Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh viêm loét dạ dày

Nhiều người bị viêm loét dạ dày điều trị mãi không khỏi thường thắc mắc không biết nguyên nhân do đâu mà việc điều trị không có kết quả, tình trạng này xuất phát từ việc ngại thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời, tránh được những rủi ro về sau.

Các phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sớm loét dạ dày

1. Nọi soi dạ dày bằng đường miệng

xet-nghiem-giup-phat-hien-benh-viem-loet-da-day

Đây là cách thường dùng và phổ biến nhất cho đến nay, mang lại lợi ích kinh tế cho người bệnh do tiết kiệm chi phí. Cách đọc kết quả cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần xem xét sự đổi màu của mẫu thử, nếu chuyển từ vàng sang hồng thì cho kết quả dương tính.

Người bệnh có thể nhận được kết quả chỉ sau 1-3 giờ kể từ khi xét nghiệm

Ưu điểm: giúp chẩn đoán được nếu có nhiễm khuẩn H.Pylori trong đường ruột, chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở thực quản, dạ dày – tá tràng, chi phí ít.

Nhược điểm: gây buồn nôn và cảm giác lo lắng cho bệnh nhân.

2. Xét nghiệm không qua nội soi

xet-nghiem-giup-phat-hien-benh-viem-loet-da-day-1

Được thực hiện bằng cách kiểm tra hơi thở, bác sĩ sẽ áp dụng quy tắc phân tích luồng khí thở của người bệnh trước và sau khi uống thuốc thử để phát hiện ra một loại men do vi khuẩn Hp tiết ra, từ đó sẽ cho kết quả xét nghiệm là âm hoặc dương tính.

Cách thứ 2 là xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể. Xét nghiệm này không phát hiện được trực tiếp vi khuẩn Hp, mà gián tiếp tìm ra nó thông qua một loại “kháng thể” tương ứng với vi khuẩn Hp.

Ưu điểm chung của cả 2 phương pháp: không cần nội soi, tránh được cảm giác lo âu không cần thiết.

Nhược điểm chung: chỉ giúp chẩn đoán được có nhiễm khuẩn Hp hay không, không chẩn đoán được các bệnh ở thực quản, dạ dày – tá tràng.

3. Xét nghiệm chẩn đoán sâu nhiễm H.pylori

xet-nghiem-giup-phat-hien-benh-viem-loet-da-day-2

Đây là phương pháp nuôi cấy để tìm sự nhạy cảm và kháng với kháng sinh của vi khuẩn, sau khi mẫu được lấy ra khỏi dạ dày sẽ được đưa đến môi trường đặc biệt để bảo quản nhằm đảm bảo vi khuẩn trong mẫu thử còn sống, sau đó đem ủ và cấy theo những biện pháp riêng.

Hiện tại trên địa bàn thành phố chỉ có bệnh viện như Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương thực hiện nuôi cấy theo phương pháp này để làm kháng sinh đồ cho khuẩn Hp.

4. Xét nghiệm 4 trong 1

xet-nghiem-giup-phat-hien-benh-viem-loet-da-day-3

Xét nghiệm này được thực hiện như sau: một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày sẽ được thu thập trong quá trình nội soi, các bác sĩ sẽ dùng mẫu này làm cùng lúc 4 việc là phát hiện khuẩn Hp thông thường, nuôi cấy khuẩn Hp để tìm độ nhạy của nó với kháng sinh, xác định chủng độc lực của khuẩn Hp, biết được người bệnh có hệ thống men CYP2C19đào thải thuốc loét dạ dày ở mức trung bình, mạnh hay yếu.

Đây là phương pháp tối ưu cho người bị viêm loét dạ dày do khuẩn Hp nhưng đã thất bại sau một đợt điều trị, xét nghiệm sẽ cho biết mức độ kháng thuốc của vi khuẩn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phương pháp này cũng giúp người bị viêm loét thông thường không do khuẩn Hp tìm biết được thuốc điều trị viêm loét dạ dày mà họ đang sử dụng bị đào thải ở mức nào, từ đó điều chỉnh lại lượng thuốc cho phù hợp.

THÔNG TIN THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *