Hẹp Môn Vị Dạ Dày – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hẹp môn vị dạ dày còn được gọi là tắc nghẽn môn vị là tình trạng thức ăn, dịch tiêu hóa trong dạ dày không lưu thông xuống khu vực tá tràng mà bị đình trệ hoặc cản trở hoàn toàn. Bệnh thường bắt gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là chủ yếu, những độ tuổi lớn hơn hiếm khi mắc bệnh.

Nguyên nhân gây tình trạng hẹp môn vị khá đa dạng, thường gặp nhất là do viêm loét dạ dày tá tràng, kế đó là ung thư môn hang vị – môn vị dạ dày. Hẹp môn vị nếu không sớm điều trị sẽ gây tình trạng rối loạn chuyển hóa chất điện giải, nước, suy kiệt toàn thân do đường lưu thông giữa ruột & dạ dày bị ứ trệ. Để hiểu hơn về nguyên nhân nào gây tình trạng hẹp môn vị ở dạ dày cùng một số cách chữa trị, đừng bỏ lỡ bài viết ngay dưới đây.

I. Nguyên nhân gây hẹp môn vị (tắc nghẽn môn vị) bạn nên biết

Dạ dày của con người được chia thành: bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, môn vị, hang vị. Môn vị là phần nằm cuối dạ dày, đoạn tiếp nối với tá tràng, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.

nguyên nhân gây hẹp môn vị dạ dày
Nguyên nhân gây tình trạng hẹp môn vị dạ dày.

Vì môn vị là một phần của dạ dày nên thường liên quan đến những bộ phận khác. Điều này có thể hiểu khi một bộ phận của dạ dày bị tổn thương thì chắc chắn môn vị sẽ bị ảnh hưởng và ngược lại. Khi môn vị hoạt dộng không bình thường, chức năng tiêu hóa bị gián đoạn, ảnh hưởng ngược lại những bộ phận khác trong dạ dày và tá tràng.

Theo bác sĩ Nguyễn Ánh Trúc, công tác tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, hẹp môn vị có thể là do hẹp cơ năng do phù nề, co thắt, viêm nhiễm hoặc hẹp thực thể do bị ung thư, ổ loét to, bị xơ và chai. Có thể phân thành 3 nguyên nhân phổ biến gây tình trạng hẹp môn vị, đó là:

# Do bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Một số trường hợp dạ dày, tá tràng bị viêm đã dẫn đến tình trạng hẹp môn vị. Hẹp môn vị là bệnh cấp tính, xong bệnh cũng có thể diễn ra trong thời gian dài. Thông thường, qua mỗi đợt cấp của bệnh viêm dạ dày tá tràng do bị viêm dạ dày cấp do rượu, ngộ độc thực phẩm, môn vị sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

So với viêm dạ dày tá tràng thì loét dạ dày tá tràng làm tăng nguy cơ mắc chứng hẹp môn vị cao hơn. Những đối tượng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, loét bờ cong nhỏ gần môn vị dạ dày, co kéo gây chít hẹp môn vị dạ dày (loét hành tá tràng xơ chai) thường có nguy cơ bị hẹp môn vị rất cao.

# Do bị ung dạ dày 

Bên cạnh nguyên nhân gây tình trạng hẹp môn vị lành tính, cũng có nguyên nhân gây hẹp môn vị ác tính, vô cùng nguy hiểm đó là ung thư dạ dày, cụ thể ung thư hang vị, ung thư môn vi dạ dày.

Sự phát triển của khối u ác tính gây chít hẹp lòng môn vị dạ dày, đồng thời khiến cho khu vực này bị viêm nhiễm khiến cho lòng môn vị hẹp lại, thức ăn khó hoặc không thể đi qua để đến ruột.

Khối u càng lớn, nguy cơ bị hẹp môn vị dạ dày càng cao. Theo một số khảo sát, hiện nay tỉ lệ người bệnh bị ung thư hang vị, môn vị dạ dày khá cao, lên đến hơn 60% so với những vị trí khác trong dạ dày người.

# Do một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, hẹp môn vị dạ dày cũng có thể bắt gặp ở những đối tượng bị sẹo môn vị, polýp môn vị, hẹp môn vị bẩm sinh (ngay sau khi sinh ra), sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị, teo cơ hang vị, hang vị tụt xuống gây hẹp môn vị,hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân ngoài dạ dày như: ung thu đầu tụy gây chèn ép môn vị.

Tham khảo thêm: Hẹp môn vị là gì? Dấu hiệu bị hẹp môn vị dạ dày

II. Cách điều trị hẹp môn vị dạ dày

Để điều trị hẹp môn vị, trước hết cần phải phân biệt đó là hẹp thực thể hay hẹp cơ năng. Đối với hẹp môn vị cơ năng, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc chống co thắt, thuốc kháng sinh, truyền dịch. Còn đối với hẹp môn vị thực thể, người bệnh cần sự can thiệp của ngoại khoa, trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần rửa dạ dày, hút dịch dạ dày liên tục hoặc cách quản, bù đủ nước, chất điện giải theo giải đồ, cung cấp năng lượng, bỏ dung đạm và máu nếu cần.

Điều trị ngoại khoa giúp giải quyết tình trạng hẹp môn vị dạ dày, đồng thời triệt tiêu tận gốc căn nguyên gây bệnh. Phẫu thuật hẹp môn vị nên được thực hiện sớm nếu sức khỏe cho phép. Trường hợp bệnh nhân phẫu thuật  muộn, sức khỏe yếu, tình trạng toàn thân không cho phép sẽ được chỉ định phẫu thuật nối vị tràng.

hẹp môn vị dạ dày
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hẹp môn vị dạ dày phổ biến nhất.

Một số phương pháp phẫu thuật hẹp môn vị đó là:

+ Cắt một phần dạ dày, lập lại sự lưu thông hệ tiêu hóa kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu tình trạng hẹp môn vị do viêm loét dạ dày nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt 2/3 dạ dày, trường hợp do ung thư nằm khu vực môn vị, tá tràng, bệnh nhân sẽ được cắt 3/4, 4/5 hay cắt toàn bộ dạ dày theo nguyên tắc phẫu thuật ung thư dạ dày.

+ Phẫu thuật nối vị tràng dạ dày sẽ được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Hẹp môn vị dạ dày giai đoạn muộn ở người lớn tuổi.
  • Loét dạ dày tá tràng sâu nhưng không thể cắt bỏ được dạ dày.

+ Cắt dây thần kinh X kèm nối vị tràng, cắt phần môn vị và tạo hình cho môn vị: áp dụng tình trạng hẹp môn vị do loét hành tá tràng.

Hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày

Sau khi thực hiện phẫu thuật hẹp môn vị dạ dày, bênh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Nếu cảm giác khó chịu thường xuyên ghé tới, bạn có thể xử lí nhanh tình trạng trên bằng cách đặt lên bụng một túi nước ấm.
  • Đi tái khám nếu có biểu hiện sụt cân, nôn mửa hoặc không có biểu hiện tăng cân sau khi chữa trị, người mệt mỏi, không đi đại tiện từ 1-2 ngày.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện đau sưng tấy , chảy máu, ửng đỏ tại khu vực mổ, lên cơn sốt.

Trên đây, bài viết đã giới thiệu nguyên nhân và cách điều trị hẹp môn vị dạ dày và một số biện pháp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ngay sau khi điều trị. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn nhanh chóng cải thiện được bệnh của mình.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:  Tìm hiểu về bệnh hẹp phì đại môn vị bẩm sinh ở trẻ

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *