Cách phân biệt đau dạ dày với các dạng đau bụng khác

Đau bụng do bệnh đau dạ dày có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để phân biệt đau dạ dày với các dạng đau bụng khác? 

Bụng là phần ở bụng, được tính từ mũi ức xuống đáy bụng. Bụng được phân thành 2 vùng chính là vùng hạ vị (dưới rốn) và vùng thượng vị (trên rốn). Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan thuộc:

  • Hệ tiêu hóa: Dạ dày, Tá tràng, gan, tuỵ tạng, lách, ruột (đại tràng, ruột non, trực tràng, mạc treo, hậu môn), hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật).
  • Hệ tiết niệu: niệu quản, thận, bàng quang.
  • Hệ sinh sản: tử cung, vòi trứng, buồng trứng, âm đạo ở nữ giới.

Một số cơn đau bụng có thể chỉ là dấu hiệu của việc ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm sinh hơi. Đối với trường hợp này, cơn đau chỉ kéo dài khoảng vài tiếng là dứt.

Hoặc, khi một cơ quan trong hệ thống trên gặp trục trặc, triệu chứng biểu hiện dễ nhận biết nhất là đau bụng. Tuy nhiên, cơn đau bụng do các bệnh lý dạ dày có điểm gì khác biệt với những bệnh lý khác? Làm thế nào để có thể phân biệt? Nếu như đang tồn tại nghi vấn trên, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để được giảm đáp thắc mắc.

I. Phân biệt đau dạ dày với những dạng đau bụng khác

Như đã nói, bụng là nơi tập trung nhiều hệ cơ quan. Các hệ cơ quan lại phân bố tại những vị trí khác nhau. Vì vậy, dựa trên vị trí cơn đau, chúng ta có thể tự chẩn đoán bệnh mình đang mắc phải.

Phân biệt đau dạ dày với các dạng đau bụng khác
Vị trí đung bụng “dự báo” những bệnh bạn mắc phải.

1. Đau giữa bụng hoặc đau trên rốn

Khu vực giữa bụng, trên rốn một là vị trí của dạ dày. Nếu như cơn đau xuất hiện tại khu vực này thì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, thủng dạ dày.

2. Đau bụng quanh rốn

Cũng là cơn đau bụng nhưng đau quanh rốn thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm ruột non. Nếu cơn đau quanh rốn từ từ lan sang bụng dưới bên phải, đau mạnh, dữ dội thì rất có thể bạn bị đau ruột thừa, cần sớm thực hiện phẫu thuật cắt bỏ, tránh để ruột thừa vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn, cơn đau lan sang hai bên kèm theo một số triệu chứng: đầy hơi, đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy từng cơn… là biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa. Đối với nữ giới, đau bụng dưới rốn có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh hoặc một số bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm buồng trứng, cổ tử cung…

4. Đau bụng bên trái

Rối loạn đại tràng, u nang buồng trứng, viêm phần phụ trái… khiến người bệnh cảm thấy đau tại phần bụng bên trái. Mặc dù bệnh không phổ biến nhưng bạn cũng cần đặc biệt cảnh giác.

Tham khảo thêm: Nguyên nhân của hiện tượng đau bụng dưới bên trái

5. Đau bụng bên phải, dưới sườn

Đau bụng dưới sườn bên phải là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh về gan như: xơ gan, gan nhiễm độc, suy gan. Nếu cơn đau bụng có tính chất dữ dội, đau lan sang bên phải, xuyên ra sau lưng thì khả năng cao bạn bị viêm tụy, viêm tá tràng hoặc viêm túi mật. Nếu cơn đau bụng kèm theo chứng chường bụng, bụng phình to thì khả năng lớn là bạn đã mắc chứng xơ gan cổ trướng.

II. Nhận diện đau bụng do bệnh lý dạ dày gây nên

Đau dạ dày là tên gọi chung của những thương tổn tại khu vực dạ dày đã được biểu hiện ra triệu chứng. Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đau dạ dạ dày bởi có đến hơn 90% người mắc phải.

đau bụng do bệnh đau dạ dày
Nhận diện đau bụng do bệnh lý dạ dày gây nên.

Xét về vị trí đau: Cơn đau bụng do bệnh về dạ dày thường xuất hiện tại khu vực bụng giữa và thượng vị (trên rốn, dưới xương ức).

# Xét về tính chất cơn đau: Cơn đau bụng do bệnh đau dạ dày có thể diễn ra âm ỉ hay dữ dội. Tính chất cơn đau không phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường, với những đợt viêm, loét dạ dày cấp tính, người bệnh đau bụng quằn quại, còn trong những đợt mạn tính, cơn đau có tính chất âm ỉ nhưng kéo dài.

# Đặc điểm cơn đau:

  • Khác với những dạng đau bụng khác, đau bụng do bệnh về dạ dày có tính chất chu kì. Cơn đau xuất hiện khi đói, khi ăn no. Một thời tiết thay đổi từ thu sang đông cũng gây đau bụng.
  • Cảm giác đau bụng có thể thuyên giảm sau khi ăn hoặc dùng một số thuốc giảm đau trung hòa axit dạ dày.
  • Cơn đau bụng do đau dạ dày thường kèm với một số triệu chứng đi kèm khác như: ợ hơi, ợ nóng, mệt mỏi, chán ăn. Đối với trường hợp viêm loét dạ dày cấp tính, người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn. Trong trường hợp viêm loét nặng, cơn đau bụng có thể đi kèm với một số biểu hiện xuất huyết tiêu hóa như: nôn ra máu đỏ hoặc đi ngoài phân màu đen.

Để phát hiện chính xác đau bụng có phải xuất phát từ nguyên nhân dạ dày gặp “trục trặc”, bạn nên đến cơ sở y tế để được nội soi, làm sinh thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định biện pháp xét nghiệm xem bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày – thủ phạm hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày hay không, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời.

Trên đây, bài viết vừa cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bạn phân biệt đau dạ dày với các dạng đau bụng khác dựa trên vị trí, tính chất, đặc điểm cơn đau. Hy vọng nhưng thông tin trên sẽ giúp bạn nắm chẩn đoán được vấn đề mình đang mắc phải, từ đó chủ động hơn trong việc tìm biện pháp giải quyết, khắc phục.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *