáng là dấu hiệu của bệnh gì? Đau thượng vị vào buổi sáng có nguy hiểm không? Nên làm gì để cơn đau thượng vị không còn “ghé thăm” vào mỗi sáng nữa?
Theo bác sĩ Võ Duy Thông, Khoa Tiêu hóa bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đau thượng vị vào buổi sáng là triệu chứng của một số bệnh lý về dạ dày, gan, mật, tụy, ngộ độc thực phẩm, giun sáng…. Nếu không xác định được nguyên nhân gây bệnh, sẽ rất khó tìm ra cách chữa trị. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân nào dẫn đến cơn đau thượng vị vào mỗi buổi sáng, từ đó có cách điều trị hiệu quả.
I. Đau thượng vị vào buổi sáng là bệnh gì
Thượng vị là vùng nằm giữa hai khung xương sườn, còn được gọi là phần bụng nằm trên rốn. Khu vực này tập trung nhiều bộ phận quan trọng như: dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật… Do đó, cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị sẽ liên quan đến nhiều bệnh khác nhau.
Đau thượng vị vào buổi sáng là triệu chứng không khó bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Có những trường hợp đau thượng vị đơn thuần nhưng cũng có loại đau thượng vị là biểu hiện cũng nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo B.s. T.s Võ Duy Thông, Khoa Tiêu hóa bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, cơn đau thượng vị vào mỗi buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh, có bệnh liên quan đến nhau nhưng cũng có những bệnh không hề liên quan. Triệu chứng có thể đột ngột, mang tính chất cấp tính như viêm dạ dày cấp, viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp, ngộ độc thực phẩm nhưng cũng có những bệnh mang tính chất kéo dài và âm ỉ như viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, nhiễm giun, gan to, suy tim, viêm đại tràng…
II. 1 số bệnh lý gây đau tức thượng vị vào buổi sáng
Để hiểu rõ hơn một số bệnh lý gây đau vùng thượng vị, bác sĩ Võ Duy Thông sẽ khái quát giúp bạn một số bệnh gây đau rát vùng thượng vị.
1. Bệnh lý về dạ dày
Cơn đau thượng vị sẽ xuất hiện vào buổi sáng, khi ăn no và vào ban đêm, cơn đau âm ỉ, kéo dài nhiều giờ liền, thậm chí nhiều ngày. Có khi cơn đau nhói khiến người bệnh quằn quại, vã mồ hôi, miệng khô, cảm thất buồn nôn. Nếu nôn được (nôn tự nhiên hoặc móc họng để nôn) thì cơn đau thượng vị sẽ lắng xuống.
Đối với trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính, loét dạ dày, hẹp môn vị thì cơn đau vùng thượng vị thường xuất hiện âm ỉ, gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh thường xuyên cáu gắt. Đặc biệt, cơn đau vùng thượng vị vào mỗi sáng khiến người bệnh có cảm giác như bị dao đâm, bụng cứng như gỗ, dáng đi lom khom, bệnh nhân có thể bị choáng.
Cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên thường có tính chu kì. Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng, tối, sau khi ăn no hoặc khi bụng đói, sau khi uống đồ ăn có vị cay như giấm, chanh, ớt, rượu, bia, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
2. Bệnh về gan
Những người mắc bệnh viêm gan thường chán ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị bên phải. Trường hợp cảm thấy đau thượng vị rồi đâm xuyên ra sau lưng kèm theo biểu hiện sốt nhẹ vàng da có nghĩa là bệnh viêm gan đã phát triển rất nặng.
Áp xe gan cũng là nguyên nhân gây đau vùng thượng vị. Áp xe gan làm gan sưng to, có mủ và bị ứ máu do bị nhiễm khuẩn hay do áp xe ống mật. Nếu đau thượng vị do áp xe gan gây ra mà không phát hiện và điều trị kịp thời, ổ mủ có thể vỡ, gây viêm nhiễm ổ bụng, hậu quả người bệnh có thể bị choáng, hôn mê, tử vong…
Có trường hợp, ổ mủ bị vỡ và chảy ngược lên phổi gây chèn ép tim, gây khó thở, bội nhiễm nặng nề.
3. Bệnh về mật, tụy
Sỏi đường mật, sỏi túi mật, viêm đường mật cũng gây đau thượng vị vào mỗi buổi sáng. Nếu không có kinh nghiệm, rất dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh dạ dày tá tràng.
Đau thượng vị vào mỗi sáng cũng thường bắt gặp ở những đối tượng bị viêm tụy cấp chảy máu, tụy tạng cấp hoặc đôi khi đau thượng vị âm ỉ nếu bị viêm tụy tạng mãn tính, ung thư đầu tụy.
Cụ thể, cơn đau thượng vị xuất hiện và âm ỉ ở vùng bụng trái, lan ra sau lưng. Cơn đau có thể nhẹ rồi lắng xuống hoặc đau trầm trọng tùy theo tình trạng bệnh. Khi ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, cơn đau càng mãnh liệt hơn. Một số triệu chứng khác đi kèm theo như: buồn nôn, sốt, nhịp tim tăng, chướng bụng. Các trường hợp nặng có thể dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, hôn mê, kích động…
4. Giun sán
Giun chui vào ống mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị. Cơn đau dữ dôi, người bệnh vả mồ hôi, da ngứa ngáy, ngứa hậu môn, chổng mông lên.
5. Ngộ độc thực phẩm
Những đối tượng bị ngộ độc thực phẩm sẽ đau vùng thượng vị rất dữ dội vì chất độc bộc phát. Chỉ khi nôn thức ăn ra ngoài, cơn đau mới dịu lại.
6. Viêm đại tràng cấp tính hoặc mạn tính
Những người bị viêm đại tràng cấp tình hay mãn tính sẽ xuất hiện cảm giác đau tức vùng thượng vị đi kèm với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón do rối loạn đường ruột.
Để giảm cơn đau do viêm đại tràng, bạn có thể uống mọt ít trà gừng phối hợp với chườm ấm, xoa bóp bụng để giảm đau nhanh chóng.
7. Bệnh về tim mạch
Một số bệnh về tim mạch cũng có thể gây đau vùng thượng vị như bệnh suy tim, bệnh mạch vành gồm nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim cũng gây tình trạng trên.
➩ Khi đau dạ dày vùng thượng vị vào mỗi buổi sáng, bạn nên quan sát thêm một số triệu chứng đi kèm khác để có phán đoán chính xác hơn.
- Nếu đau thượng vị do mắc bệnh lí về dạ dày, người bệnh thường xuất các triệu chứng đi kèm khác như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn, đầy bụng, chán ăn…
- Nếu bệnh do đại tràng gây ra, người bệnh có thể thường xuyên đi ngoài.
- Nếu đau thượng vị do ngộ độc thực phẩm, cơn đau thường rất dữ dội, người bệnh nôn ói mạnh, có thể đi kèm với sốt…
- Nếu đau thượng vị vào buổi sáng do giun sán, người bệnh thường ngứa ngáy hậu môn, có cảm giác mông chổng lên…
III. Nên làm gì để không bị đau thượng vị vào buổi sáng
Như đã trình bày, có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị buổi sáng và phải quan sát triệu chứng đi kèm mới giúp chẩn đoán đúng bệnh. Do đó, những ai bị đau thượng vị lần đầu nhưng dữ dội, người bệnh cần đến bác sĩ để tìm được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm như: bệnh giun, viêm phúc mạc mật, thủng dạ dày…
Những trường hợp mắc bệnh mạn tính gây đau thượng vị vào mỗi buổi sáng như bệnh về đường mật, tim mạch, nhiễn giun cũng rất cần được thăm khám định kì để theo dõi tình trạng bệnh và điều trị sớm khỏi bệnh.
Hiện tại, với sự tiến bộ của y học, việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh gan, mật, dạ dày tá tràng, tụy tàng, bệnh do giun hay tim mạch không còn khó khăn nhiều như trước. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cần có chế độ ăn uống, nghĩ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Để tránh tình trạng đau thượng vị ghé lui vào mỗi sáng, bệnh nhân cần kiêng khem trong ăn uống. Với những người đau thượng vị do bệnh dạ dày gây nên, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, không ăn nhiều đồ chua, đồ cay, hạn chế uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích như socola, thuốc lá, tránh làm việc căng thẳng….
Những bệnh thuộc hệ tim mạch, gan cũng cần có một chế độ điều trị kết hợp với ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để chóng khỏi bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời như: chườm nóng, uống một tách trà gừng, xoa dầu gió, uống nước muối pha loãng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh cần thực hiện các bước vừa trình bày bên trên.
Đau thượng vị vào buổi sáng dù nặng nay nhẹ, người bệnh cũng cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không tự tiện dùng thuốc giảm đau khi chưa biết rõ nguyên nhân.
Chúc các bạn khỏe mạnh!
Thanh Võ
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!