Lưu ý khi phẫu thuật mổ phục hồi hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, ăn không tiêu, đau dạ dày tá tràng… Do đó hầu hết các trường hợp phát hiện bị hẹp môn vị dạ dày thường được chỉ định phẫu thuật mổ phục hồi  chức năng hệ tiêu hóa, hoạt động bình thường trở lại. Thế nhưng bất kì phẫu thuật nào cũng đều làm tổn thương cấu trúc mô mềm, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó những ai thực hiện phẫu thuật mổ phục hồi hẹp môn vị dạ dày cần lưu ý một số vấn đề tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 

cham-soc-sau-mo-lay-thai-1 

Cần lưu ý khi phẫu thuật mổ phục hồi hẹp môn vị dạ dày

1/ Lưu ý dùng thuốc sau phẫu thuật 

  •  Thuốc kháng sinh:

Cần tuân thủ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng. Quá trình dùng thuốc kháng sinh mạch sau mổ hẹp môn vị dạ dày là  cần thiết để hạn chế những tổn thương cấu trúc mô mềm bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn đường ruột gây ra.

  • Thuốc giảm đau:

Do mổ hẹp môn vị dạ dày là phẫu thuật lớn nên có thể làm tổn thương cơ cơ và mô mềm hệ tiêu hóa gây nên những cơ đau nghiêm trọng nên việc dùng thuốc giảm đau sau mổ là rất cần thiết. Thường dùng thuốc giảm đau dạng tiêm truyền sau đó mới sag dùng thuôc giảm đau dạng uống khi đa đỡ.

  • Thuốc giảm tiết dịch acid dạ dày:

Dùng thuốc giảm acid dạ dày nhằm giảm thiểu nguy cơ bị viêm loét vết mổ, giúp vết mổ có thời gian lành sẹo nhanh hơn.

2/ Vệ sinh vết mổ hàng ngày 

cham-soc-sau-mo-lay-thai

Sau khi mổ cần chú ý chăm sóc sát trùng vết mổ và chân dẫn lưu hàng ngày hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.Trung bình khoảng 10-14 ngày vết mổ sẽ liền lại và có thể cắt chỉ. Do đó cần chăm sóc sát trùng vết mổ đúng cách giúp thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.

3/ Chế độ ăn uống sau mổ 

Khi mới mổ bệnh nhân không được ăn uống mà cần phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, khi nào bệnh nhân có thể đánh hơi được là lúc có nhu động ruột nên bệnh nhân bắt đầu có thể ăn được. Chế độ ăn chủ yếu là thức ăn mềm như cháo, sữa. Mỗi lần ăn ít và chia làm nhiều bữa ăn tránh làm tổn thương nhu động ruột. Bệnh nhân nên chú y chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp vết thương nhanh lành, tăng sức đề kháng làm giảm nhiễm trùng sau mổ.

4/ Theo dõi biến chứng 

Sau khi mổ hẹp môn vị dạ dày thì cần theo dõi cẩn thận tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra sau mổ. Theo dõi tần lưu ổ bụng để đánh giá số lượng dịch, màu sắc dịch, theo dõi niêm mạc da xem có nhợt nhạt để tránh tình trạng xuất huyết vết mổ không cầm được gây thiếu máu.

Theo dõi nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, nhiệt độ cao trên 37 độ C là có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng viêm phúc mạc.

=> Đây là những lưu ý cần thiết của người bệnh sau khi phẫu thuật mổ hẹp môn vị dạ dày cần nhớ. Tuyệt đối không nên tự ý làm bất kì điều trị khi không có hướng dẫn của bác sĩ vì không có chuyên môn rất dễ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng không đáng có.

Một số kiến thức có liên quan đến bệnh  hẹp môn vị dạ dày bạn nên tìm hiểu:

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *