Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Bác sĩ giải đáp

Chào bác sĩ, tôi có một thắc mắc rất mong được chuyên gia giải đáp, đó là: Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Tháng vừa rồi tôi có đi có đi khám sức khỏe và được chẩn đoán dương tính với loại vi khuẩn trên, bác sĩ có kê cho thuốc điều trị. Tuy nhiên, gần đây tôi vừa đọc được tin nói rằng vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống. Điều này khiến tôi thực sự hoang mang bởi hiện nhà tôi đang còn 2 cháu nhỏ nữa. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

(Thành Nhân, 45 tuổi, Yên Bái)

GÓC GIẢI ĐÁP:

Bạn Nhân thân mến, vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống bên dưới lớp chất nhầy của dạ dày. Tại đây, chúng tiết vi khuẩn, độc tố phá lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc, đồng thời kích thích dạ dày giải phóng nhiều axit, pepsin hơn thông thường. Chính sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và bảo vệ này đã hình thành nên những bệnh lý về dạ dày như: viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, 80% bệnh về dạ dày chính là do xoắn khuẩn này gây ra. Theo thống kê tại các bệnh viện, cứ 10 người bị đau dạ dày thì có đến 8 người bị nhiễm vi khuẩn Hp. Sở dĩ vi khuẩn trên có thể “bành trướng” được như thế là vì nó có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, thông qua con đường có thể chúng ta không bao giờ ngờ đến.

Để biết vi khuẩn Hp có lây qua con đường ăn uống không? Bạn đọc hãy tham khảo những thông tin dưới đây để bổ sung thêm kiến thức.

I. Giải đáp: Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Anh, công tác tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân, vi khuẩn Hp có lây qua con đường ăn uống.

Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không
Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? – Chuyên gia giải đáp.

Vi khuẩn Hp tồn tại ở dạ dày, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy ở khoang miệng, cao răng, nước bọt. Việc ăn uống chung mâm, dùng chung bát đũa, gắp thức ăn cho nhau, dùng đũa để khua khoáy thức ăn, mẹ mớm thức ăn cho trẻ… những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại chính là một trong những con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày từ người này sang người khác.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn được lây nhiễm theo những con đường khác như:

  • Lây qua đường phân – miệng: Vi khuẩn Hp tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua yếu tố trung gian như: côn trùng, gián, kiến trú tại phân sau đó bám vào thức ăn. Hoặc, việc ăn những loại rau củ không đảm bảo vệ sinh khi được tưới nước phân cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
  • Lây qua đường miệng – miệng: Như đã nói, vi khuẩn Hp có thể bám tại khu vực cao răng, khoang miệng nên việc ăn uống chung đụng, hôn nhau, dùng chung đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải) đều có thể bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
  • Lây qua đường dạ dày – miệng: So với những trường hợp lây nhiễm vừa liệt kê bên trên, con đường lây nhiễm này khá hiếm gặp. Khi bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Vi khuẩn Hp từ dạ dày đi lên theo luồng hơi và tăng nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân nào hít phải luồng hơi đó.
  • Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Trường hợp này hiếm nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Nếu như bác sĩ nội soi cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp mà không vệ sinh sạch sẽ rồi tiếp tục dùng chúng cho những bệnh nhân sau đó thì nguy cơ gây lây nhiễm trực tiếp là rất lớn vì loại xoắn khuẩn này có thể tồn tại ngoài không khí khoảng 4-8 giờ đồng hồ. Vì thế, khi đi nội soi dạ dày, bạn nên chọn lựa những cơ sở khám bệnh uy tín, đáng tin cậy.

Tham khảo thêm: Vi khuẩn Hp sống được bao lâu khi ở trong và ngoài cơ thể ?

II. Một số biện pháp phòng vi khuẩn Hp lây nhiễm

Như vậy, có thể thấy vi khuẩn Hp có khả năng lây lan qu con đường ăn uống (phổ biến nhất), ngoài ra chúng còn lây nhiễm theo con đường ăn uống, vệ sinh không sạch sẽ hay qua thủ thuật nội soi. Hiểu được điều trên, ngay từ bây giờ, bạn nên có ý thức áp dụng những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp cho người xung quanh.

vi khuẩn hp có lây không
Một số biện pháp phòng vi khuẩn Hp lây nhiễm.
  • Không ăn uống “chung đụng” – gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén, dùng đũa chọc ngoáy vào thức ăn.
  • Đối với trường hợp bố, mẹ, ông, bà, anh chị… bị nhiễm vi khuẩn Hp, tránh mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như chén, đũa, bàn chải đánh răng để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Không ăn thức ăn vỉa hè, đồ ăn nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, hạn chế ăn gỏi sống, tiết canh bởi chúng không tốt cho dạ dày và tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Nguồn nước uống và sinh hoạt hằng ngày cần đảm bảo vệ sinh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt côn trùng, ruồi muỗi, tắm cho động vật nuôi trong nhà. Khi chưa ăn nên dùng lồng bàn đậy thức ăn lại để tránh thức ăn bị côn trùng xâm nhập.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường của cơ thể. Nếu kết quả xét nghiêm dương tính với vi khuẩn Hp, người bệnh cần dùng thuốc theo phác đồ cụ thể của bác sĩ để tiêu diệt, từ đó tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Tóm lại, vi khuẩn Hp có khả năng lây từ người này sang người khác theo nhiều con đường, trong đó con đường ăn uống là phổ biến nhất. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, đồng thời áp dụng những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây nhiễm cho người xung quanh.

Hy vọng lời giải đáp trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về “khắc tinh” của dạ dày này. Chúc bạn sớm tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh.

Hoàng Mai

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *