Siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn không?

Quá trình xác định bệnh lý dạ dày và mức độ nghiêm trọng của bệnh thì siêu âm cũng là phương pháp được bác sĩ lựa chọn. Khi đi siêu âm dạ dày có khá nhiều người thắc mắc việc siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn không? Tránh để bệnh nhân tò mò lo lắng, hôm nay bác sĩ tại Bệnh viện 175 sẽ cho mọi người biết rõ việc có cần nhìn ăn khi đi siêu âm hay không như sau.

Vậy siêu âm dạ dày có phải nhịn ăn hay không?

 Siêu âm là phương pháp dùng chẩn đoán nhiều bệnh lý tại ổ bụng. Tiến hành phương pháp siêu âm các bác sĩ sẽ bôi một lượng gel trong lên vùng cơ thể cần siêu âm sau đó đưa đầu dò tiếp xúc với cơ thể sau đó quét đầu dò quanh khu vực cần siêu âm để quan sát theo dõi bệnh lý dạ dày. Siêu âm không sử dụng các chất phóng xạ ion hóa nên hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe. 

Siêu âm dạ dày cần phải nhịn ăn để kết quả chính xác hơn

Bác sĩ Trần Thanh Cường, Khoa xét nghiệm – Bệnh Viện 175 cho biết. Siêu âm dạ dày với mục đích kiểm tra tình trạng bệnh lý tại dạ dày vì thế để đảm bảo kết quả thu được chính xác nhất bác sĩ  thường chỉ định bệnh nhân nên nhịn ăn trước khi tiến hành siêu âm. Thời gian nhịn thường từ 6-8 giờ trước thời điểm tiến hành siêu âm, thời điểm dạ dày rỗng sẽ quan sát kết quả siêu âm chính xác hơn. Theo bác sĩ giải thích thì khi ăn no thực phẩm sẽ chứa đựng tại dạ dày, thức ăn trong dạ dày sẽ làm cho việc quan sát vết thương tại dạ dày khó khăn hơn và không chính xác. Nhất là việc ăn các đồ ăn khó tiêu sẽ gây tích khí ở đường ruột làm sai lệch kết quả chẩn đoán.

Trong trường hợp bệnh nhân có những biểu hiện nghiêm trọng gây ra tại dạ dày, nghi ngờ mắc các bệnh nguy hiểm thì trường hợp cấp cứu này bệnh nhân không cần phải nhịn ăn uống.

➢ Nhận định: Khi siêu âm dạ dày CẦN NHỊN ĂN để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất. Trừ trường hợp cấp cứu mới không cần nhịn ăn. Để có kết quả tốt nhất bạn nên siêu âm vào thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy vì đây là thời điểm dạ dày rỗng sẽ cho kết quả kiểm chứng phát hiện bệnh lý dạ dày đúng nhất. 

Nếu nghi ngờ mắc bệnh dạ dày và cần tiến hành kiểm tra phát hiện bệnh lý thì hiện có nhiều phương pháp khác nhau. Siêu âm dạ dày cho kết quả quan sát nhanh chóng nhưng vẫn còn nhược điểm là không quan sát rõ được chi tiết mức độ tổn thương viêm loét và đối với trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp thì siêu âm không có khả năng phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Đảm bảo sức khỏe tốt bạn cần siêu âm định kỳ từ 6-12 tháng 1 lần và có thể phối hợp với các xét nghiệm chẩn đoán khác để tìm ra các bệnh lý phức tạp tại dạ dày.

Đối tượng cần áp dụng thực hiện siêu âm ổ bụng

Tiến hành siêu âm ổ bụng được tiến hành để quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng và phát hiện được các điểm bất thường trong ổ bụng và chẩn đoán bệnh lý.

Tiến hành siêu âm ổ bụng không chỉ thực hiện trên những người bị bệnh dạ dày mà siêu âm còn giúp phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau như:  Xơ gan, viêm gan mãn tính, gan xơ hóa, ung thư gan, và  các bệnh về mật như viêm túi mật, sỏi thận hoặc viêm tuyến tụy, lá lách to, sỏi thận, siêu âm khi mang thai hoặc mắc các bệnh viêm phụ khoa.

Đối tượng nghi ngờ mắc các bệnh ở ổ bụng có thể tiến hành siêu âm để chẩn đoán bệnh.

Được biết siêu âm ổ bụng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì tới sức khỏe như các phương pháp chẩn đoán khác. Nhưng đối với những đối tượng đang bị bệnh viêm nhiễm da, mô mềm thì không nên tiến hành siêu âm tránh làm bệnh tình nặng hơn.

TÌM HIỂU THÊM BÀI VIẾT ĐƯỢC XEM NHIỀU TRONG TUẦN:

Ẩn

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *