Viêm loét hành tá tràng có chữa được không ?

Viêm loét hành tá tràng có chữa được không? Nhiều bệnh nhân cho rằng căn bệnh này rất khó chữa trị dứt điểm thành ra họ phải sống chung cả đời với bệnh. Ý kiến này liệu có đúng hay không, vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm loét hành tá tràng có chữa được không?

Viêm loét hành tá tràng là căn bệnh thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Bệnh có liên quan đến dạ dày và vị trí bệnh thường xuất hiện ở khu vực tá tràng phần đầu ruột non nên có tên gọi là viêm loét dạ dày hành tá tràng. Khi gặp phải căn bệnh này sẽ khiến cho người bệnh đối diện với không ít khó khăn. Tuy nhiên, nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Viêm loét hành tá tràng

Để khắc phục và loại bỏ mối nguy bệnh có thể tái phát trở lại, người bệnh nên điều trị từ căn nguyên của bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có hướng chữa viêm loét hành tá tràng tốt nhất.

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm loét hành tá tràng, người bệnh cần phải biết:

Như các bạn cũng biết, viêm loét hành tá tràng không còn là căn bệnh quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chưa xác định cụ thể nhưng các nghiên cứu chỉ ra 1 trong những nguyên nhân sau đây là yếu tố gây bệnh chủ đạo.

1/ Do chế độ ăn uống không khoa học

Người bị viêm loét hành tá tràng là do ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất cay, nóng hoặc thực phẩm chứa chất béo no hoặc thực phẩm có vị chua. Bên cạnh đó, bệnh xảy ra cũng có thể do bệnh nhân sử dụng chất kích thích như chất cồn chứa trong rượu, bia, chất kích thích chứa trong nước ngọt, cà phê,…

Mặt khác, bệnh viêm loét hành tá tràng xuất hiện là do người bệnh có thói quen ăn không đúng cách như bỏ bữa, ăn quá nhiều vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ. Hơn thế nữa, bệnh nhân ăn quá nhanh, quá vội, nhai không kỹ, cũng dẫn đến bệnh.

2/ Do vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là chủng vi khuẩn gây bệnh ở dạ dày và hành tá tràng khá phổ biến hiện nay và được các nhà nghiên cứu phát hiện vào năm 1982. Chúng xâm nhập vào dạ dày qua đường tiêu hóa và sống dạ dày và tấn công lớp niêm mạc dạ dày.

Viêm loét hành tá tràng do vi khuẩn Hp

Đồng thời, vi khuẩn Hp làm tăng khả năng điều tiết acid dịch vị trong dạ dày và làm tăng hiệu ứng ăn mòn của acid gây tổn thương niêm mạc. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể gây viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng.

3/ Do stress, căng thẳng

Hệ thần kinh căng thẳng, stress cũng chính là nguyên nhân gây bệnh viêm loét hành tá tràng. Mỗi người có sức chịu đựng căng thẳng ở mức độ nhất định, nếu người bệnh thường xuyên bị stress ghé thăm dẫn đến lượng hormone lo lắng cortisol điều tiết nhiều. Hormone này chính là nguyên nhân thúc đẩy acid dạ dày tiết ra nhiều, dẫn đến dạ lớp niêm mạc dạ dày bị thương tổn, gây bệnh.

Ngoài ra, viêm loét hành tá tràng cũng có thể do người bệnh lạm dụng thuốc Tây hoặc do mắc phải một số bệnh như đái tháo đường, xơ gan, hội chứng cushing, hạn đường huyết,…

Một số cách khắc phục bệnh viêm loét hành tá tràng hiệu quả

1/ Điều trị viêm loét hành tá tràng theo dân gian

Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian được người xưa truyền miệng để chữa viêm loét hành tá tràng, giúp giảm ngay các cơn đau do bệnh gây ra.

  • Nước muối:

Khi các triệu chứng đau nhức do bệnh viêm loét hành tá tràng gây ra ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể pha ngay cho bản thân cốc nước muối tinh với chút nước ấm và uống, cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi sau đó.

Bạc hà chữa viêm loét hành tá tràng

  • Bạc hà:

Bạc hà theo Đông y có tính ấm, nóng, rất thích hợp để điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng hiệu quả và khá an toàn với người bệnh. Các bạn chỉ cần 2 – 3 lá bạc hà đem rửa sạch và nhai sống lá bạc hà mỗi ngày, bệnh có thể cải thiện rõ ràng.

  • Nghệ

Nghệ ngoài công dụng làm đẹp ra còn được xem như chất kháng sinh giúp điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng khá tốt. Nhờ hoạt chất curcumin chứa trong nghệ giúp làm lành vết viêm loét nhanh chóng. Ngày nay, Taayy cũng sử dụng nghệ để bào chế thuốc chữa trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện như sau: Người bệnh sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong và pha thêm chút nước ấm dùng để uống sau mỗi bữa ăn. Kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận được bệnh ngày càng thuyên giảm.

2/ Xây dựng chế độ ăn khoa học

  • Người bị viêm loét hành tá tràng tốt nhất nên ăn nhiều chất xơ và vitamin A từ rau xanh, hoa quả tươi. Các hoạt chất này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, vitamin A giúp các vết loét ở hành tá tràng mau chóng lành lại.
  • Hơn nữa, bệnh nhân cần ăn nhiều sữa chua để cung cấp hệ probiotics (hệ khuẩn có lợi cho đường ruột), giúp cân bằng hệ khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày, tá tràng.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên ăn những thực phẩm có tính hút acid như bánh mỳ, bánh quy, gạo nếp,… hoặc những loại thức ăn lỏng tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Mặt khác, người bệnh cũng cần hạn chế thức ăn cay, đồ cứng, trái cây hoặc đồ ăn có vị chua như dưa chua, thịt muối, cam, bưởi,… Ở một số trường hợp, thực phẩm chứa vitamin C rất tốt cho sức khỏe nhưng những người bị viêm dạ dày, hành tá tràng không nên sử dụng nhiều, dễ làm tăng acid dạ dày, gây viêm loét nặng.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt những ai có thói quen hút thuốc lá nên từ bỏ, bởi chất nicotin trong khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh chuyển biến xấu.
  • Thay vào việc nên ăn gì và không ăn gì, bệnh nhân cũng cần có thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội và cần nghỉ ngơi sau khi ăn để dạ dày có thời gian tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

Với bài viết này hy vọng bạn đọc không còn thắc mắc với câu hỏi viêm loét hành tá tràng có chữa được không? Chúc các bạn mau khỏe!

→ Có thể bạn quan tâm:

Ẩn

Bình luận

  1. Trường Trả lời

    Bạn dùng thuốc của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc đi, Bài thuốc đó tôi đang dùng thấy rất được

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *