Bác sĩ Trịnh Liên Việt – Xứng danh Người thầy thuốc của nhân dân
Thành công của người thầy thuốc không chỉ tính bằng số lượng bao nhiêu bệnh nhân đã từng điều trị, bao nhiêu công trình nghiên cứu y khoa, dược khoa đã được thực hiện, mà trên hết đó là nụ cười, là tình cảm và sự tin yêu của người bệnh dành cho mình. Với lương y, bác sĩ CK I Trịnh Liên Việt cũng vậy, chưa bao giờ bà đong đếm mình đã từng chữa bệnh cho bao nhiêu người, chỉ biết rằng, hạnh phúc đối với người thầy thuốc ấy vẫn luôn vui khi bệnh nhân của bà có được sức khoẻ và niềm vui để tận hưởng cuộc sống.
Bác sĩ Trịnh Liên Việt – Xứng danh Người thầy thuốc của nhân dân
Bác sĩ CK I Trịnh Liên Việt sinh năm 1959, Nguyên Trưởng khoa YHCT, Vật lí trị liệu, phục hồi chức năng bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Không chỉ nổi tiếng là một bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm, luôn tận tụy với nghề, bác sĩ Trịnh Liên Việt còn được biết đến là một thầy thuốc có tấm lòng thiện nguyện cao cả.
Bổn phận và trách nhiệm của người bác sĩ là cống hiến và giúp đỡ cho người khác. Suốt sự nghiệp hơn 30 năm trong nghề, bác sĩ Việt luôn tâm niệm điều này. Bởi vậy, dù công việc của một trưởng khoa tại bệnh viện luôn bận rộn 24/7, ít thời gian dành cho bản thân và gia đình nhưng bác sĩ lại tận dụng chính thời gian hiếm hoi đó để thực hiện những chương trình khám chữa bệnh thiện nguyện.
Bác sĩ Trịnh Liên Việt thường xuyên tham gia những buổi khám chữa bệnh tình thương tại các ngôi chùa ngoại thành tp Hồ Chí Minh. Bác sĩ phối hợp cùng một số bác sĩ khác và những Mạnh thường quân tổ chức khám và phát thuốc miễn phí.
Bác sĩ Trịnh Liên Việt đang khám bệnh cho bệnh nhân
Bệnh nhân của bác sĩ Việt là những người lao động nghèo, những cụ già neo đơn, người làm nghề xe ôm, bán vé số dạo, là ông thương binh, là chị thu mua đồng nát hay cả những đứa trẻ lang thang dưới gầm cầu…
Không chỉ tham gia các buổi khám bệnh được tổ chức định kỳ, bản thân bác sĩ Việt còn nhiều lần đến khám và chữa trị miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Như là trường hợp ông thương binh Mai Văn Bách, 72 tuổi. Ông Bách sống trong một căn chòi nhỏ ven sông Sài Gòn, không người thân, ông sửa se đạp và bán nước kiếm sống qua ngày. Di chứng bom đạn trong thời chiến và căn bệnh thoát vị đĩa đệm hành hạ ông liên tục. May mắn ông được bác sĩ Việt quan tâm thường xuyên đến thăm khám và biếu ông thuốc. Nhờ vậy, bệnh của ông đỡ hơn rất nhiều.
Ông Bách tâm sự: “Trước tôi đau mà không thể tự đến bệnh viện được, nhờ bà con xung quanh nhiều cũng ngại. Sau này bác sĩ Việt đến tận nhà khám cho tôi, bác sĩ nói thương tôi neo đơn nên ưu tiên (cười). Bác sĩ tốt lắm, đã khám, cho thuốc rồi thi thoảng còn biếu tôi quà nữa. Thực sự là tri ân.”
Hay trường hợp vợ chồng cô Sương và chú Nam sống trong xóm nghèo ở phường 21, quận Bình Thạnh. Chú bị hen phế quản vẫn hàng ngày đi bán vé số dạo mưu sinh, còn cô bị thoái hoá khớp gối đi lại khó khăn nên ở nhà cơm nước. Cả hai vợ chồng đều không có lương hưu, không bảo hiểm, vì thế không bao giờ dám đi bệnh viện, mỗi khi bệnh tái phát chỉ dám ra hiệu thuốc mua vài viên giảm đau cấp. Biết được hoàn cảnh đặc biệt của gia đình này, bác sĩ Việt đã mua bảo hiểm y tế cho cả hai vợ chồng để vơi bớt khó khăn khi đi khám bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ vẫn thương xuyên đến khám và theo dõi sức khoẻ của cô Sương, chú Nam.
“Sống đến gần cuối cuộc đời, chúng tôi không ngờ gặp được người tốt như bác sĩ Việt. Mỗi lần bác sĩ đến không chỉ khám cho vợ chồng tôi mà còn khám và phát thuốc cho nhiều nhà trong xóm này. Từ khi có bác sĩ, bệnh của chúng tôi đỡ hẳn. Nghe nói trước kia bác sĩ làm Trưởng khoa ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hiện nay bác sĩ công tác tại Trung tâm Thuốc dân tộc gì đó ở bên quận Phú Nhuận. Người giỏi và chức cao vậy mà vẫn để ý thương tới chúng tôi, quả thật không biết nói lời nào ngoài lời cảm ơn chân thành tới bác sĩ.” Cô Hoa chia sẻ.
Còn nhiều lắm những hoàn cảnh khó khăn bệnh tật được bác sĩ Việt giúp đỡ mà chúng tôi không thể liệt kê hết ở đây. Chỉ biết rằng, với những người bệnh được bà chăm sóc, mối quan hệ không đơn thuần là bác sĩ – bệnh nhân mà hơn hết đó là tình người, là sự đồng cảm và sẻ chia.
Tấm lòng thiện nguyện của bác sĩ Trịnh Liên Việt đã cảm động tới mọi người. Rất nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm đã tìm đến bác sĩ để quyên góp kinh phí, thuốc men cùng nhiều hiện vật có giá trị, cùng bác sĩ chuyển tới tận tay cho những người dân nghèo.
Tâm sự với chúng tôi, bác sĩ Ngô Thị Thảo Tâm (Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc, chi nhánh tp Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi may mắn được làm việc với bác sĩ Trịnh Liên Việt. Là thế hệ gạo gội của y học cổ truyền Việt Nam, bác sĩ Việt không chỉ truyền lại cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chuyên môn, mà còn dạy cho chúng tôi hiểu được ý nghĩa thực sự của nghề thầy thuốc là gì. Đó là không quan trọng bệnh nhân của mình là ai, chỉ cần thấy họ vơi bớt đau đớn bệnh tật, khoẻ mạnh hơn thì đó là niềm vui, là hạnh phúc của người thầy thuốc. Chính bác sĩ Liên là người đã phát động và thúc đẩy phong trào nhân đạo từ thiện, vì trách nhiệm xã hội của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc hoạt động tốt hơn, thường xuyên và sôi nổi hơn.”
Hạnh phúc không thực sự có được khi chỉ sống cho riêng mình
Suốt hơn 30 năm công tác tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, những tưởng về hưu cũng là lúc an hưởng tuổi già. Nhưng đối với bác sĩ Trịnh Liên Việt lại khác, nghỉ hưu không phải là kết thúc sự nghiệp, mà đó chỉ đánh dấu một bước ngoặt mới. Sau khi rời bệnh viện, bác sĩ nhận lời công tác tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc chi nhánh tp.Hồ Chí Minh, nơi một lần nữa bà được thoả mãn niềm đam mê với nghề.
Ở môi trường mới, bà được cùng với các đồng nghiệp nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh mới, phương thuốc mới đáp ứng tốt hơn với bệnh nhân. Dù công tác tại Trung tâm chưa lâu, nhưng bác sĩ Trịnh Việt Liên đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như thoái hoá khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp dạng thấp, viêm đại tràng, dạ dày,…giảm và thoát bệnh hoàn toàn.
Hạnh phúc không thực sự có khi chỉ sống cho riêng mình, bởi vậy, bác sĩ Việt không ngại chia sẻ kinh nghiệm đúc rút qua hơn 30 năm khám chữa bệnh cho thế hệ sau; không ngại đến với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ. Đó là hạnh phúc của bà – người thầy thuốc xứng tài đức vẹn toàn.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để gió cuốn đi…”. Xin được mượn câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khép lại bài viết nói về vị bác sĩ có tấm lòng cao cả, xứng đáng là thầy thuốc của nhân dân – Bác sĩ CK I Trịnh Liên Việt. Chúc cho tấm lòng đó “để gió cuốn đi” ngày càng xa hơn nữa để lan toả niềm vui và hạnh phúc đến mọi người.
_Đức Trung – SK&ĐS_
CHIA SẺ THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Comments are closed.